Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp xã pắc ngà huyện bắc yên tỉnh sơn la (Trang 29)

3.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Chọn điểm nghiên cứu đại diện cho các vùng kinh tế nông nghiệp của xã. Những điểm được chọn là những bản có đặc điểm về đất đai, địa hình, tập quán canh tác, hệ thống cây trồng có lợi thế về sản xuất nông nghiệp hàng hóa khác nhau trên địa bàn xã. Trên cơ sở đó để đảm bảo tính khách quan của đề tài tôi tiến hành chọn 03 bản đại diện: Bản Lừm Hạ, bản Ảng và bản Nà Sài.

Chọn các hộ điều tra đại diện cho các bản theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Các hộ được điều tra là các hộ tham gia trực tiếp vào sản xuất nông nghiệp trên 03 bản đại diện. Tiến hành điều tra 20 hộ gia đình sản xuất nông nghiệp của mỗi bản trong tổng số 60 phiếu điều tra.

3.3.2. Phương pháp thu thập các số liệu, tài liệu * Số liệu thứ cấp

Thu thập từ các cơ quan: Ủy ban nhân dân xã Pắc Ngà.

Thu thập bằng phương pháp điều tra nông hộ: ở mỗi thôn bản, tiến hành điều tra nông hộ theo phương pháp chọn mẫu có hệ thống, thứ tự lấy mẫu là ngẫu nhiên, tổng số hộ điều tra là 20 hộ.

3.3.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu

Trên cơ sở số liệu tài liệu thu thập được, chúng tôi tiến hành tổng hợp, phân tổ thành nhiều loại khác nhau: Loại cây trồng, các khoản chi phí, tình hình tiêu thụ ... Dựa trên cơ sở các chỉ tiêu: Số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, phân tích so sánh để biết được sự biến động qua các năm để rút ra kết luận.

Các số liệu được thống kê, kết quả được trình bày bằng các bảng biểu số liệu.

3.3.4. Các phương pháp khác

+ Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo, tham khảo ý kiến của các chuyên gia, cán bộ lãnh đạo phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, các nông dân sản xuất giỏi để đề xuất hướng sử dụng đất và đưa ra các giải pháp thực hiện.

+ Phương pháp dự báo: Các đề xuất được dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài và những dự báo về nhu cầu của xã hội và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật nông nghiệp.

PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Pắc Ngà

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Pắc Ngà là một xã vùng III của Huyện Bắc Yên cách trung tâm huyện lỵ 70 km. Đường giao thông đi lại, thông tin liên lạc từ xã đến Huyện gặp nhiều khó khăn. Xã có 11 bản với 1.021 hộ, 5.620 nhân khẩu, 100% là dân tộc Thái, có diện tích tự nhiên là 6.505,8 ha.

- Phía Đông giáp xã Hang Chú, huyện Bắc Yên;

- Phía Tây giáp các xã Tà Hộc, xã Chiềng Chăn, huyện Mai Sơn; - Phía Nam giáp xã Chim Vàn, huyện Bắc Yên;

- Phía Bắc giáp với các xã Chiềng Hoa, Chiềng Công, huyện Mường La Xã có vị trí rất quan trọng trong chiến lược an ninh quốc phòng của Huyện, là xã nằm dọc sông Đà với chiều dài khoảng 12 km, có điều kiện giao lưu kinh tế, dịch vụ thương mại, văn hóa,…với các vùng trong và ngoài Huyện nhất là về đường sông, góp phần nâng cao giá trị thu nhập của xã và nhu cầu trao đổi hàng hóa của nhân dân.

4.1.1.2. Địa hình

Xã có địa hình khá phức tạp, độ chênh cao, độ dốc lớn, độ cao từ 116 m đến 2.069 m, bao gồm 3 dạng địa hình chính:

– Địa hình đồi núi thấp có độ cao từ 116 m đến 700 m so với mực nước biển, dạng địa hình này tập trung ở khu vực giáp sông Đà thuộc các bản: Tà Ỉu, Lừm Hạ, Pắc Ngà.

– Địa hình đồi núi có độ cao từ 700 m đến 1.400m so với mực nước biển, dạng địa này phân bố ở các khu vực giáp xã Chiềng Hoa, khu trung tâm xã thuộc bản: Lừm Thượng, Noong Cóc, Nà Phai, bản Ảng, bản Bước, Nà Sài.

– Địa hình đồi núi có độ cao từ 1.400 m đến 2.069 m so với mực nước biển, dạng địa hình này phân bố ở khu vực giáp xã Hang Chú.

4.1.1.3. Khí hậu, thời tiết

Do đặc điểm của địa hình nên khí hậu của xã Pắc Ngà mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi, được chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

- Nhiệt độ trung bình năm 22°C;

- Tổng lượng mưa trung bình 1.500 mm/năm, mưa tập trung vào các tháng 6, 7, 8 với lượng mưa chiếm khoảng 85% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô lượng mưa nhỏ chiếm khoảng 15% tổng lượng mưa cả năm;

- Độ ẩm trung bình là 80%.

4.1.1.4. Thùy văn

Xã có hệ thống thùy văn, khá phong phú, ngoài sông Đà chảy qua địa bàn với chiều dài 12 km còn có các con suối chính:

- Suối Lừm chạy từ xã Chiềng Công, huyện Mường La qua các bản Lừm Thượng, Noong Cóc, Nà Phai, Lừm Hạ rồi đổ ra sông Đà với chiều dài khoảng 5 km, có nước quanh năm, lưu lượng nước lớn, tốc độ dòng chảy mạng.

- Suối Pắc Ngà hợp lưu từ 2 nhánh suối chảy từ bản Bước và bản Nà Sài qua bản Pắc Ngà rồi chảy ra sông Đà với chiều dài khoảng 4 km. Tốc độ dòng chảy trung bình.

Ngoài ra còn các nhánh suối nhỏ, các khe như: Suối Ắng, suối Ái, suối Nà Sái, lưu lượng nước không lớn. Tuy nhiên các yếu tố địa hình nên khả năm khai thác nguồn nước cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt và sảng xuất của nhân dân trong vùng là rất hạn chế.

4.1.1.5. Tài nguyên có trong xã

* Tài nguyên nước

- Nước mặt: Đây là nguồn nước quan trong cung cấp nước cho sản xuất sinh hoạt của dân cư. Nước mặt chủ yếu là nước mưa được lưu giữ trong các ao, ruộng và hệ thống suối, chất lượng nước tương đối sạch. Tuy nhiên nguồn nước mặt phân bố không đông đều giưa các vùng, giữa mùa mưa và mùa khô và do điều kiện địa hình nên khả năng cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt thường rất khó khăn.

- Nước ngâm: Nguồn nước ngầm của xã hiện tại chưa có điều kiện thăm dò, khảo sát đầy đủ. Song qua khảo sát sơ bộ một số bản trong xã thì ngầm đã được nhân dân khai thác hiệu quả tương đối để phục vụ cho sinh hoạt bằng các hình thức giếng đào, xây dựng hệ thống ống dân từ các mó nước.

* Tài nguyên đất

Theo kết quả tổng hợp từ bản đồ thổ nhưỡng bản đồ tỉnh Sơn La 1:100.000 trên địa bàn xã Pắc Ngà có các nhóm đất chính như sau:

– Đất feralit mùn đỏ vàng trên đá phiến chất (Fj): Diện tích khoảng 3.903 ha (chiếm khoảng 60% diện tích tự nhiên) phân bố khu vực đồi núi cao từ 1.000 m đến 1.700 m so với mực nước biển. Loại đất này thích hợp với các loại đất lâm nghiệp.

– Đất feralit mùn đỏ nâu trên đá vôi (Fv): Diện tích khoảng 1.301 ha, phân bố trên các khu vực đồi núi cao trên 700 m, loại đất này thích hợp với các cây hàng năm và cây lâu năm.

– Đất mùn vàng nhạt trên đá phiến sét (Hs): Diện tích khoảng 975 ha, phân bố trên khu vực đồi núi cao trên 1.800 m, loại đất này thích hợp cho loại cây lâm nghiệp.

Ngoài ra còn có đất dốc tụ (Ld): Diện tích khảng 326,8 ha, loại đất này thích hợp với các loại cây hàng năm như: Lúa, Ngô.

* Tài nguyên rừng

Tài nguyên rừng của xã hiện có 2.096,71 ha, những năm qua do nạn chặt phá đất rừng làm nương nên hiện là rừng phục hồi sau khai thác trữ lượng thấp.

Tập đoàn cây rừng hiện còn chủ yếu là cây gỗ tạp như: rùm, kháo, tre, luồng, cây lùm bụi, cỏ, các loại gỗ quỹ như: trò, dổi, nhiễn, linh hương, lác hầu như không còn. Động vật có cáo, sóc, nai, lợn rừng, gà rừng,...

* Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn xã có mỏ hì tại bản Nà Sài. Tuy nhiên chưa được thăm dò, khảo sát cụ thể nên chưa thể đánh giá chính xác chất lượng ngoài ra còn, nguồn đá vôi, do phân bố không tập trung nên việc khai thac rất khó khăn.

*Tài nguyên nhân văn

Xã Pắc Ngà nằm trong vùng đất cổ hình thành và phát triển sớm, vơi truyền thống văn hóa đặc sắc lâu đời, gắn liền với truyền thống kiên cường trong đấu tranh cách mạng. Trên địa bàn xã có một dân tộc sinh sống là dân tộc Thái, luôn đoàn kết, gắn bó và vẫn giữ nét đặc trưng riêng trong đời sóng văn hóa. Với những điệu “khắp”, tài đan lát, dệt thổ cẩm,...Đống go9ps không nhỏ cho kho tàng dân tộc.

4.1.2.Hiện trạng sử dụng đất

- Theo số liệu thống kê năm 2012 của xã cho thấy toàn xã đã đưa vào sử dụng được 4.443,11 ha (bao gồm: 4.092 ha đất nông nghiệp và 351,11 ha đất phi nông nghiệp) trong tổng số 6.505,8 ha đất tự nhiên, chiếm 68,30% tổng diện tích tự nhiên. Diện tích đất chưa sử dụng chiếm 31,70% cần được đưa vào sử dụng trong thời gian tới.

Cơ cấu sử dụng đất phân theo các nhóm đất chính của xã Pắc Ngà được thể hiện theo biểu đồ sau:

Biểu 1 Cơ cấu cấu các loại đất xã Pắc Ngà

62,90%

31,70% 5,40%

Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng

Qua biểu đồ chúng ta có thể nhận thấy rằng trong những năm qua Pắc Ngà đã sử dụng tương đối triệt để vốn đất đai hiện có tại địa phương. Xu hướng sử dụng đất của xã trong những năm trở lại đây đang là tăng dần tỷ lệ đất nông

nghiệp và cố gắng cải tạo, sử dụng triệt để vốn đất chưa sử dụng. Đây cũng là một xu hướng khá phù hợp của một xã thuần nông cũng như với tốc độ “Công nghiệp hoá - hiện đại hoá” ngày càng nhanh như hiện nay.

*Nhóm đất nông nghiệp

Bảng 1: Hiện trạng đất nông nghiệp xã Pắc Ngà

Loại đất Diện tích

(ha)

Cơ cấu theo loại đất (%)

Tổng số 4.092,00 100,00

1. Đất sản xuất nông nghiệp 1.994,89 48,75

1.1 Đất trồng cây hàng năm 1.758,59 88,15 1.1.1. Đất trồng lúa 176,35 10,03 –Đất trồng lúa nƣớc 96,94 54,97 – Đất trồng lúa nƣớc còn lại 9,41 5,34 – Đất trồng lúa nƣơng 70,00 39,69 1.1.2. Đất trồng cây hàng năm khác 1.582,24 89,97 – Đất nương rây trồng cây HN khác 1.582,24 100,00 1.2. Đất trồng cây lâu năm 236,30 11,85

– Đất trồng cây ăn quả lâu năm 137,56 58,21

– Đất trồng cây lâu năm khác 98,74 41,79

2. Đất lâm nghiệp 2.086,71 50,99

2.1. Đất rừng sản xuất 777,09 37,24

2.2. Đất rừng phòng hộ 1.309,62 62,76

3. Đất nuôi trồng thủy sản 10,40 0,26

(Nguồn: Ban địa chính xã Pắc Ngà)

Số liệu thống kê diện tích đất tự nhiên của toàn xã năm 2012 được thể hiện ở bảng 1 cho thấy: Diện tích đất nông nghiệp là 4092,00 ha, chiếm 62,9% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó đất lâm nghiệp chiếm diện tích lớn nhất với 2.086,71 ha, chiếm 50,99%. So với năm 2006 thì diện tích đất nông nghiệp của xã

tăng 321,25 ha (Năm 2006 diện tích đất nông nghiệp là 3770,75 ha). Nguyên nhân là do đất dốc, khó canh tác và nghèo chất dinh dưỡng nên người dân đã khai hoang, chủ động tích nước trong các ao, hồ và mùa khô.

*Nhóm đất phi nông nghiệp

Diện tích 351,11 ha, chiếm 5,4% diện tích tự nhiên và chiếm 7,72% diện tích đất đang sử dụng, trong đó:

Bảng 2: Hiện trạng đất phi nông nghiệp

Loại đât Diện tích

(ha)

Cơ cấu theo loại đất (%)

Đất phi nông nghiệp 351,11 100,00

– Đất ở 2,78 7,92

– Đất chuyên dùng 27,11 7,72

– Đất nghĩa trang, nghĩa đia 1,12 3,19

– Đất sông suối và mặt nƣớc chuyên dùng 2,85 81,17

(Nguồn: Ban địa chính xã Pắc Ngà)

*Nhóm đất chưa sử dụng

Diện tích 2.062,69 ha , chiếm 31,71% diện tích tự nhiên.

4.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội

4.1.3.1. Dân số, lao động và việc làm.

Năm 2012, dân số có 5.620 nhân khẩu với 1.021 hộ. Mật độ dân số bình quân toàn xã là 86 người/km2, phân bố không đồng đều tại 9 bản, chủ yếu tập trung ở các bản Lừm Thượng (320 hộ), bản Pắc Ngà (147 hộ). Tỷ lệ tăng dân số năm 2012 la 1,7%.

Tổng số lao động nông nghiệp toàn xã là 2.798 người. Chất lượng lao động nông nghiệp nhìn chung còn thấp, do vậy việc nắm bắt khoa học kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất gặp rất nhiều khó khăn.

Việc làm và thu nhập: trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, UBND xã cùng với sự nỗ lực vượt bậc của nhân dân, nền kinh tế của xã đã có những chuyển biến tích cực, tạo nhiều việc làm cho lao động trong xã như

đánh bắt thủy sản, trồng rùng sản xuất, dịch vụ,... đời sống nhân dân được cải thiện. Năm 2012, số hộ nghèo giảm xuống còn 306 hộ (theo tiêu chí mới),

chiếm 30% tổng số hộ trong xã. Thu nhập bình quân đầu người/ năm đạt trên 8 triệu đồng.

4.1.3.2. Giáo dục, y tế.

*Giáo dục:

Hệ thống giáo dục đào tạo trong những năm qua đã được đầu tư về cơ sơ vật chất, phong trào xóa nhà tạm, phòng học tạm được thực hiện tốt, đáp ứng cơ bản nhu cầu học tập của con em trong xã, chất lượng giáo dục ngày một nâng cao, tỷ lệ học sinh đến lớp bậc THCS đạt 95%, tỷ lệ tột nghiệp đạt 88%; Bậc tiểu học tỷ lệ học sinh đến lớp và tốt nghiệp đạt 100%. Năm học 2012 – 2013 toàn xã có:

– Bậc THCS gôm 01 nhà xây 2 tầng với 10 phòng học, 9 lớp, 268 học sinh, 19 giáo viên.

– Bậc Tiểu học, Mầm non và các lớp căm bản gồm 01 nhà xây 2 tầng, 8 phòng học kiên cố, 22 phòng học tạm, 41 lớp, 904 học sinh, 49 giáo viên.

* Y tế

Trong những năm qua công tác y tế đã được quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất và trang thiết bị, thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Hiện nay trên địa bàn xã có 01 trạm xá và 5 giường bệnh, 02 y sỹ và 01 nữ hộ sinh. Chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên, các dịch bệnh nguy hiểm giảm đáng kể. Công tác phòng chống dich bệnh đã được tổ chức thực hiện tốt trên địa bàn xã, hầu hết trẻ em dưới 1 tuổi đều được tiêm chủng các loại vắc-xin và phòng chống suy dinh dưỡng.

Tuy nhiên công tác y tế của xã còn gặp nhiều khó khăn, cơ sơ vật chất còn thiếu thốn, thiếu bác sỹ giỏi, khả năng khám chữa bệnh chỉ dùng lại ở mức khám chữa bệnh thông thường.

4.1.3.3. Cơ sở hạ tầng

* Giao thông:

– Đường bộ: Toàn xã hiện có 9/9 bản có đường ôtô đến trung tâm bản với 20 km đường giao thông, bao gồm các tuyến:

+ Tuyến giao thông liên xã từ Chim Vàn đến trung tâm xã, dài 7 km, rộng 5 m đường đất, chất lượng đường xấu.

+ Tuyến đường từ trung tâm xã đi bản Tà Ỉu dài 4 km, rộng 4 m đường đất, chất lượng đường xấu.

+ Tuyến đường từ trung tâm bản đi bản Nà Sài, dài 4,5 km, rộng 4 m, đường đất, chất lượng xấu.

+ Tuyến đường từ bản Noong Cóc đi bản Lừm Hạ, dài 2 km, rộng 3 m, đường đất chất lượng xấu.

H nh 1: Một đoạn đƣờng ở xã Pắc Ngà

Ngoài ra, còn các tuyến đường đi các khu vực sản xuất với tổng chiều dài khoảng 30 km. Toàn bộ hệ thống giao thông trên địa bàn xã là đường đất, chất lượng đường xấu, mùa mưa các phương tiên giao thông không lưu thông được.

– Giao thông thủy: Xã có sông Đà chảy qua địa bàn với chiều dài khoảng 12 km, đây là tuyến giao thông mà hàng năm vận chuyển khối lượng rất lớn hàng hóa và người của xã. Tuy nhiên vào mùa mưa tốc độ dòng chảy mạnh nên phần lớn các loại phương tiện có trọng tải lớn không lưu thông được.

*Thủy lợi, nước sinh hoạt

– Thủy lợi: Toàn xã hiện có khoảng 1,5 km tuyến mương và đập bê tông của công trình thủy lợi Lừm Thượng và Noong Cóc, đảm bảo đủ nước tưới cho diện tích lúa nước của 2 bản. Công trình thủy lợi đã góp phần đáng kể trong

việc khuyến khích khai hoang, mở rộng diện tích đất lúa nước, thâm canh tăng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp xã pắc ngà huyện bắc yên tỉnh sơn la (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)