Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu Hoàn thiện khung pháp lý về quản trị công ty đại chúng ở việt nam (Trang 33)

Đứng trên quan điểm của “người được thông tin đầy đủ ở mức hợp lý” (tức tổ chức/ cá nhân quan tâm đến công ty có thể tìm kiếm và thu thập thông tin được dễ dàng, bất kể mục đích tiếp cận thông tin là gì), tác giả tiến hành đánh giá tình hình quản trị công ty của các doanh nghiệp được điều tra dựa trên các nguồn thông tin công bố tại thời điểm 31/12/2013, bao gồm các báo cáo định kỳ/ bất thường theo quy định tại Thông tư 52/2012/TT-BTC, Điều lệ công ty và các tài liệu khác được công bố trên website của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và Hồ Chí Minh, các phương tiện công bố thông tin đại chúng khác.

2.1.2 Phương pháp phân tích

Tác giả thực hiện nghiên cứu độc lập để đánh toàn diện về khung pháp lý quản trị công ty đại chúng. Dựa trên bảng hỏi được IFC sử dụng trong điều tra khảo sát năm 2012, tác giả tự xây dựng bảng tổng hợp về quản trị công ty, bao gồm: thang điểm, tiêu chí chấm cho từng thang điểm ở mỗi câu hỏi, nguồn thu nhập thông tin để đánh giá, quy trình đánh giá và trọng số cho từng lĩnh vực trong năm lĩnh vực quản trị công ty của OECD:

- Đảm bảo cơ sở cho một khuôn khổ quản trị công ty có hiệu quả: Khuôn khổ quản trị công ty phải thúc đẩy các thị trường minh bạch và hiệu quả, phù hợp với pháp luật và xác định rõ sự phân công trách nhiệm của các nhà giám sát, quản lý và thực thi pháp luật.

- Quyền của cổ đông và các chức năng sở hữu chủ yếu: Khuôn khổ quản trị công ty cần bảo vệ và thúc đẩy việc thực hiện các quyền của cổ đông.

- Đối xử bình đẳng với cổ đông: Khuôn khổ quản trị công ty cần đảm bảo đối xử công bằng với tất cả các cổ đông, các cổ đông thiểu số và cổ đông là người

34

nước ngoài. Tất cả các cổ đông phải có cơ hội được bồi thường trong trường hợp quyền của họ bị vi phạm.

- Vai trò của cổ đông trong quản trị công ty: Khuôn khổ quản trị công ty cần công nhận các quyền của cổ đông theo quy định pháp luật hoặc thông qua các thỏa thuận chung và khuyến khích sự hợp tác tích cực giữa công ty và cổ đông trong việc tạo ra của cải, việc làm và sự bền vững của các doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt.

- Công khai và minh bạch: Khuôn khổ quản trị công ty cần đảm bảo việc thông tin kịp thời và chính xác tất cả các vấn đề quan trọng liên quan đến công ty, bao gồm tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh, quyền sở hữu và quản trị công ty.

- Trách nhiệm của hội đồng quản trị: Khuôn khổ quản trị công ty cần đảm bảo định hướng chiến lược cho công ty, giám sát hiệu quả của hội đồng quản trị đối với ban giám đốc và trách nhiệm của hội đồng quản trị đối với công ty và cổ đông.

Việc chấm điểm được thực hiện dựa hoàn toàn trên các thông tin doanh nghiệp công bố công khai ra bên ngoài thông qua phương tiện công bố thông tin như: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (ssc.gov.vn), Sở Giao dịch Chứng khoán HCM (hsx.vn), Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (hnx.vn), các website củacông ty, các nguồn thông tin bao gồm: báo cáo thường niên của công ty, các báo cáo tài chính, báo cáo quản trị công ty, báo cáo kết quả của ĐHCĐ thường niên, biên bản họp ĐHCĐ thường niên, điều lệ công ty, các tài liệu, báo cáo nộp cho cơ quan quản lý.

Cơ sở xây dựng thẻ điểm:

- Các nguyên tắc về quản trị công ty của OECD. Đây là thước đo được công nhận toàn cầu về quản trị công ty.

- Luật Doanh nghiệp năm 2005, Thông tư 121/2012/TT-BTC - Những nội dung chính được sử dụng làm cơ sở đánh giá:

Quyền cổ đông

35

Vai trò của các bên có quyền lợi liên quan trong quản trị công ty

Minh bạch và công bố thông tin

Trách nhiệm của Hội đồng quản trị

Bảng 2.1. Xác định trọng số cho các lĩnh vực quản trị công ty

Đơn vị tính: %

Nội dung

Báo cáo thẻ điểm quản trị công ty năm

2012 của IFC

Thẻ điểm do tác giả tự xây

dựng

- Quyền cổ đông 15 15

- Đối xử bình đẳng với cổ đông 20 15

- Vai trò của các bên có quyền lợi liên

quan trong quản trị công ty 5 5

- Minh bạch và công bố thông tin 30 40

- Trách nhiệm của Hội đồng quản trị 30 25

Tổng cộng 100 100

Tác giả điều chỉnh lĩnh vực minh bạch và công bố công tin có trọng số cao nhất: chất lượng minh bạch và công bố thông tin ở Việt Nam hiện đang rất thấp. Đây là lĩnh vực đặc biệt quan trọng và có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả quản trị công ty và được các nhà làm luật Việt Nam đặc biệt quan tâm, có nhiều quy định điều chỉnh lĩnh vực này nhất trong 5 lĩnh vực quản trị công ty.

Cách thức tiến hành: Dựa trên tài liệu các công ty này công bố ra công chúng, tác giả tiến hành chấm điểm cho từng câu hỏi của từng lĩnh vực.

2.2 Phương pháp chấm điểm

Tác giả sử dụng bảng câu hỏi và 04 tháng điểm đánh giá - Chấp hành thông lệ tốt: 3 điểm

36

- Tuân thủ một phần: 1 điểm

- Hoàn toàn không tuân thủ: 0 điểm

Trên cơ sở các thông tin được doanh nghiệp, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và Hồ Chí Minh công bố ra bên ngoài, tác giả thực hiện chấm điểm dựa trên bảng tổng hợp về quản trị công ty (Phụ lục 1. Bảng tổng hợp câu hỏi khảo sát về quản trị công ty đại chúng), nên một công ty có thực tiễn quản trị công ty tốt có thể bị đánh giá là “hoàn toàn không tuân thủ” nếu công ty không thể hiện được điều đó trong các thông tin công ty công khai ra bên ngoài.

Một số câu hỏi yêu cầu phương án trả lời là có hay không, câu trả lời có sẽ nhận được 2 điểm và câu trả lời không sẽ nhận được 0 điểm. Riêng với câu hỏi, Chủ tịch Hội đồng quản trị có kiêm Tổng Giám đốc không thì câu trả lời có sẽ nhận được 0 điểm, câu trả lời không sẽ nhận được 2 điểm.

Chấm điểm và tổng số điểm gia quyền

Sau khi đã xác định được các yếu tố trên, để tính được mức tổng điểm gia quyền của từng công ty, các bước sau sẽ được thực hiện:

- Bước1: Mỗi câu hỏi trong từng lĩnh vực sẽ được đánh giá và điểm của từng lĩnh vực là tổng điểm của tất cả các câu hỏi trong lĩnh vực đó.

- Bước 2: Điểm của từng lĩnh vực của bước 1 sẽ được chia cho tổng số điểm tối đa của các câu trong lĩnh vực đó để tìm tỷ lệ điểm của lĩnh vực đó.

- Bước 3: Kết quả ở bước 2 được nhân với trọng số của lĩnh vực đó để tính tỷ lệ % của công ty tương ứng với lĩnh vực.

- Bước 4: Tính tổng mọi tỷ lệ điểm số gia quyền trong cả 5 lĩnh vực để ra điểm quản trị công ty của công ty được điều tra, khảo sát.

Dựa trên điểm quản trị công ty, tác giả chi nhóm các công ty thành 3 nhóm: nhóm 25% công ty có điểm quản trị công ty cao nhất, nhóm 50% công ty có điểm quan trị trung bình và nhóm 25% công ty có điểm quản trị thấp nhất. Tác giả sử dụng điểm quản trị công ty bình quân của từng nhóm để tiến hành phân tích, đánh giá, tìm ra mối quan hệ giữa tỷ lệ sở hữu với chất lượng quản trị công ty, hiệu quả sản xuất kinh doanh, điểm mạnh/ điểm yếu trong quản trị công ty của các công ty

37

đại chúng. Tuy nhiên, để xác định điểm manh/ điểm yếu trong từng lĩnh vực, tác giả sử dụng thang điểm% công ty chấp hành thông lệ tốt, % công ty tuân thủ hoàn toàn pháp luật Việt Nam, % công ty tuân thủ một phần và % công ty hoàn toàn không tuân thủ tương ứng với từng câu hỏi của từng lĩnh vực.

38 CHƯƠNG 3

ĐÁNH GIÁ THỰC THI KHUNG PHÁP LÝ VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐỐI VỚI CÔNG TY ĐẠI CHÚNG Ở VIỆT NAM

3.1 Khái quát về khung pháp lý quản trị công ty đại chúng tại TTCK Việt Nam

Khung pháp lý tại Việt Nam có một số nét đặc trưng riêng bắt nguồn từ lịch sử và quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam. Trước năm 1987 với nền kinh tế mệnh lệnh, chỉ có các Doanh nghiệp nhà nước mới được quyền tồn tại theo mô hình công ty. Sự ra đời của Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 lần đầu tiên đã đưa khái niệm QTCT đầu tiên vào Việt Nam, tuy nhiên, Luật này chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong 10 năm sau đó, khung pháp lý của Việt Nam trong lĩnh vực QTCT đã được cải thiện một cách rõ nét – nhưng việc áp dụng và tuân thủ các biện pháp QTCT của công ty tại Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn khởi đầu.

Ảnh hưởng của những cam kết Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO): trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2006, Việt Nam đẩy mạnh nỗ lực nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của mình để sẵn sàng cho việc gia nhập WTO. Từ năm 2006 đến nay, Việt Nam luôn cố gắng hoàn thiện khung pháp lý để tuân thủ các cam kết của mình khi gia nhập WTO. Trong bối cảnh đó, trong giai đoàn từ 01/1/2004 tới 01/12/2009, Quốc hội Việt Nam đã thông qua khoảng 90 Bộ Luật mới. Những Bộ Luật này và lĩnh vực điều chỉnh của những Bộ Luật này rất đa dạng;

Sự phân tán: Với sự chuyển đổi kinh tế vào năm 1987 và lịch sử xây dựng Luật như đã đề cập ở trên, các bộ luật và các quy định của Việt Nam thường khá phân tán, Chẳng hạn, trước 01/7/2006, các doanh nghiệp có Vốn đầu tư nước ngoài được điều chỉnh bằng Luật Đầu tư nước ngoài, các công ty trong nước được điều chỉnh bằng Luật doanh nghiệp và Luật Đầu tư trong nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được phép chuyển đổi thành công ty cổ phần và phát hành cổ phiếu. Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư đã thống nhất các khuôn khổ pháp lý

39

riêng rẽ trước kia, và được thông qua với mục đích là để tạo ra một sân chơi cho công chúng đầu tư trong và ngoài nước.

Áp dụng những Bộ Luật và những quy định riêng cho từng ngành: Tại Việt Nam, các công ty phải tuân thủ cả Luật Doanh nghiệp lẫn các bộ luật và các quy định khá điều chỉnh ngành nghề và các hoạt động cụ thể của công ty.

Luật Doanh nghiệp: Luật Doanh nghiệp cho phép ĐHĐCĐ của CTCP lựa chọn các thành viên của HĐQT và Ban Kiểm soát, và hoặc là ĐHĐCĐ hoặc là HĐQT lựa chọn Chủ tịch HĐQT. Tuy nhiên, các quy chế trong hoạt động ngân hàng yêu cầu việc bổ nhiệm và miễn nhiệm Tổng Giám đốc, Chủ tịch HĐQT, các thành viên HĐQT, các thành viên Ban Kiểm soát được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phê chuẩn.

Các Bộ Luật áp dụng và khuôn khổ pháp lý: Tính đến thời điểm năm 2009, tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, cho dù thuộc loại hình tổ chức nào, đều phải tuân thủ một tập hợp đầy đủ các Bộ Luật, các quy định, các nghị định của Chính phủ. Ngoài khung pháp lý chung, còn có sắc lệnh, nghị định, thông tư, quyết định của Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành và cơ quan thực thi pháp luật khác với những quy định chi tiết hơn về các vấn đề cụ thể trong QTCT tại các công ty cổ phần và các loại hình công ty khác.

Có thể nói rằng, cho dù vẫn còn nhiều vấn đề cần phải được cải thiện, khung pháp lý về QTCT đã có nhiều thay đổi và đã được cải thiện một cách đáng kể trong những năm gần đây ở Việt Nam. Việc thông qua Luật đầu tư nước ngoài năm 1987, những sửa đổi bổ sung của luật này năm 2000 và sự hợp nhất của luật này với Luật Doanh nghiệp và Luật đầu tư năm 2005, Luật Doanh nghiệp năm 1999 và những sửa đổi bổ sung của luật này năm 2005, Luật Ngân hàng Nhà nước năm 1997 và Luật các tổ chức tín dụng năm 1997; cùng những chỉnh sửa bổ sung của hai bộ luật này tương ứng vào các năm 2003 và năm 2004; và thay thế mới của cả hai bộ luật này vào năm 2010, Luật kinh doanh bảo hiểm vào năm 2000, Luật cạnh tranh vào năm 2004 và Luật chứng khoán vào năm 2006 là một vài ví dụ về những thay đổi tích cực trong khung pháp lý.

40

Về khung pháp lý QTCT tại TTCK Việt Nam, có thể coi là một thành công bước đầu trong QTCT ở Việt Nam khi Luật Doanh nghiệp 2005 là một bước tiến lớn đầu tiên tạo ra thay đổi căn bản trong quá trình hoàn thiện khung quản trị, cũng như quy định khá đầy đủ và cụ thể các nội dung hay yếu tố cấu thành của khung QTCT. Đến nay, các quy định tại Luật Chứng khoán, Thông tư số 121/2012/TT- BTC ngày 26/7/2012 của Bộ Tài chính quy định về quản trị công ty áp dụng cho các công ty đại chúng và Thông tư số 52/2012/TT-BTC ngày 05/4/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán đã hướng dẫn chi tiết hơn về QTCT đối với các công ty đại chúng trên TTCK Việt Nam đã được hoàn thiện hơn và đi vào thực tế hơn.

Bảng 3.1 : Khung pháp lý về QTCT đối với công ty đại chúng Luật/ Quy định Thời điểm có

hiệu lực Phạm vi áp dụng

Luật Doanh nghiệp Sửa đổi năm

2005

Tất cả các công ty và hoạt động của các công ty

Luật Doanh nghiệp Sửa đổi 2014 Tất cả các công ty và hoạt động của các công ty

Luật Chứng khoán Năm 2006 Các công ty cổ phần và nhà đầu tư

Điều lệ mẫu (Quyết định số

15/2007/QĐ-BTC) Năm 2007

Công ty niêm yết

Bắt buộc áp dụng đối với các công ty niêm yết nhưng nên áp dụng đối với cả các công ty không niêm yết

Quy chế QTCT (Quyết định

số 12/2007/QĐ-BTC) Năm 2007

Công ty niêm yết

Bắt buộc áp dụng đối với các công ty niêm yết nhưng nên áp dụng đối với cả các công ty không niêm yết

41

Thông tư số 09/2010/TT-

BTC Năm 2010

Bắt buộc áp dụng đối với công ty đại chúng và công ty niêm yết về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán

Luật các tổ chức tín dụng Năm 2010

Áp dụng đối với các tổ chức tín dụng hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam bao gồm cả các quy định về QTCT đối với các tổ chức tín dụng Thông tư số 121/2012/TT- BTC Năm 2012 Thay thế Quyết định số 12/2007/QĐ-BTC và Quyết định số 15/2007/QĐ-BTC. Quy định bắt buộc về quản trị công ty đối với các các công ty đại chúng (bao gồm cả niêm yết và chưa niêm yết).

Thông tư số 52/2012/TT-

BTC Năm 2012

Thay thế Thông tư số

09/2010/TT-BTC. Bắt buộc áp dụng đối với công ty đại chúng và công ty niêm yết về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán

3.2 Luật Doanh nghiệp và Thông tư 121/BTC về quản trị công ty đại chúng 3.2.1 Luật Doanh nghiệp 2005

Trong Luật doanh nghiệp 2005 quy định cụ thể và tương đối chi tiết QTCT đối với CTCP. Khung QTCT đối với CTCP đã bảo vệ quyền và lợi ích của cổ đông, đặc biệt là các cổ đông thiểu số, xác định rõ hơn các nghĩa vụ của ngươi quản lý, nhất là

Một phần của tài liệu Hoàn thiện khung pháp lý về quản trị công ty đại chúng ở việt nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)