Thành lập cơ quan quản lý nợ nước ngoà

Một phần của tài liệu Đề tài: Tăng cường hiệu quả quản lý và sử dụng và hoàn trả nợ nước ngoài tránh nguy cơ khủng hoảng nợ pdf (Trang 33 - 34)

Nhất thiết phải thành lập cơ quan quản lý nợ nước ngoài độc lập thống nhất trực thuộc Bộ Tài chính và chuyển chức năng chủ trì xây dựng và điều hành hạn mức vay thương mại nước ngoài về cho Bộ này cũng như chuyển nhiệm vụ vận động, chủ trì đàm phán, ký kết Điều ước quốc tế về ODA từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư sang cho Bộ Tài chính.

a) Nhiệm vụ của cơ quan quản lý nợ :

• Giải quyết đảm bảo được các yêu cầu trong công tác quản lý nợ nước ngoài, dẫn đến sự thiếu nhất quán trong cơ cấu nợ và dẫn đến nguy cơ rủi ro lãng phí trong hoạt động quản lý vay và sử dụng vốn vay.

• Theo dõi, quản lý và giám sát nợ một cách sát sao, khách quan và độc lập. • Thực hiện và trình bày báo cáo tổng thể về quản lý nợ trước Quốc hội hằng quý. • Lập chính sách vay, trả nợ nước ngoài, về kế hoạch vay và trả nợ hàng năm.

b) Các yêu cầu với cơ quan quản lý nợ:

• Công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quản lý nợ nước ngoài: Việc công khai, minh bạch nhằm tăng cường trách nhiệm trong quản lý, sử dụng các khoản nợ nước ngoài và trách nhiệm giải trình của cơ quan quản lý nợ nước ngoài. Để thực hiện tốt nguyên tắc quan trọng đó, nợ nước ngoài cần phải được tính toán, xác định đầy đủ trong quyết toán ngân sách nhà nước và phải được cơ quan chuyên môn xác nhận.

• Tổ chức lại hệ thống thông tin về nợ nước ngoài: hệ thống thông tin về nợ nước ngoài ở Việt Nam cho đến nay vẫn còn nghèo nàn, chưa đầy đủ và liên tục, chất lượng thông tin về nợ thiếu tin cậy. Bên cạnh đó, sự không công khai thông tin giữa các bộ, ngành dẫn đến hiện tượng bưng bít thông tin gây hậu quả xấu đối với công tác quản lý nợ. Các tác giả thực hiện dự án về quản lý nợ vay nước ngoài (dự án VIE 01/010) cũng đã từng khuyến cáo Việt Nam cần đảm bảo rằng các số liệu nợ được kiểm chứng thống nhất và cập nhật một cách nhất quán, thông tin từ các khoản vay cần được hoàn chỉnh để có thể có được các đầu ra và báo cáo cần thiết. • Đưa ra cơ chế giám sát mang tính thị trường đối với DNNN vay vốn từ nguồn vốn phát

• Đưa ra cơ chế gắn trách nhiệm sử dụng vốn vay với việc trả nợ để nâng cao hiệu quả và tăng cường kiểm soát việc sử dụng vốn vay, vốn được Chính phủ bảo lãnh, tạo cho doanh nghiệp ý thức sử dụng nguốn vốn vay có hiệu quả. Đây là vấn đề cốt yếu đảm bảo cho khả năng trả nợ và tính bền vững của nợ nước ngoài. Bởi Chính phủ là người đứng ra vay nợ, nhưng không phải là người sử dụng cuối cùng các khoản vốn vay, mà là các chủ dự án, các đơn vị thụ hưởng ngân sách, các doanh nghiệp... ; trong mọi trường hợp, ngân sách nhà nước phải gánh chịu hậu quả, rủi ro trong toàn bộ quá trình vay nợ.

c) Cơ chế giám sát cơ quan quản lý nợ:

Kiểm toán Nhà nước với tư cách là cơ quan độc lập về kiểm tra tài chính nhà nước cần được quy định rõ nhiệm vụ kiểm toán nợ nước ngoài thông qua đầu mối là cơ quan quản lý nợ nước ngoài. Cơ quan này sẽ giúp Chính phủ có số liệu xác thực và thực trạng trung thực về tình hình nợ nước ngoài để đề ra các giải pháp tổng thể bảo đảm bền vững của ngân sách trong tương lai. Kiểm toán nợ nước ngoài cần được tiến hành thường xuyên để có thể kiểm soát kịp thời các rủi ro trong quản lý.

Một phần của tài liệu Đề tài: Tăng cường hiệu quả quản lý và sử dụng và hoàn trả nợ nước ngoài tránh nguy cơ khủng hoảng nợ pdf (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w