Công nghiệp hoá chế bíên nông lâm sản

Một phần của tài liệu luận văn: Thực trạng của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn doc (Trang 27 - 29)

II. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá nôngnghiệp và nông thôn:

3.3.1. Công nghiệp hoá chế bíên nông lâm sản

+Về chế biến nông sản.

Công nghiệp chế biến nông sản tập trung vào những mặt hàng xuất khẩu chủ lực,có thế mạnh cạnh tranh quốc tế,đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn cho đất nước như: gạo, cao su, chè, hạt điều,rau quả,thịt,đảm bảo nhịp độ tăng

trưởng không thấp hơn 12 %/năm.Tới năm 2010 phảI đạt kim ngạch xuất khẩu trên 3,5 tỷ USD,năm 2020 trên 6 tỷ USD.

Từ nay tới năm 2020 phải khẩn trương phát triển hệ thống kho tàng,cơ sở phơI sấy lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long,đồng thời mở rộng công suất chế biến gạo xuất khẩu chất lượng cao,đảm bảo hàng năm xuất khẩu khoảng 3,5-4 triệu tấn gạo; đối với cao su,cà phê,hạt điều cần nhanh chóng phát triển các cơ sở chế biến sâu,tới năm 2010 phải đạt công suất chế biến cao su mủ khô 300 nghìn tấn,cà phê nhân 400 nghìn tấn,hạt điều 100 nghìn tận/năm.Phải đổi mới công nghệ và xây dựng các nhà máy chế biến chè đạt công suất 50 nghìn/năm; xây dựng các cơ sở chế biến nước quả,rau quả hộp,mứt…quy mô vừa và nhỏ để đáp ứng nhu cầu chế biến khối lượng hoa quả đang tăng nhanh (ít nhất khoảng 200 nghìn tấn); nâng cấp các cơ sở chế biến thịt đảm bảo chất lượng xuất khẩu đạt công suất 50-70/tấn/nghìn tấn/năm.

Đồng thời cần phát triển chế biến hoa màu,đường,thức ăn chăn nuôi,dầu thực vật (lạc,dừa,sở,…) đáp ứng nhu cầu trong nước và tiến tới xuất khẩu.Riêng về đường,tới năm 2010 hoàn thành việc xây dựng các nhà máy để đạt công suất 1 triệu tấn/năm gắn với công nghiệp sau đường.

+Về chế biến lâm sản:

Cần phát triển ngành công nghiệp chế biến lâm sản của nước ta để tới năm 2020 đạt ngang tầm với các nước ASEAN và sau đó là các nước châu á khác.Trước hết phát triển công nghiệp giấy để tới năm 2010 đạt sản lượng 1,2 triệu tấn/năm,đảm bảo đáp ứng nhu cầu trong nước 13 kg/người,tới năm 2020 đạt 2,5 triệu tấn hay 24 kg/người;sản xuất ván nhân tạo,từ năm 2005 đạt sản lượng1,3 triệu m3 thành phẩm/năm;sản xuất đồ gỗ gia dụng, tới năm 2010 đạt sản lượng1 triệu m3 sản phẩm/năm,trong đó xuất khẩu 500 nghìn m3,ổn định việc làm cho gần 1000 doanh nghiệp.Đưa công suất chế biến hàng mây tre đan lên 100 nghìn tấn sản phẩm/năm,chủ yếu để xuất khẩu.

Đồng thời cần tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích làm các hàng thủ công mỹ nghệ sử dụng ít nguyên liệu,nhiều lao động,đạt giá trị cao.Mục tiêu tới năm 2010 đạt 1000 m3 sản phẩm/năm; duy trì và phát triển các cơ sở chế biến lâm đặc sản như nhựa thông,cánh kiến,quế,hồi,…

Trước mắt,tập trung đầu tư chiều sâu,đổi mới công nghệ ở các cơ sở chế biến lâm sản hiện có,xúc tiến xây dựng một số nhà máy chế tạo ván nhân tạo công suất 35-54 nghìn m3/năm,nhà máy giấy có công suất trên 50 nghìn tấn/năm.

+Về chế biến thuỷ sản:

Năm 1995,nước ta đã xuất khẩu được 630 triệu USD hàng thuỷ sản.Cần tiếp tục tăng cường trang thiết bị,nâng cao chất lượng sản phẩm của các cơ sở hiện có,đồng thời mở rộng công suất chế biến để tới năm 2010 đạt giá trị xuất khẩu 1,8 tỷ USD,năm 2020 đạt 2,5 tỷ USD.

Một phần của tài liệu luận văn: Thực trạng của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn doc (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)