Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Hình ảnh người nổi tiếng trên báo chí và việc hình thành hệ giá trị cho giới trẻ việt nam (Trang 78)

2.3.1. Thành tựu

Đảng ta đã khẳng định “Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ 21 có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường XHCN hay không tùy thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ trẻ” [24, tr 80-82]. Để làm được điều này, báo chí được coi là một công cụ đắc lực để chia sẻ, định hướng, xây dựng, bồi dưỡng, hình thành HGT cho từng cá nhân nói riêng và giới trẻ nói chung. Hầu hết thế hệ trẻ đều có nhu cầu tiếp nhận thông tin qua báo in, phát thanh, truyền hình, báo mạng. Đó không chỉ là nhu cầu hàng ngày và thói quen của con người hiện đại, mà đối với giới trẻ còn là ngọn lửa soi sáng, chỉ dẫn và định hướng những chuẩn mực giá trị đạo đức phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam. Ngoài kênh giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội thì báo chí là kênh thông tin sinh động và hiệu quả trong việc hình thành các giá trị đạo đức cho thanh thiếu niên. Qua việc phản ánh hình ảnh những nhân vật nổi tiếng – mối quan tâm của giới trẻ, báo chí đã lựa chọn, cổ vũ, tôn vinh những cống hiến, lao động, tài năng của họ trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Đặc biệt, báo chí còn nhấn mạnh những giá trị đạo đức, tư cách, lối sống, quan điểm, ứng xử của những NNT thành công trong cuộc sống nhưng gần gũi, thân thiện trong đời thường để làm tấm gương sáng cho các bạn trẻ noi theo.

Thông qua những tác phẩm báo chí cụ thể, những nhân vật cụ thể, báo chí đã khai thác họ ở nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau, điển hình là lối sống đẹp, vì cộng đồng, lòng nhân hậu, tình yêu, đam mê, sáng tạo nghệ thuật, có trách nhiệm với gia đình, xã hội .... Đó chính là hình mẫu con người mới, vươn tới Chân- Thiện – Mỹ. Những hình mẫu đó tác động vào tâm tư, mơ ước, lý tưởng, hoài bão của giới trẻ,

72

thúc đẩy họ phải không ngừng học tập, phấn đấu, rèn luyện trở thành người có ích cho xã hội. Những giá trị đó như những mạch nước ngầm tuôn chảy và thấm dần vào ý thức, suy nghĩ của họ để biến thành hành động cụ thể. Đại đa số giới trẻ khẳng định: báo chí tỏ rõ thái độ đề cao, phản ánh hình NNT là đúng đắn và cần thiết. Bởi những nhân vật nổi tiếng đó đã giúp các bạn trẻ thay đổi suy nghĩ và điều chỉnh hành vi, thái độ, sống tốt đẹp hơn.

Qua việc thống kê, phân tích tác phẩm bảo chí; khảo sát thực trạng tiếp nhận các giá trị của hình ảnh NNT trên báo chí hiện nay, chúng tôi khái quát thành 4 xu hướng tiếp nhận tác phẩm báo chí trên hai tờ báo Tuổi trẻ và Tiền phong như sau: - Tính tác động tiêu cực của các thông tin giật gân, khai thác đời tư, phát ngôn gây sok, thời trang của các hotgirl, MC, diễn viên, ca sĩ, người mẫu tăng lên. Mặc dù đa số giới trẻ đều có nhận thức đúng về khái niệm NNT, có ý thức tiếp nhận các giá trị chuẩn mực đạo đức nhưng vẫn có một bộ phận giới trẻ quan tâm đến các thông tin kiểu shock, sến. (chỉ tính riêng trên báo Tiền phong)

- Các tác phẩm viết về các ngôi sao, thần tượng trong lĩnh vực giải trí nhiều hơn hình ảnh những nhân vật nổi tiếng ở các lĩnh vực khác như khoa học, giáo dục, y tế, các chính trị gia… Sự phân bổ tỷ lệ các nhân vật nổi tiếng không đồng đều. Phần lớn nhân vật xuất hiện ngẫu nhiên (chiếm 68%), không theo kế hoạch cụ thể. Các nhân vật nổi tiếng của nước ngoài chiếm tỷ lệ thấp. Vì vậy giới trẻ chủ yếu tiếp nhận các HGT thông qua các nhân vật hoạt động trong giới showbiz.

Công chúng trẻ ở Việt Nam hiện nay có xu hướng thích quan tâm đến các tác phẩm báo chí viết về đời sống giải trí; các ngôi sao điện ảnh, người mẫu, ca sĩ,… hoặc các nhân vật gây shock hơn là các tác phẩm báo chí viết về những NNT ở các lĩnh vực khác. Theo kết quả khảo sát có 11,2% các bạn trẻ thích đọc các thông tin scandal, phát ngôn gây shock của NNT.

- Do chịu ảnh hưởng của sự phát triển mạng internet, báo điện tử và các trang mạng xã hội khác, lượng bạn đọc của báo giấy ngày càng bị thu hẹp lại. Vì thế mức độ ảnh hưởng và tác động của tác phẩm báo chí không được phủ sóng rộng rãi. Có

73

sự khác biệt về xu hướng tiếp nhận các giá trị tác phẩm báo chí theo nhóm tuổi, theo địa lý vùng, miền.

- Giới trẻ tiếp tác phẩm báo chí chủ yếu để giải trí nhiều hơn để học tập. Trong thời đại hiện nay, các bạn trẻ có quá nhiều sự lựa chọn trong việc giải trí, học tập, cơ hội học trên báo chí, đặc biệt là báo giấy không hấp dẫn bằng cách hình thức khác. Tỷ lệ các bạn trẻ đọc báo giấy ngày càng ít đi đã khẳng định nhu cầu của giới trẻ hiện nay đang hướng đến các phương tiện thông tin đại chúng hiện đại hơn.

Tuy không được phủ sóng trên diện rộng và sự tác động đối với giới trẻ chưa được mạnh mẽ nhưng ít nhiều báo chí đã có tác dụng, giúp giới trẻ có những thay đổi trong hành vi và nhận thức. Đặc biệt, đối với các bạn trẻ có nhận thức đúng đắn và giữ thói quen đọc báo giấy thì hình ảnh những NNT vẫn mang lại những giá trị tinh thần, đạo đức chuẩn mực phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam.

Mảng phản ánh hình ảnh NNT trên báo chí là một điểm sáng của tờ báo, gây được sự chú ý và hấp dẫn cho người đọc, tạo hiệu ứng tích cực cho giới trẻ, giúp các nhà lãnh đạo, quản lý cơ quan báo chí và những người trực tiếp tác nghiệp trong lĩnh vực văn hóa- nghệ thuật... có điều kiện tiếp xúc, lấy thông tin, tư liệu về hình ảnh NNT trên báo chí.

Nguyên nhân của các mặt ƣu điểm:

Báo chí ngày càng khẳng định được vai trò và sức mạnh của mình trong xã hội hiện đại. Ngoài việc tham gia vào tất cả các lĩnh vực của đời sống, báo chí còn là công cụ quản lý, điều hành các tiến trình vận động trong xã hội, là phương tiện giáo dục, nâng cao trình độ nhận thức, HGT cho công chúng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, nhìn chung nền báo chí của nước ta đã phát triển đúng tôn chủ mục đích, đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhân dân. Đặc biệt hệ thống báo chí của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã trở thành người bạn đồng hành, là tiếng nói, diễn đàn của thanh niên, đóng góp tích cực vào việc giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, hành vi cho giới trẻ. Việc phản ánh hình ảnh NNT trên

74

báo chí được xem là một phương thức giáo dục, nâng cao ý thức, HGT cho các bạn trẻ.

Có thể khẳng định, báo chí Việt Nam trong những năm qua đã khẳng định năng lực giáo dục giá trị cho giới trẻ. Các nhóm giá trị như: giá trị cốt lõi (hoà bình, tự do, việc làm, gia đình, sức khoẻ, an ninh, tự trọng, công lý, sống có mục đích, niệm tin, tính tự lập, giá trị nghề nghiệp, học vấn...), giá trị cơ bản (sáng tạo, tình bạn, tình yêu...), các giá trị có ý nghĩa (ví dụ cuộc sống đầy đủ vật chất, các giá trị nghệ thuật, cái đẹp...)... đều được chuyển tải qua các thông điệp báo chí. Các tờ báo dành riêng cho vị thành niên và thanh niên ở Việt Nam như: Mực Tím, Hoa Học trò, Thanh Niên, Tiền Phong, Tuổi trẻ luôn bám sát mục tiêu giáo dục giá trị cho thanh niên.

Báo chí góp phần định hướng giá trị thông qua việc thẩm định, đánh giá và định hướng dư luận trong việc định ra chuẩn mực giá trị. Những quan điểm sai lệch, những hành vi lệch chuẩn được báo chí đưa ra phân tích, mổ xẻ, tạo tương tác đã phần nào tác động nhiều chiều đến công chúng. Khi sử dụng phương pháp tiếp cận giá trị, các nhà báo, nhà truyền thông đã sử dụng kỹ thuật thiết kế thông điệp báo chí, sử dụng linh hoạt các thể loại, các dạng bài báo chí để thực hiện được mục tiêu giáo dục giá trị cho giới trẻ. Báo chí giáo dục giá trị bởi thông tin xác thực, khách quan, được lựa chọn dựa trên nguyên lý gắn với mục tiêu giáo dục giá trị.

Có được kết quả đó là do:

Báo Tuổi trẻ và Tiền phong đã bám sát quan điểm, đường lối của Đảng, coi trọng việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước theo phương châm phát triển đi đôi với quản lý tốt. Để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của công chúng, báo Tuổi trẻ và Tiền phong đã nâng cao chất lượng, đổi mới hình thức, in ấn theo hướng hiện đại hóa, nâng cao trình độ phóng viên, biên tập viên, cải tiến, thay đổi phương thức tác nghiệp, đổi mới thông tin, đảm bảo chất lượng và hiệu quả cao.

Trong xu thế cạnh tranh và thị hiếu ngày càng cao của công chúng, về cơ bản báo Tuổi trẻ và Tiền phong đã xây dựng được kế hoạch tuyên truyền, chủ động

75

được nội dung và thời gian cho công việc, huy động được tối đa năng lực sáng tạo của đội ngũ người làm báo.

Việc xây dựng và duy trì các chuyên mục phù hợp với độ tuổi, chủ đề; tìm tòi, sáng tạo trong chọn lựa nhân vật, đã tạo được sức hấp dẫn đặc biệt đối với công chúng.

Báo Tuổi trẻ và Tiền phong đã có sự phối hợp tương đối chặt chẽ với các cơ quan chủ quản, các ban, ngành liên quan để có nhiều thông tin đa dạng.

Đội ngũ phóng viên, biên tập viên trẻ, nhiệt huyết, đáp ứng được cách làm báo hiện đại.

2.3.2. Hạn chế:

2.3.2.1 Hình ảnh người nổi tiếng phản ánh chưa đồng đều:

Qua khảo sát 278 tác phẩm viết về NNT trên hai tờ báo Tuổi trẻ và Tiền phong từ tháng 3/2014 đến tháng 3/2015: chiếm tỷ lệ cao nhất là ca sỹ ( 31,3%). Điều đó cho thấy, trong quan niệm của nhà báo, NNT phải là những người hoạt động trong giới showbiz. Một số NNT trong các lĩnh vực khác như bác sĩ, chính khách, họa sĩ, nhà khoa học, nhà toán học, nhà văn, nhà thơ... được phản ánh với tỷ lệ thấp . (xem phụ lục 5)

Phần lớn các tác phẩm báo chí đều phản ánh hình ảnh NNT trong nước, hình ảnh các nhân vật nổi tiếng nước ngoài gần như bỏ trống.

Các khía cạnh về nhân vật NNT chưa được được khai thác phong phú, da dạng. Tính nhân văn, lòng nhân hậu của NNT được phản ánh với tỷ lệ thấp (8,6%) Qua các thao tác thống kê đơn thuần cho thấy các lĩnh vực của NNT chưa được chia thành các tỷ lệ tương xứng, điều đó chứng tỏ vấn đề quan niệm, nhận thức về NNT trong chính bản thân của các nhà báo còn lệch lạc.

76

Bảng 2.8: Bảng thống kê về tính định kỳ trên báo Tuổi trẻ và Tiền phong

(Nguồn: Số liệu thống kê của tác giả Luận văn năm 2015)

Qua bảng thống kê trên cho thấy, báo Tuổi trẻ và Tiền phong đã không có một kế hoạch, định hướng cụ thể trong việc phản ánh hình ảnh NNT. Hình ảnh NNT xuất hiện ngẫu nhiên chiếm đến 171/278 tác phẩm báo chí, chiếm 68%, trong khi các bài viết có tính định kỳ chỉ có 14 bài, chỉ chiếm 5%. Điều này chứng tỏ các nhà báo đưa tin, bài, ảnh về NNT một cách ngẫu hứng, thiếu hệ thống, gây khó khăn cho người đọc vì không thể theo dõi thường xuyên những nhân vật mà họ yêu thích.

2.3.2.3. Hình ảnh người nổi tiếng được đánh giá theo chủ quan của nhà báo

Qua khảo sát cho thấy, khi thể hiện nhân vật, các nhà báo đã dùng sự chủ quan của mình để đánh giá, làm cho bài viết thiếu tính khách quan và công bằng. Báo Tiền phong có đến 96,8% tỷ lệ bài viết do nhà báo đánh giá nhân vật, còn báo Tuổi trẻ có 80%. Các đánh giá do đồng nghiệp, công chúng và các chuyên gia nói về NNT chiếm tỷ lệ rất thấp, điều đó cho thấy các nhà báo đã phản ánh về họ một cách phiến diện, áp đặt.

2.3.2.4. Nội dung thông tin còn nghèo nàn: Sử dụng thể loại chủ đạo là tin để phản ánh NNT, Báo Tiền phong nhiều lúc sa vào sơ sài, cẩu thả. Báo khai thác nhiều về đời tư và scandal nhân vật, gây phản cảm cho người đọc và ảnh hưởng đến chất lượng của của tờ báo.

77

2.3.2.4 Thông tin một chiều: Hình ảnh NNT trên báo Tuổi trẻ và Tiền phong được phản ánh theo một chiều. Nhân vật chưa được khai thác theo nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau. NNT xuất hiện trên báo chí thiếu sinh động, hấp dẫn.

Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại:

Sự mất cân đối nghiêm trọng về thông tin, hình ảnh, chân dung NNT trên báo Tuổi trẻ và Tiền phong đã gây sự lệch chuẩn trong quan niệm, suy nghĩ và hành vi của giới trẻ. Hiện tượng đánh giá, bình luận nhân vật theo chủ quan của nhà báo về nhân vật nổi tiếng đã tạo nên sự phiến diện. Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức, quan điểm của một số nhà báo và nhà quản lý chưa rõ ràng. Bản thân họ vẫn có quan niệm lệch lạc về khái niệm NNT. Một số nhà báo ý thức chính trị, tôn trọng pháp luật, luật báo chí chưa cao.

Một số nhà báo thiếu kinh nghiệm, nghiệp vụ non yếu, chạy theo thị trường đã đưa một số thông tin giật gân, câu view, ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi của giới trẻ. Một số phóng viên, biên tập viên có tác phong làm việc thiếu nghiêm túc, dễ dãi trong quá trình khai thác tư liệu nên các tác phẩm báo chí nội dung hời hợt, thiếu sáng tạo. Đặc biệt bộ phận biên tập, kiểm duyệt đã có phần dễ giãi, để lọt những thông tin, hình ảnh thiếu trung thực, gây mất uy tín của tờ báo.

Nguyên nhân của tình trạng thông tin nghèo nàn một phần do nguồn nhân lực cán bộ thiếu, yếu, điều kiện cọ xát thực tế của phóng viên ít, nhận thức về nhân vật nổi tiếng chưa rõ ràng, các nhân vật phản ánh còn mang tính ngẫu hứng, chưa có tính hệ thống và định kỳ. So với phóng viên theo dõi các mảng khác, chế độ ưu đãi cho phóng viên viết về mảng đề tài về NNT còn hạn chế. Đối tượng phản ánh là ngôi sao, nên khó tiếp cận, khó sắp xếp lịch làm việc, quá trình tác nghiệp của phóng viên bị đảo lộn. Việc chạy theo định mức bài, vở hàng tháng của phóng viên cũng là một áp lực gây nên tình trạng chất lượng bài vở, thông tin nghèo nàn; kìm hãm sự sáng tạo và khả năng phát hiện của phóng viên. Nhiều bài viết chỉ dừng lại ở mức độ phản ánh, chưa đi sâu vào khai thác những giá trị cốt lõi của nhân vật.

Hiện nay, đội ngũ làm báo vừa thiếu lại vừa yếu, không đồng đều về trình độ, năng lực; một số phóng viên, biên tập viên phải kiêm nhiệm nhiều việc nên còn

78

nhiều bất cập. Qua tiếp xúc với các phóng viên của báo Tuổi trẻ và Tiền phong được biết, mảng viết về NNT được các phóng viên văn hóa- văn nghệ thực hiện. Hiện nay, chưa có bộ môn hay trường lớp đào tạo nào dạy về cách tiếp cận, khai thác về mảng để tài nhạy cảm và mang tính đặc thù này.

Một trong những nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém là do công tác quản lý báo chí còn bị buông lỏng, thiếu đồng bộ, kém hiệu quả. Sự chỉ đạo của cơ quan chủ quản thiếu cụ thể, thường xuyên. Việc quản lý của các tòa soạn báo đối với sản phẩm của mình chưa thật chặt chẽ. Các cơ quan chủ quản thiếu những biện pháp cụ thể, kiên quyết để xử lý, khắc phục kịp thời các khuyết điểm của báo chí.

Một phần của tài liệu Hình ảnh người nổi tiếng trên báo chí và việc hình thành hệ giá trị cho giới trẻ việt nam (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)