Các nghiên cứu liên quan

Một phần của tài liệu ứng dụng gis trong xây dựng hệ thống quản lý, thống kê giá trị phát triển bền vững thành phố cần thơ giai đoạn 2010 đến 2013 (Trang 30 - 32)

Hiện nay, Gis được nghiên cứu và ứng dụng trong một số lĩnh vực sau:

Dương Phước Thanh (2013), “ Ứng dụng GIS trong quản lý và đánh giá biến động giá đất tại thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang giai đoạn 2000 – 2013”, đề tài nguyên cứu đã sử dụng ngôn ngữ lập trình MapBasic để tạo ra chương trình quản lý và đánh giá biến động giá đất chạy trên môi trường MapInfo, tác giả đã xây dựng được cơ sỡ dữ liệu giá đất, bản đồ giải thửa và bản đồ loại đất qua các năm, giúp địa phương quản lý đất đến từng thửa đất qua các năm và phục vụ cho việc truy xuất giá đất để tính thuế chuyển mục đích và chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Chương trình quản lý giá đất cho phép: truy xuất giá đất đến từng thửa đất theo số thửa, từng chủ sử dụng, từng tuyến đường khác nhau một cách nhanh chóng và tiện lợi; thống kê dữ liệu giá đất qua từng năm, đồng thời cập nhật giá đất, cập nhật thông tin thửa đất khi có biến động. Bên cạnh những chức năng đó thì việc quản lý giá đất đòi hỏi người quản lý phải cập nhật thông tin về thửa đất, giá đất đầy đủ và thực hiện được tình hình biến động về đất đai.

Dư Quốc Thái (2012), “Ứng dụng GIS quản lý giá đất tại Thị trấn Hộ Phòng, Huyện Giá Rai, Tỉnh Bạc Liêu” tác giả sử dụng ngôn ngữ lập trình MapBasic tạo ra các chức năng như xem giá đất, truy xuất giá, tìm thửa đất, cập nhật giá; ứng dụng kỹ thuật GIS để xây dựng nguồn dữ liệu hình học và phi hình học của các thông tin về giá đất và các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất; kết quả đề tài đã xây dựng được cấu trúc dữ liệu thông tin thửa đất và giá đất.

Lê Văn Điện (2010), “Xây dựng hệ thống thông tin địa lý cơ sở dữ liệu bảo vệ thực vật tỉnh Hậu Giang”, tác giả đã sử dụng ngôn ngữ lập trình của Visual Basic.Net và công cụ nhúng bản đồ MapXtreme để xây dựng cơ sở dữ liệu hình học; cơ sở dữ liệu thuộc tính; hệ thống liên kết, truy xuất và cập nhật thông tin về sâu bệnh hại cây trồng trong từng đợt điều tra. Tuy nhiên, số liệu thu thập được còn hạn chế chưa đầy đủ và cần có đội ngũ chuyên viên thành thạo về GIS, Visual Basic.Net, MapXtreme.

15

Lê Văn Khả (2010), “Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) quản lý giá đất phường An Hòa, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ”, đề tài đã sử dụng ngôn ngữ lập trình Mapbasic để tạo ra chương trình quản lý giá đất. Kết quả đề tài cho thấy được giá đất ở từng vị trí khác nhau từ đó tính ra được giá trị cụ thể của từng thửa đất, ngoài ra còn giúp nhà quản lý truy xuất, bổ sung, cập nhật thông tin một cách nhanh chóng, tiết kiệm nhân lực và kinh phí.

Nguyễn Văn Linh (2013), “Xây dựng chương trình quản lý nông thôn mới và đánh giá tình hình thực hiện nông thôn mới huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long” đề tài ứng dụng ngôn ngữ lập trình MapBasic và phần mềm MapInfo để xây dựng được chương trình quản lý quá trình xây nông thôn mới bằng giao diện tiếng Việt, phần mềm đơn giản cho người dùng, tiết kiệm thời gian và chi phí trong quá trình quản lý, có thể đưa ra ứng dụng thực tế với các chức năng được xây dựng: cập nhật thông tin, hiển thị bản đồ ranh giới hành chính, tìm kiếm kết quả thực hiện nông thôn mới, thống kê tình hình xây dựng nông thôn mới.

Qua các nghiên cứu về GIS trước đây, cho thấy GIS là một công cụ rất hữu ích cho người sử dụng trong việc quản lý và xây dựng thiết kế các chương trình quản lý giá đất, bảo vệ thực vật và nông thôn mới. Vì thế, việc áp dụng GIS trong xây dựng chương trình quản lý, giám sát và đánh giá phát triển bền vững là hoàn toàn phù hợp với thực tế vì phát triển bền vững xu thế chung mà toàn nhân loại đang nổ lực hướng tới cần được giám sát và quản lý tốt.

16

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu ứng dụng gis trong xây dựng hệ thống quản lý, thống kê giá trị phát triển bền vững thành phố cần thơ giai đoạn 2010 đến 2013 (Trang 30 - 32)