hưng phấn tâm lý, vận động mãnh liệt, quá mức, xuất hiện đột ngột, không có mục đích rõ ràng, không phù hợp với hoàn cảnh, mang tính chất phá hoại nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân và những người xung quanh.
1. Nguyên nhân
a. Kích động do phản ứng căn nguyên tâm lý
- Do sang chấn tâm thần mạnh: cơn kích động cảm xúc của bệnh nhân phân ly, hoặc phản ứng stress cấp.
- Do thay đổi đột ngột môi trường sống và làm việc
- Do nhân thức sai, cho rằng mình bị cưỡng ép bắt đi giam giữ. - Do bất bình, giận dữ trước những sự việc không vừa ý
- Do dụng ý dọa nạt, yêu sách đối với những người trong gia đình và xung quanh.
b. Kích động do tính chất đặc biệt một số bệnh cơ thể và tâm thần
- Kích động trong bệnh tâm thần phân liệt thể thanh xuân, thể căng trương lực, thể Paranoid (do lo lắng, sợ hãi trước những ảo giác rung rợn và hoang tưởng bị hại gây ra).
- Kích động trong trạng thái hưng cảm nặng, kéo dài kiệt lực có kèm theo nhiễm khuẩn.
- Kích động trầm cảm: hoang tưởng bị tội trầm trọng, người bệnh giết người thân rồi tự sát.
- Kích động trong nhân cách bệnh loại bùng nổ.
- Kích động trong động kinh: kích động dữ dội, hung bạo. Tính khí dễ thay đổi, dễ bùng nổ, dễ xung đột với những người xung quanh. Kích động xuất hiện đột ngột kèm theo rối loạn ý thức hoàng hôn. Nguyên nhân do chấn thương sọ não.
- Kích động trong loạn thần tiền lão tuổi già: Do mất định hướng, sa sút trí tuệ. Kích động đột ngột, vô nghĩa, thiếu phê phán. Kích động thường xảy ra trong đêm.
- Kích động do những bệnh thực thể não như: xơ vữa mạch não, xuất huyết não, màng não, u não (thùy trán). Kích động kèm theo rối loạn ý thức.
- Kích động do nhiễm khuẩn, nhiễm độc não: viêm não, viêm màng não, giang mai não, cúm, nhiễm độc rượu… Kích động kèm theo mê sảng, lú lẫn.
2. Xử trí: Phối hợp nhiều liệu pháp
a. Liệu pháp tâm lý
- Liệu pháp xuyên suốt quá trình điều trị. Bằng thái độ và tác phong điềm đạm, bình tĩnh, lời nói ôn tồn thân mật để làm ổn định trạng thái tâm thần cho người bệnh: tìm hiểu qua người nhà và bệnh nhân về nguyên nhân gây ra kích động để giải thích hợp lý.
- Giữ cho bệnh nhân khỏi bị các tác nhân kích thích thêm (VD ồn ào), chăm sóc tận tình, điềm đạm, bình tĩnh.
- Trường hợp do căn nguyên tâm lý, cần mềm dẻo tìm cách thuyết phục, chỉ rõ hành vi không đúng, song không nên quá cương quyết.
b. Liệu pháp hóa dược
- Trực tiếp chống lại quá trình kích động bằng cách tác động làm giảm quá trình hưng phấn, làm tăng quá trình ức chế.
- Tác động vào yếu tố có thể là nguyên nhân gây ra trạng thái kích động - Nâng cao toàn trạng, trợ tim mạch đề phòng trụy tim mạch
- Làm cho bệnh nhân ngủ được là cắt cơn kích động, và nếu kích động chưa phát sinh thì cũng có thể ngăn ngừa được nó.
- Khi BN quá kích động, không chịu cho khám bệnh, phải tiến hành xử trí ngay: Trong giờ đầu tiêm bắp:
Haloperidol 5mg 1-2 ồng Seduxen 10 mg 1 ống Hoặc
Aminazine 25mg 1-2 ống Seduxen 10 mg 1 ống
- Nếu sau 3-4 giờ, người bệnh còn kích động thì tiêm nhắc lại một liều như trên. Thường sau lần tiêm thứ 2, người bệnh trở nên yên dịu hơn.
- Khi hết kích động, chấp nhận lời khuyên thì chuyển thuốc uống. Theo dõi các tác dụng phụ, hoặc biến chứng do thuốc ATK gây ra.
c. Liệu pháp sốc điện
- Chỉ định: Kích động căng trương lực, Kích động trầm cảm, Khi các thuốc ATK không có tác dụng hoặc chống chỉ định.
- Không có tổn thương não và bệnh cơ thể nặng. - Liệu trình sốc: Ngày 1 lần. Một đợt từ 6 – 8 lần.
d. Bồi dưỡng cơ thể
- Trường hợp cơ thể suy kiệt, cần điều chỉnh nước và điện giải; cho thuốc bổ dưỡng, ăn uống đầy đủ.
VI. ĐIỀU TRỊ
Câu 26: Phương pháp thư giãn luyện tập: Nội dung, cơ chế tác dụng, chỉ định? Sách giáo khoa + Đề cương
Câu 27: Cách sử dụng thuốc an thần kinh điển hình: Tác dụng, chỉ định, chống chỉ định, liều, biến chứng.
Câu 28 Câu 29