Về dịch vụ nông thôn

Một phần của tài liệu luận văn: Thực trạng của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn doc (Trang 30 - 33)

II. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá nôngnghiệp và nông thôn:

3.3.4. Về dịch vụ nông thôn

Thực hiện xã hội hoá dịch vụ ở nông thôn,thu hút sự tham gia của mọi thành phần kinh tế để đảm bảo cung cấp mọi dịch vụ và đời sống ở nông thôn,sau năm 2010 tạo ra trên 25 % GDP nông thôn.

Chú trọng phát triển hệ thống khuyến nông,dịch vụ thuỷ nông,thú y,bảo vệ thực vật,cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm.

III.Các quan đim chỉ đạo và gii pháp cơ bn để tiến hành công nghip hoá,hin đại hóa nông nghip nông thôn.

1.Các quan đim chỉ đạo.

Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định:trong những năm tới vẫn coi công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp,nông thôn là một trọng điểm quan trọng,có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước.Vì vậy,cần tăng cường sự lãnh đạo và huy động của các nguồn lực cần thiết để đẩy nhanh công nghiệp hoá,hiện đại hoá nông nghiệp nông nghiệp,nông thôn.Tiếp tục phát triển và đưa nông nghiệp,lâm nghiệp,ngư nghiệp lên một trình độ mới bằng cách ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ,nhất là công nghệ sinh học;quy hoạch và sử dụng đất hợp lí;đổi mới cơ cấu cây trồng vật nuôi,tăng giá trị thu được trên đơn vị diện tích;đẩy mạnh thuỷ lợi hoá,cơ giới hoá,điện khí hóa,giải quyết tốt vấn đề tiêu thụ nông sản hàng hoá.Đầu tư nhiều hơn cho việc phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội ở nông thôn.Phát triển công nghiệp dịch vụ,các ngành nghề đa dạng,chú trọng công nghiệp chế biến,cơ khí phục vụ nông nghiệp,các làng nghề;chuyển một bộ phận quan trọng lao động nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ,tạo nhiều việc làm mới,nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,cải thiện đời sống nông dân và dân cư ở nông thôn.

Giá trị gia tăng công nghiệp( kể cả thuỷ sản,lâm nghiệp) tăng bình quân hằng năm 4,0-4,5 %.Đến năm 2010, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt khoảng 40 triệu tấn.Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP khoảng16-17 %( năm 2005 là 20-21%); tỷ trọng ngành chăn nuôI trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng lên khoảng 25%;thuỷ sản đạt sản lượng 3,0-3.5 triệu tấn ( trong đó khoảng1/3 là sản phẩm nuôI trồng).Bảo vệ 10 ha rừng tự nhiên,hoàn thành chương trình trồng 5 triệu ha rừng,nâng độ che phủ của rừng lên 43%.Kim ngạch xuất khẩu nông,lâm,thuỷ sản đạt 9-10 tỷ USD,trong đó thuỷ sản khoảng 3,5 tỷ USD.Tỷ lệ lao động nông nghiệp còn khoảng 50%.

2.Mt s gii pháp cơ bn để đẩy mnh công nghip hoá và hin đại hóa nông nghip và nông thôn.

2.1.Tích cc tham gia vic chuyn đổi cơ cu kinh tế nông nghip,nông thôn theo hướng sn xut hàng hoá.

Phải nâng cao được năng suất và thu nhập trên một đơn vị diện tích lên gấp 2 lần so với hiện nay;khai thác tiềm năng thế mạnh của từng vùng,từng gia đình,tạo ra việc làm mới,chuyển đổi cơ cấu lao động nông thôn,nhằm đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia.Chú trọng nâng cao hiệu quả sản xuất lúa gạo trên cơ sở hình thành các vùng sản xuất lúa chất lượng cao,giá thành hạ,gắn với bảo quản,chế biến và tiêu thụ;đồng thời quan tâm phát triển sản xuất lương thực ở những vùng miền núi đặc biệt khó khăn.Phát triển sản xuất và chế biến các loại nông sản hàng hoá xuất khẩu theo lợi thế của từng vùng với quy mô hợp lí,tập trung nâng cao chất lượng,giá trị và khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới như:lúa gạo,thuỷ sản,cà phê,hạt điều,hồ tiêu,chè,cao su,rau quả nhiệt đới,thịt lợn…Đối với những mặt hàng đang còn nhập khẩu,nhưng nước ta có điều kiện sản xúât như: ngô,đậu tương,thuốc lá,dầu ăn,sữa bột,bột giấy,…cần được bố trí sản xuất hợp lí ở mỗi vùng theo hướng coi trọng hiệu quả kinh tế.Phát triển nhanh công nghiệp,nhất là công nghiệp chế biến,ngành

nghề,dịch vụ ở nông thôn và cơ cấu lao động,giải quyết việc làm ngay trên địa bàn nông thôn,nâng cao đời sống nhân dân.

2.2.Đầu tư xây dng cơ s vt cht-kĩ thut,đẩy mnh ng dng và khoa hc tiên tiến.

Vấn đề đặt ra là làm sao tăng năng suất trong khư vực kinh tế nông thôn;thực hiện cơ khí hoá,đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ. Muốn tăng năng suất lao động, giảm bớt chi phí đầu vào, thay đổi hợp lý cơ cấu sản xuất nông nghiệp, hướng tới sản xuất hàng hoá trên diện tích quay vòng hàng trăm triệu ha kịp thời vụ, đáp ứng nhu cầu thâm canh, khâu quan trọng là tiến hành cơ khí hoá. Sản xuất máy nông nghiệp phảI được coi là hướng đầu tư chủ yếu của công nghiệp cơ khí. Hiện nay, cả nước có trên 115000 máy kéo các loại, gấp 1,5 lần số liệu năm 1985, nhưng mức bình quân như vậy vẫn thấp hơn nhiều so với các nước nông nghiệp phát triển trong khu vực như : TháI Lan , Trung Quốc.

Song song với quá trình cơ khí hoá, cần đẩy mạnh thuỷ lợi hoá, tăng cường vốn ngân sách cho các công trình thuỷ lợi trọng đIểm, đặc biệt là các dự án nằm trong trương trình phat triển kinh tế – xã hội và kiểm soát quá trình sống chung với lũ ở đồng bằng sông Cửu Long. Làm tốt công tác thuỷ lợi hoá sẽ nâng cao hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Chỉ thị số 63/CT- TW đã chỉ rõ “ củng cố và tăng đầu tư cho một số trung tâm nghiên cứu khoa học cơ bản hiện đại, nhất là về công nghệ sinh học, tạo một bước đột phá mới về giống; có quy định trong sản xuất, bảo quản, chế biến nông lâm hải sản để trước mắt khắc phục những yếu kém về năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam; tiến tới có thể xâm nhập sâu rộng ở thị trường nước ngoàI”. Theo đó, chúng ta cần đầu tư mạnh mẽ cho công nghệ sinh học, nhất là công nghệ gen. Một kiểu gen mới cho giống cây trồng, vật nuôi có thể làm cho năng suất tăng lên gấp nhiều lần. Trong điều kiện nền kinh

tế đất nước đang trong quá trình hội nhập và hướng ra xuất khẩu, chúng ta phải nhanh chóng đưa công nghệ tiên tiến vào khâu bảo quản nông sản. Kinh nghiệm cho thấy, với công nghệ tiên tiến, thời hạn bảo quản sẽ dài hơn và số lượng tổn thất chỉ khoảng 0,1% - 0,2% năm; còn theo cách cũ thì thời hạn bảo quản ngắn hơn và tổn thất lên tới 1% - 1,2% năm. áp dụng công nghệ bảo quản tiên tiến sẽ góp phần nâng cao chất lượng nông sản và mang lại hiệu qủa kinh tế cao.

Một phần của tài liệu luận văn: Thực trạng của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn doc (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)