Vị trí địa lý và hành chính

Một phần của tài liệu ứng dụng gis trong xây dựng hệ thống quản lý, thống kê giá trị phát triển bền vững thành phố cần thơ giai đoạn 2010 đến 2013 (Trang 27 - 28)

Theo Ủy ban nhân dân Thành phố Cần Thơ (2012), Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng trung – hạ lưu và ở vị trí trung tâm châu thổ đồng bằng sông Cửu Long, trải dài trên 55km dọc bờ Tây sông Hậu.

Thành phố Cần Thơ có tọa độ địa lý 105013’38” – 105050’35” kinh độ Đông và 9055’08” – 10019’38” vĩ độ Bắc.

Phía Bắc giáp tỉnh An Giang.

Phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Vĩnh Long. Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang.

12 Phía Nam giáp tỉnh Hậu Giang.

(Nguồn: www.stnmt.cantho.gov.vn)

Hình 1.1: Bản đồ hành chính Thành phố Cần Thơ

Thành phố Cần Thơ có tổng diện tích tự nhiên là 1.401,61 km2, chiếm 3,49% diện tích toàn vùng. Cần Thơ cũng là thành phố hiện đại và lớn nhất của cả vùng hạ lưu sông Mê Kông.

Đơn vị hành chính của thành phố Cần Thơ gồm 5 quận là Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy, Ô Môn, Thốt Nốt và 4 huyện là Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thới Lai với 85 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn (5 thị trấn, 36 xã, 44 phường).

Ngày 19 tháng 4 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 492/QĐ-TTg Thành lập Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long gồm 4 tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương là: Thành phố Cần Thơ, tỉnh An Giang, tỉnh Kiên Giang và tỉnh Cà Mau nhằm phát huy tiềm năng, vị trí địa lý và các lợi thế so sánh của vùng và từng bước phát triển vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long thành một trong những vùng phát triển lớn về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, có đóng góp lớn vào xuất khẩu nông thủy sản của cả nước. Trong đó, Thành phố Cần Thơ là một cực phát triển, đóng vai trò động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Một phần của tài liệu ứng dụng gis trong xây dựng hệ thống quản lý, thống kê giá trị phát triển bền vững thành phố cần thơ giai đoạn 2010 đến 2013 (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)