Thời gian nghỉ ngơi: (Điều 108 đến Điều 116 Bộ luật Lao động)

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT (Trang 51 - 53)

3. Một số nội dung của Bộ luật Lao động

3.3.2. Thời gian nghỉ ngơi: (Điều 108 đến Điều 116 Bộ luật Lao động)

a. Nghỉ giữa ca

- Người lao động làm việc 8 giờ liên tục thì được nghỉ ít nhất 30 phút tính vào giờ làm việc. Người làm ca đêm được nghỉ ít nhất 45 phút tính vào giờ làm việc.

- Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca khác.

b. Nghỉ hàng tuần

- Người lao động được nghỉ ít nhất một ngày (24 giờ) trong một tuần. Trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hàng tuần thì người sử dụng lao động phải đảm bảo cho người lao động được nghỉ bình quân mỗi tháng ít nhất 4 ngày.

- Người sử dụng lao động có thể sắp xếp ngày nghỉ tuần vào chủ nhật hoặc một ngày cố định trong tuần.

c. Nghỉ hàng năm hưởng nguyên lương

- Đối tượng, điều kiện: người lao động có 12 tháng làm việc tại một doanh nghiệp hoặc với một người sử dụng lao động.

Những trường hợp dưới 3 tháng hoặc người lao động là người đã nghỉ hưu thì chế độ nghỉ hàng năm được tính trả trực tiếp vào tiền lương. Đối với trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn hợp đồng… mà chưa nghỉ hoặc nghỉ chưa hết số ngày nghỉ hàng năm thì được tính trả bằng tiền số ngày chưa nghỉ theo quy định.

+ Mức nghỉ cơ bản là 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường; 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên; 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành. + Mức nghỉ theo thâm niên: ngoài mức nghỉ cơ bản, cứ 05 năm làm việc cho một doanh nghiệp hoặc một người sử dụng lao động được cộng thêm 01 ngày.

Phương thức tổ chức nghỉ hàng năm: người sử dụng lao động bàn bạc với Công đoàn, xây dựng lịch nghỉ hàng năm và thông báo cho người lao động. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc nghỉ nhiều lần trong một năm hoặc cộng dồn 2 năm hoặc 3 năm để nghỉ 01 lần…

d. Nghỉ lễ tết hưởng nguyên lương

Người lao động được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương trong những ngày sau:

- Tết dương lịch: 01 ngày (ngày 1 tháng 1 dương lịch); - Tết âm lịch: 5 ngày;

- Ngày Giỗ tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch); - Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch); - Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 1 tháng 5 dương lịch); - Ngày Quốc khánh: 01 ngày (ngày 2 tháng 9 dương lịch).

e. Nghỉ việc riêng

Người lao động được nghỉ về việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong các trường hợp sau:

- Bản thân kết hôn: nghỉ 3 ngày; - Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;

- Bố mẹ (cả bên chồng hoặc bên vợ) chết, vợ hoặc chồng chết, con chết: nghỉ 03 ngày;

Ngoài ra, người lao động có thể thỏa thận với người sử dụng lao động để nghỉ không lương.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Anh (chị) hãy trình bày khái niệm, nguyên tắc của pháp luật Lao động. 2. Anh (chị) hãy nêu quyền và nghĩa vụ cơ bản của người lao động,

người sử dụng lao động.

3. Anh (chị) hãy nêu các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động. 4. Anh (chị) hãy nêu các quy định về chế độ tiền lương và bảo hiểm xã

hội.

5. Anh (chị) hãy nêu thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi được quy định trong Bộ luật Lao động.

Bài 6

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w