Yêu nhau hết nổ

Một phần của tài liệu buồn làm sao buông anh khang (Trang 132 - 134)

Luôn định sẵn có một người yêu nhiều hơn để rồi đau,

còn một người yêu nhàn nhạt thì lại giữ được lòng thanh thản.

Tôi nhớ đã đọc ở đâu đó rằng: “Trong cuộc tình này, ai yêu trước, người ấy sẽ thua. Và chuyện tình cảm, người yêu ít hơn mới là người làm chủ được mối quan hệ”.

Ngẫm lại thấy cũng buồn cười, có điều buồn nhiều hơn chứ cười hổng nổi. Vì đúng thật cán cân tình cảm chẳng bao giờ bằng hẳn về hai phía, luôn định sẵn có một người yêu nhiều hơn để rồi đau, còn một người yêu nhàn nhạt thì lại giữ được lòng

thanh thản.

Thế nên “buông tay” là một động từ hết sức lạ kỳ vì khi chia động từ này ở thì hiện tại, bạn được cả hai mệnh đề hoàn toàn trái ngược nhau. Có người phí hoài cả một quãng đời son trẻ mà buông hoài vẫn không dứt được ngày cũ, đến nỗi các khớp tay đã đơ hết cảm giác nhưng vẫn còn nắm chặt lấy toàn những trống không. Nhưng cũng có người, chỉ một sáng tỉnh dậy, thấy lòng hết yêu là hết yêu, nhẹ hơn cả gió thu vờn lá trên mặt đường xao xác. Bởi với họ, buông tay chẳng qua chỉ là chuyện cầm lên được thì đặt xuống được, đến cả con tim một phút còn thay nhịp đập mấy chục lần thì huống hồ phải bận lòng đến cử động của bàn tay lúc níu - giữ hay thả - buông.

Yêu nhau, cũng hệt như chơi kéo co, phải có lực giằng từ cả hai phía. Chứ một bên đã lơi tay thì trò chơi chẳng khác nào chỉ còn một người tự thu dây về hết phía mình rồi tự cuộn lấy bản thân trong mớ rối nùi của tình cảm.

Tôi từng viết: “Khi người ta trẻ, người ta còn dư dả những niềm tin trong lành nhất để trao đi và nhận lại yêu thương”. Nhưng khi người ta hết trẻ thì

sao? Niềm tin suy cho cùng đâu thể hồi sinh từ tro tàn như phượng hoàng cháy kiệt cùng trong truyện cổ, nhất là sau khi trải qua đủ nhiều những cái buông tay, liệu còn ai đủ vững lòng đan tay mình vào một bàn tay xa lạ khác, thêm một lần nào nữa? Huống hồ những con mắt trần gian của chúng ta chẳng thể phân biệt nổi đâu là yêu thương, đâu là qua đường cứ xiên quàng vào nhau giữa thời đại hỗn mang nơi mà những giá trị ảo mang tên “phù phiếm” được xem là thước đo đầu tiên để kết bạn, kết thân và kết đôi.

Viết lảm nhảm nhân một ngày thấy mình hết-trẻ, hết-niềm-tin, hết-yêu-nổi và đang hồ nghi phải chăng hai chữ “yêu thương” chính là phân thân trá hình đội lốt của hai chữ “mắc mệt”.

Một phần của tài liệu buồn làm sao buông anh khang (Trang 132 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)