1.Về công tác tổ chức cán bộ
1.1 Mặt được
Nhiệm kỳ 2007 – 2011, công tác tổ chức cán bộ của Uỷ ban Dân tộc đã có nhiều cố găng, trong quá trình thực hiện bảo đảm đúng theo quy định của Đảng và Nhà nước, do đó cơ bản đáp ứng yêu cầu hoàn thành nhiệm vụ chung:
Ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật quan trọng: Nghị đính số 60/2008/NĐ – CP ngày 09/5/2008; Thông tư liên tịch số 04/2010/TTLT – UBDT – BNV ngày 17/9/2010; từng bước củng cố kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan theo Nghị định số 60 nhằm hoạt động ngày càng hiệu lực và hiệu quả; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số quy định,quy chế về quản lý cán bộ, công chưc cho phù hợp với các quy định của nhà nước hiện hành;
Công tác cán bộ đã có một số đổi mới về nội dung và cách làm, mang lại những chuyển biến tích cực; quy trình công tác cán bộ từng bước đổi mới thích ứng với yêu cầu nhiệm vụ mới; các khâu của công tác cán bộ như: tiếp nhận, tuyển dụng, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển và thực hiện chính sách đối với cán bộ công chức đã được thực hiện ngày càng đồng bộ hơn. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nhìn chung được nâng lên cả về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị cũng như năng lực thực hiện nhiệm. Tuyệt đại đa số cán bộ, công chức giữ gìn được phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, yên tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
1.2 Những tồn tại, hạn chế
Tuy số lượng cán bộ, công chức, viên chức so với nhiệm kỳ trước được bổ sung đáng kể nhưng nhìn chung còn thiếu, chưa đồng đều, chất lượng vẫn còn hạn chế; cán bộ qua đào tạo, bồi dưỡng có bằng cấp tăng nhưng chất lượng, hiệu quả công việc vẫn chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ hiện nay
Việc kiện toàn lãnh đạo tại một số Vụ, đơn vị còn thiếu lãnh đạo hoặc do nghỉ hưu theo chê độ còn chậm, tính chủ động chưa cao, chưa đáo ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Vụ Chính sách Dân tộc là đơn vị của Ủy ban Dân tộc, có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (sau đây gọi tắt là Bộ trưởng, Chủ nhiệm) thực hiện quản lý nhà nước về chính sách dân tộc trong phạm vi cả nước.
2.Về công tác quản lý các hoạt động.
Năm 2011, Vụ được giao nhiệm vụ tổng kết các chính sách dân tộc giai đoạn 2006- 2010 và nghiên cứu, xây dựng các chính sách, chương trình thực hiện cho giai đoạn 2011 – 2015 định hướng đến năm 2020 tại vùng DT& MN và tổ chức quản lý, thực hiện các chương trình, dự án, chính sách dân tộc hiện hành.\
Lãnh đạo và CBCC trong Vụ đã nhận thức đầy đủ vai trò, trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, đặc biệt trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi. Vụ CSDT đóng vai trò tích cực giúp lãnh đạo Ủy ban thực hiện chức năng tham mưu cho Trung ương Đảng, Chính phủ ban hành các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc và miền núi; tham mưu cho lãnh đạo Ủy ban trong việc nghiên cứu, xây dựng và sửa đổi, bổ sung các chính sách dân tộc và tổ chức quản lý, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả chính các chính sách, chương trình, dự án; đề xuất ban hành các văn bản hướng dẫn cơ chế, quản lý phù hợp, phát huy hiệu quả cao nhất các nguồn lực đầu tư vào địa bàn vung DTMN. Đặc biệt, trong năm 2011 Vụ đã có nhiều thành tích trong việc phối hợp cùng UBDT tổ chức thành công Hội nghị tổng kết CT 135 – II và các Chính sách dân tộc giai đoạn 2006 – 2010.
Trong năm 2011, Vụ CSDT đã xây dựng được một tập thể đoàn kết, thống nhất, có ý thức tổ chức kỷ luật. Lãnh đạo Vụ thường xuyên phối hợp chặt chẽ với câos Ủy, Chi bộ và Công đoàn động viên toàn thể CBCC nâng cao năng lực và tinh thần trách nhiệm, nỗ lực cố gắng, khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Trải qua quá trình công tác, nhiều CBCC của Vụ ngày càng tích lũy được nhiều kinh nghiệm về công tác dân tộc và từng bước trưởng thành.
Có được thành tích đó trước hết là do Vụ CSDT luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Lãnh đạo Ủy ban và sự phối hợp chặt chẽ trong công tác của các Vụ, đon vị trong Ủy ban; có sự đoàn kết nhất trí của tập thể Vụ CSDT; sự gương mẫu của Lãnh đạo Vụ; sự cố găng, quyết tâm phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ của CBCC trong Vụ. Ngoài ra có sự phối hợp, chia sẻ của Bộ, ngành và sự đồng tình ủng hộ của các địa phương trong quá trình thực hiện các chính sách dân tộc.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2011 vẫn còn một số tồn tại: Việc xây dựng một số chính sách dân tộc còn chậm so với yêu cầu. Chưa chủ động trong việc tham mưu, đề xuất xây dựng các chính sách dân tộc mang tầm chiến lược cho giai đoạn 2011 – 2015. Trước tình hình trượt giá và lạm phát gia tăng nhưng nội dung và định mức đầu tư thực hiện một số chính sách chưa được điều chỉnh, bổ sung kịp thời cho phù hợp với tình hình thực tế. Việc quản lý, theo dõi, tổng hợp một số chính sách dân tộc chưa được thường xuyên, liên tục, do đó chưa nắm bắt được đầy đủ và kịp thời tình hình và kết quả thực hiện chính sách, ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo, điều hành, tổng hợp báo cáo…
3.Nguyên nhân
- Về mặt khách quan: Việc xây dựng các CSDT thực hiện trong bối cảnh trùng lặp về mục tiêu và nội dung chính sách mà các Bộ, ngành khác đã và đang xây dựng. Việc thực hiện CSDT tại vùng DTMN là vùng đặc biệt khó khăn thường xuyên chịu tác động của thiên tai, dịch bệnh, trong khi nên kinh tế chưa phục hồi hoàn toàn sau đợt khủng hoảng năm 2008, lạm phát tiếp tục gia tăng, kinh phí nhà nước còn hạn hẹp. Biên chế của vụ còn thiếu, thu nhập của CBCC chủ yếu là tiền lương còn thấp. Văn phòng làm việc phải thuê xa cơ quan, lại thay đổi trong năm, cán bộ Vụ trình văn bản phải đi lại nhiều lần…
- Về chủ quan: Trình độ CBCC của Vụ chưa đồng đều, còn một vài CBCC chưa đủ trình độ, năng lực công tác, thiếu nhiệt tình với công việc, ý thúc trách nhiệm và kỷ luật lao động chưa cao( có 02 đồng chi chưa đáp ứng được yêu cầu công tác đã tự nguyện xin nghỉ việc). Có lúc còn lúng túng và bị động trong quá trình xây dựng chính sách, ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ hoàn thành việc xây dựng chính sách.
1. Cấp nguồn ngân sách đầy đủ và kịp thời.
Công tác dân tộc là một hoạt động quan trọng và diễn ra trên địa cả nước trong đó đặc biệt là vùng dân tộc và miền núi khó khăn đòi hỏi phải có những nguồn đầu tư lớn để phát triển hạ tầng, thực hiện các chính sách an sinh xã hội…Nhiều dự án quan trọng do nguồn kinh phí còn hạn hẹp hay được cấp không kịp thời cho nên có khi không được thực hiện hoặc thực hiện chậm do đó ảnh hưởng đến kết quả của các chính sách và dự án. Đặc biệt các chương trình, dự án thường diễn ra trong thời gian khá dài không tránh khỏi những những tác động của lạm phát đòi hỏi sự có sự điều chỉnh về kinh phí hỗ trợ, đầu tư ban đầu, tuy nhiên vấn đề bổ sung ngân sách này đòi hỏi phải trải qua quy trình, thủ tục và sự tham gia của nhiều Bộ, ngành, cơ quan liên quan ảnh hưởng đến thời gian thực hiện dự án.
2. Công tác giám sát, kiểm tra hoạt động các chương trình, dự án tại các địaphương phương
Trong quá trình thực hiện các chương trình, dự án tại các địa phương không tránh khỏi những sai xót và hạn chế như chậm tiến độ, tình trạng sử dụng nguồn vốn đầu tư sai mục đích, lãng phí và thất thoát đòi hỏi Vụ và các cơ quan có liên quan phải thường xuyên tổ chức các đoàn giám sát và kiểm tra để tránh những tình trạng trên.
3.Công tác cán bộ
a. Công tác biên chế và tuyển dụng
Vụ với biên chế 26 cán bộ công chức trong khi khối lượng công việc và yêu cầu quá lớn và trên địa rộng tạo nên sức ép trong công việc cũng như việc giám sát, kiểm tra việc thực hiện chính sách tại các địa phương . Điều này đòi hỏi cần phải được bổ sung biên chế, phân công lại công việc một cách hợp lý nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động Vụ.
b. Công tác đào tạo, bồi dưỡng.
Biên chế của Vụ 26 CBCC với trình độ chuyên môn 2 tiến sĩ, 1 thạc sĩ và 23 người có trình độ đại học về cơ bản đáp ứng được yêu cầu của công việc. Tuy nhiên công tác đào tạo, bồi dưỡng cũng cần phải được tổ chức thường xuyên nhằm đáp ứng những yêu cầu của nhiệm vụ công tác. Thường xuyên tổ chức các lớp học nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng phối hợp trong thực thi công việc của các CBCC
trong quá trình thực thi công việc, cử CBCC tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng của Uỷ ban cũng như của các cơ quan và tổ chức có liên quan nhằm nâng cao trình độ và kịp thời nắm bắt những thay đổi phục vụ cho công tác tại Vụ
4.Về tổ chức cơ quan
Do điều kiện khó khăn về trụ sở làm việc khi phải thuê địa điểm cách xa trụ sở của Uỷ ban gây khó khăn trong quá trình thực thi công việc, trong việc liên hệ và phối hợp hoạt động với các phòng ban liên quan trong Uỷ ban. Việc xây dựng trụ sở mới tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, phòng ban trong quá trình hoạt động cần được hoàn thiện.