Quen một mình

Một phần của tài liệu buồn làm sao buông anh khang (Trang 134 - 139)

Một mình đôi lúc thật buồn mà cũng thật vui. Hình như riết rồi thành quen, làm gì tôi cũng thích một mình.

tôi lại lắc đầu và về nhà đối diện bốn bức tường, lặng lẽ ngồi xem các anh bò tót vật lộn với gà trống Gaulois. Mười mấy năm nay lúc nào cũng vậy, thay vì tụm năm tụm bảy hò hét om sòm thì tôi vẫn cứ một mình với những cảm xúc riêng dành cho đội bóng yêu thích. Phần nữa, tôi có cái tật làm quá và yếu tim thường trực, coi cùng thiên hạ mắc công bị kỳ thị, nên tốt nhất là riêng mình mình biết riêng mình mình hay.

Nhớ hồi xưa, thời còn đi học cũng thế. Giờ ra chơi, bạn bè hào hứng xuống sân đá cầu, nhảy dây, lò cò, tạt lon, tạt dép gì đấy, thì tôi lại một mình ngồi trong lớp và chớ hề thiết tha đến việc chơi cùng đám đông. Đứng trên hành lang, nhìn xuống sân trường ngập nắng và bạn bè xiên quàng vào nhau trong tiếng cười trong veo đến lạ lẫm, tôi thấy mình thuộc về đâu đó xa lắc lơ. Có cảm giác nguyên cả ngôi trường tự chia làm hai nửa, một nửa tất bật ồn ào thường khi và nửa kia dành cho mình tôi tự kỷ. Vậy mà lại lấy làm vui vì đứa trẻ 10 tuổi bỗng được sở hữu nguyên cả không gian riêng và giờ ra chơi một mình thơ thẩn hóa ra là ký ức còn nguyên lành nhất mỗi lần nhắc lại chuyện áo trắng học

sinh.

Lớn lên, đi làm, lại thích nhất những giờ tan ca khi trời đã tắt nắng. Tôi còn nhớ con đường từ tòa soạn cũ ra bãi giữ xe phải băng qua một ngã tư tất bật và đi trên vỉa hè lát đá có hàng hoa sữa dịu dặt mỗi độ trời chuyển mình vào Thu. Chẳng cần biết công việc hôm đó bề bộn thế nào, chỉ cần bước ra khỏi văn phòng, thả mình vào dòng xe cộ lướt nhanh như những dòng suối len qua nhẹ hẫng, còn bản thân là cát sỏi nằm lại bên bãi bờ, thư thả và điềm nhiên. Không chút bận tâm người xe hỗn độn chộn rộn xung quanh, tôi cứ bước theo thói quen về phía hàng cây thơm lừng mùi hoa sữa đợi sẵn. Đó là những giây phút hiếm hoi yên bình nhất của ngày. Độc bộ trên đường, cười một mình và lẩm nhẩm bài thơ Haiku của Basho “Trên con đường này. Giữa mùa thu ấy. Đi về không ai”, và thấy sự một mình đôi lúc thật buồn mà cũng thật vui, nhỉ? Điện thoại nhiều số liên lạc, vậy mà cuối tuần ở nhà lười nấu ăn, lướt hết điện thoại cũng chẳng biết rủ ai, đành một mình chạy lòng vòng thành phố, qua những con đường mơ hồ nhớ - quên của ngày cũ. Đến chừng kim xăng báo gần cạn thì tấp đại vô

lề mua ổ bánh mì không, xong chạy ngược về nhà, đổ sữa hộp ra chấm với bánh mì, nhai nhóp nhép tinh bột cho qua hết ngày tháng. Một mình nên ăn gì cũng chẳng còn quan trọng dở ngon.

Thế nên, không có gì lạ nếu khi yêu, tôi cũng thường đơn phương một mình.

Mối tình đầu của tôi chẳng hạn. Gặp nhau trong một chương trình lễ hội của trường tổ chức, cười nhạt thoáng qua vậy mà tôi ngẩn ngơ suốt thời áo trắng. Đến nỗi năm cuối cấp, dù đã có kết quả mình được tuyển thẳng Đại học, tôi vẫn kiên quyết đi học luyện thi trong sự ngỡ ngàng của Ba Má về sự siêng năng trớt quớt của thằng con trai. Phụ huynh thì nghĩ chắc con mình muốn níu kéo những ngày học sinh, chứ thật ra nào biết đi học chỉ là cái cớ để tôi được nhìn người ta, như hai người xa lạ lướt mắt qua vài lần trong lớp học luyện thi mấy trăm con người. Giờ thì người đã xa hơn nửa vòng trái đất mà câu chuyện đơn phương một mình ấy vẫn thỉnh thoảng làm nhói tim vài nhịp khi lục lọi ký ức cũ xưa mà nhớ về.

Mà đâu chỉ tình đầu, hầu như những tình yêu làm tôi nhớ nhiều, cũng toàn những câu chuyện chưa

bao giờ bắt đầu nên không thể có kết thúc. Thứ cảm tình vụn vặt ấy tôi giữ riêng cho mình, mà người kia chẳng biết chẳng hay.

Vì không có thứ tình yêu nào vừa chật vật lại vừa thành thật như yêu đơn phương. Chỉ lúc ấy bạn mới sống thật nhất với cảm xúc của mình dành cho người yêu thương mà không sợ bị tác động hay chao đảo từ bất kỳ tình cảm đáp lại nào. Còn những kẻ đang yêu có đôi có cặp, nhiều khi cảm xúc thật lòng phải giấu giếm ít nhiều, vui cũng không dám quá trớn, buồn cũng gói ghém đi, vì không muốn làm bận tâm hay buồn lòng người còn lại.

Tôi chẳng cổ súy hay tự hào gì về cách sống lẫn cách yêu đầy vị kỷ ấy. Nhưng nếu bình yên thật sự mà chúng ta cứ loay hoay kiếm tìm thực chất nằm ở chính bản thân, thì hà cớ gì phải cố gượng ép thêm một ai đó vào cuộc sống hiển-nhiên-đã-đủ- đầy-dù-chỉ-có-một-mình của chúng ta? Bởi biết đâu có những chuyện trên đời vốn dĩ được sắp đặt như thế, đến số mà còn có số lẻ thì huống hồ dăm ba số phận trên đời làm sao tránh khỏi bị lẻ nhịp? Đến bao giờ chúng ta hiểu ra bài học tự thương lấy

mình mới là thứ hạnh phúc viên mãn?

Một phần của tài liệu buồn làm sao buông anh khang (Trang 134 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)