2. Một số nội dung cơ bản về các loại hình doanh nghiệp
1.3. Trình tự, thủ tục xét xử và giải quyết các vụ án dân sự
Để bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể, nhà nước quy định nhiều biện pháp, cách bảo vệ khác nhau như: các biện pháp hình sự, biện pháp hành chính; nhưng biện pháp khởi kiện vụ án dân sự theo trình tự tố tụng dân sự là một biện pháp hữu hiệu được áp dụng một cách rộng rãi. Bao gồm các giai đoạn tố tụng: khởi kiện và thụ lý vụ án; chuẩn bị xét xử, xét xử; thi hành bản án và quyết định của toà án.
1.3.1. Khởi kiện và thụ lý vụ án
Quá trình tố tụng dân sự chỉ bắt đầu nếu có đơn khởi kiện của cá nhân hoặc tổ chức có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại và được gọi là nguyên đơn hoặc văn bản của tổ chức xã hội khởi kiện. Đơn khởi kiện phải được gửi đến toà án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và người khởi kiện phải có nghĩa vụ cung cấp cho tòa án những chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình; phải nộp tiền tạm ứng án phí trừ những vụ án dân sự không phải nộp tiền tạm ứng án phí. Việc khởi kiện và yêu cầu giải quyết vụ án dân sự phải thực hiện theo đúng
thời hiệu khởi kiện và thời hiệu yêu cầu.
1.3.2. Chuẩn bị xét xử
Chánh án toà án thụ lý vụ án dân sự, phân công một thẩm phán trực tiếp phụ trách vụ án. Thẩm phán được phân công thực hiện các công việc điều tra, chuẩn bị cho việc xét xử và đặc biệt phải tiến hành hoà giải.
Trách nhiệm của toà án là phải tiến hành hoà giải để các đương sự thoả thuận với nhau việc giải quyết vụ án, trừ những việc không phải tiến hành hoà giải. Toà án phải lập biên bản hoà giải. Khi các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án thì thẩm phán ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự. Quyết định này có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo trình tự phúc thẩm.
Nếu các đương sự không thoả thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án thì toà án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Pháp luật quy định thời hạn tối đa cho việc chuẩn bị xét xử đối với từng loại vụ án dân sự cụ thể.
1.3.3. Xét xử
- Xét xử sơ thẩm
Pháp luật quy định trình tự và nội dung các bước diễn biến của một phiên toà sơ thẩm như thủ tục bắt đầu phiên toà, xét hỏi, tranh luận tại phiên toà, nghị án và tuyên án.
Bản án, quyết định của phiên toà sơ thẩm có hiệu lực sau 15 ngày nếu không có kháng cáo của đương sự và kháng nghị của viện kiểm sát.
- Xét xử phúc thẩm
Xét xử phúc thẩm là việc toà án xét xử lại vụ án khi bản án, quyết định của phiên toà sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật và có kháng cáo, kháng nghị hợp lệ. Toà án có thẩm quyền phúc thẩm là toà án cấp trên trực tiếp của toàn án đã xét xử sơ thẩm.
Thủ tục, trình tự diễn biến của phiên toà phúc thẩm tương tự phiên toà sơ thẩm. Trong phiên toà phúc thẩm, nếu các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và thoả thuận của họ là tự nguyện, không trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội thì hội đồng xét ra bản án phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, công nhận sự thoả thuận của các đương sự. Khi phúc thẩm quyết định của toà án cấp sơ thẩm, toà án cấp phúc thẩm ra quyết định mà không phải mở phiên toà. Bản án và quyết định của toà án cấp phúc thẩm là chung thẩm, có hiệu lực pháp luật và được đưa ra thi hành, các đương sự không có quyền kháng cáo mà chỉ có thể bị kháng thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
- Xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
Đối với những bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, toà án có thể xét lại theo thủ tục đặc biệt là giám đốc thẩm hoặc tái thẩm nếu có kháng nghị của những người lãnh đạo toà án và viện kiểm sát trong những trường hợp và thời hạn nhất định.
+ Giám đốc thẩm là việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng phát hiện những vi phạm nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng, có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật hoặc kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án.
luật nhưng bị kiến nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Toà án, các đương sự không biết được khi ra bản án, quyết định đó.
1.3.4. Thi hành án dân sự
Thi hành án dân sự là giai đoạn cuối cùng của tố tụng dân sự. Những bản án, quyết định dân sự của tòa àn được thi hành là những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật