Khái quát báo Tuổi trẻ và báo Tiền phong

Một phần của tài liệu Hình ảnh người nổi tiếng trên báo chí và việc hình thành hệ giá trị cho giới trẻ việt nam (Trang 49)

- Báo Tiền phong: Báo Tiền phong là cơ quan Trung ương của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, ra đời ngày 16/11/1953 tại chiến khu Việt Bắc (bản Dõn, xã Minh Thanh, Sơn Dương, Tuyên Quang). Hiện nay, báo có trụ sở tại số 15 Hồ Xuân Hương- Hà Nội. Theo ông Lê Xuân Sơn - Tổng biên tập báo Tiền phong, tính đến tháng 8/2015, báo ra hàng ngày với 16 trang/kỳ, số lượng 41.400 bản/kỳ, phát hành trên phạm vi toàn quốc.

Từ một toà soạn nhỏ gọn, hiện nay báo Tiền phong có 9 ban phóng viên tại toàn soạn, gồm Thời sự- Chính trị, Kinh tế, Thanh niên, Khoa giáo, Phóng sự, Văn nghệ, Pháp luật, Quốc tế, Thể thao. Báo có các Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh, khu vực miền Trung, khu vực Tây Nguyên, khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Ban đại diện tại Nghệ An…

Cùng với sự đổi mới của đất nước và sự phát triển của báo chí, báo Tiền phong đã tích cực đổi mới về nội dung và hình thức, phương pháp tiếp cận bạn đọc trẻ, đã phát hiện và kịp thời biểu dương các nhân tố mới, các gương thanh niên tiêu biểu; dũng cảm đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực, bảo vệ quyền lợi chính đáng của thanh thiếu niên, góp phần làm lành mạnh xã hội, giữ được niềm tin của tuổi trẻ và của xã hội vào Đảng, vào chế độ xã hội chủ nghĩa. Tờ báo cũng đã khởi xướng và tổ chức nhiều hoạt động xã hội, nhiều cuộc thi, nhiều phong trào và nhiều diễn đàn có quy mô toàn quốc, uy tín, thu hút hàng triệu bạn trẻ tham gia, gây được hiệu ứng tích cực trong xã hội. Cùng với tờ báo ra hàng ngày, báo Tiền phong phát hành thêm nhiều ấn phẩm: báo tuần, báo tháng, tiền phong cuối tuần…, đáp ứng nhu cầu cho đối tượng thanh niên.

Báo Tiền phong ổn định với 15 chuyên mục: Thời sự, Xã hội, Kinh tế, Khoa giáo, Giới trẻ, Văn hoá- Văn nghệ, Phóng sự, Bạn đọc, Pháp luật, Quốc tế, Xã hội, Thể thao, Thời sự, Doanh nghiệp phát triển.

43

Báo đã phản ánh hình ảnh NNT trên các chuyên mục chính: Văn hoá- Văn nghệ, Tin sao, Nhân vật, Giới trẻ.

- Báo Tuổi trẻ: Báo Tuổi trẻ ra đời ngày 2/9/1975, là cơ quan của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hồ Chí Minh với bốn ấn phẩm: Nhật báo Tuổi trẻ, Tuần báo, Tuổi trẻ cười và báo điện tử Tuổi trẻ. Lúc đầu các chuyên mục còn sơ sài, ngày nay báo Tuổi trẻ đã có nhiều cải tiến, đáp ứng được nhu cầu của công chúng trong và ngoài nước. Theo ông Đà Trang- Trưởng đại diện báo Tuổi trẻ tại Hà Nội, tính đến tháng 8/2015, báo Tuổi trẻ ngày phát hành 300 ngàn bản/kỳ; báo Tuổi trẻ cuối tuần; 25 ngàn bản/kỳ.

Tuổi trẻ là tờ báo phía Nam đặt văn phòng đại diện đầu tiên tại Hà Nội năm 1990. Ngoài ra, báo còn có các văn phòng đại diện tại: Hải Phòng, Nghệ An, Đà Nẵng, Huế, Bình Định, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Cần Thơ, Đắk Lắk, Đồng Nai, Tiền Giang

Báo Tuổi trẻ là một trong những tờ báo hàng đầu của Việt Nam hiện nay. Ngoài việc tiếp cận cách làm báo hiện đại, báo còn quy tụ được một lực lượng phóng viên giỏi, giàu kinh nghiệm và nhiệt huyết. Trong nhiều năm liền, báo Tuổi trẻ đi đầu trong việc đấu tranh chống tham nhũng, phản ánh các vấn đề thời sự nóng hổi của xã hội. Báo còn tạo ra nhiều diễn đàn, phong trào lớn, thu hút hàng triệu thanh niên tham gia như phong trào tình nguyện, chiến dịch mùa hè xanh, tiếp sức mùa thi, thắp sáng ước mơ, hạt giống Việt... Đặc biệt, đối với mảng văn hóa- văn nghệ và trên một số chuyên mục khác, báo Tuổi trẻ đã có chọn lọc, sáng tạo khi phản ánh hình ảnh NNT trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Các nhân vật xuất hiện trên báo Tuổi trẻ đã có sức ảnh hưởng và tác động tích cực đến công chúng trẻ.

Hình ảnh NNT thường xuất hiện trên các chuyên mục sau của báo Tuổi trẻ: Giáo dục – Khoa học, Văn hoá - Văn nghệ- Giải trí, Thời sự, Nhịp sống trẻ, Sống khoẻ, Thế giới sách, Bạn đọc và Tuổi trẻ, Đời nghệ sĩ, Cuộc sống quanh ta, Nhân vật.

44

Báo Tuổi trẻ và Tiền phong là hai đại diện tiêu biểu cho mảng báo in, có tần suất sử dụng hình ảnh NNT khá nhiều với các chuyên mục, bài viết hấp dẫn, có giá trị với công chúng. Đây là một trong những ấn phẩm có uy tín ở Việt Nam hiện nay.

Tìm hiểu thực trạng, hiệu quả của việc phản ánh hình ảnh NNT trên hai tờ báo dành cho thanh niên và sự ảnh hưởng đối với HGT của giới trẻ là mục tiêu cơ bản của luận văn này. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát hai tờ báo Tuổi trẻ và Tiền phong trong thời gian từ tháng 3/2014 đến tháng 3/2015. Thao tác khảo sát tác phẩm được tiến hành trên các mặt:

- Khảo sát số lượng và cơ cấu tác phẩm - Khảo sát nội dung tác phẩm

- Khảo sát hình thức tác phẩm

- Khảo sát việc ảnh hưởng HGT cho giới trẻ.

Tiểu kết chƣơng I

Toàn bộ nội dung Chương I, với đề mục “Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phản ánh hình ảnh NNT trên báo Tuổi trẻ và Tiền phong”, chúng tôi đã sử dụng tri thức về mặt lý luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu để làm nền tảng, định hướng. Tại đây, chúng tôi đã làm rõ một số vấn đề sau:

- Các khái niệm liên quan như “ Giá trị, hệ giá trị” ; “Giới trẻ”, “Người nổi tiếng”; “Hình ảnh người nổi tiếng”.

- Giới hạn phạm vi về HGT, giới trẻ và NNT được đề cập trong luận văn

- Quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về việc giáo dục, xây dựng và phát triển HGT cho con người Việt Nam nói chung và giới trẻ nói riêng.

- Ảnh hưởng của thông điệp hình ảnh NNT trên báo chí đối với việc hình thành hệ giá trị cho giới trẻ

- Một số nội dung giáo dục HGT cho giới trẻ của báo chí Việt Nam hiện nay

- Các mặt ảnh hưởng của thông điệp hình ảnh NNT đối với HGT giới trẻ. (ảnh hưởng tích cực, ảnh hưởng tiêu cực)

- Phương thức tiếp nhận và cơ chế tác động của tác phẩm báo chí với đối với giới trẻ. - Vấn đề đạo đức nghề nghiệp của các nhà báo khi phản ánh hình ảnh NNT.

45

Những cơ sở lý luận trên là nền tảng cơ bản để chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng hình ảnh, thông điệp NNT trên báo Tuổi trẻ, Tiền phong và sự ảnh hưởng đến HGT của giới trẻ Việt Nam.

46

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG GIỮA THÔNG ĐIỆP HÌNH ẢNH NGƢỜI NỔI TIỂNG VÀ VIỆC HÌNH THÀNH HỆ GIÁ TRỊ CHO GIỚI TRẺ TRÊN

BÁO TUỔI TRẺ VÀ TIỀN PHONG (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1. Nội dung thông điệp hình ảnh ngƣời nổi tiếng trên báo Tuổi trẻ và Tiền phong

2.1.1. Tần suất hình ảnh người nổi tiếng trên báo Tuổi trẻ và Tiền Phong

Trong thời gian khảo sát (tháng 3/2014 - tháng 3/2015), báo Tiền phong và Tuổi trẻ đều có tin, bài phản ánh hình ảnh NNT, cụ thể như sau:

Báo Tuổi trẻ số hàng ngày có 20 trang, trong đó có các chuyên mục Thời sự, Kinh tế, Bạn đọc và Tuổi trẻ, Nhịp sống trẻ, Sức khỏe, Doanh nghiệp đời sống, Giáo dục khoa học, Giáo dục - Hướng nghiệp, Thể thao, Phóng sự, Châu Á sống động, Thế giới hôm nay, Văn hóa- Nghệ thuật- Giải trí, Văn hóa- Thể thao, Pháp luật .

Báo Tuổi trẻ Chủ nhật có 24 trang, ngoài các chuyên mục như báo Tuổi trẻ hàng ngày, Tuổi trẻ Chủ nhật có thêm các chuyên mục “Cuộc sống quanh ta”, Văn hóa- Nghệ thuật- Giải trí, chuyên mục “ Văn hóa –Nghệ thuật”

Qua khảo sát từ tháng 3/2014 đến tháng 3/2015, báo Tuổi trẻ có 120 tin, bài, trong đó có 115 bài và 5 tin.

Báo Tiền phong hàng ngày có 16 trang, trong đó dành 2-3 trang đưa tin và hình ảnh về NNT trên các chuyên mục: Giới trẻ, Văn hóa.

Báo Tiền phong Chủ nhật có 20 trang, dành các chuyên mục Tin sao, Nhân vật viết về người nổi tiếng. Tính từ tháng 3/2014 đến tháng 3/2015, báo Tiền phong có 158 tin, bài về hình ảnh người nổi tiếng, trong đó có 102 tin và 56 bài.

* Cơ cấu các tác phẩm báo chí phản ánh về hình ảnh của ngƣời nổi trên báo Tuổi trẻ và Tiền phong

47

Bảng 2.1: Biểu đồ tỷ lệ tin, bài trên báo Tuổi trẻ và Tiền phong từ tháng 3/2014 đến tháng 3/2015

( Nguồn: Số liệu thống kê của tác giả Luận văn năm 2015)

Như vậy, tuy mức độ có khác nhau, nhưng báo Tuổi trẻ và Tiền phong đều đã quan tâm đến đề tài người nổi tiếng với những giá trị định hướng cho giới trẻ. Với thể loại bài chiếm ưu thế (95,8%), báo Tuổi trẻ đã đề cập đến hình ảnh NNT một cách đa dạng và phong, thể hiện sự đầu tư có chiều sâu của phóng viên khi phân tích và lựa chọn nhân vật. Khác với báo Tuổi trẻ, thể loại tin trên báo Tiền phong chiếm ưu thế lớn (64,6 %). Do khác nhau về tôn chỉ, mục đích, báo Tiền phong mang phong cách trẻ trung hơn với các dạng tin ngắn, “tin hot”, chỉ phản ánh một khía cạnh nhỏ của nhân vật. Thông tin chủ yếu hướng vào các nhân vật nổi tiếng có nhiều scandal, nhằm thu hút độc giả.

2.1.2. Nội dung thông điệp hình ảnh ngƣời nổi tiếng trên báo Tuổi trẻ và Tiền phong

Qua nghiên cứu bằng phương pháp phân tích nội dung của 278 tác phẩm báo chí, chúng tôi nhận diện 10 nhóm nội dung mà các tác phẩm báo chí thuộc diện khảo sát thể hiện bao gồm:

48

Khảo sát trên 278 số báo có 93/278 tác phẩm báo chí (chiếm 33,5%) viết về lao động nghệ thuật; 61/278 tác phẩm (chiếm 21,9%) viết về sự cống hiến của NNT. Con số trên khẳng định lao động, cống hiến là yếu tố được các nhà báo khai thác nhiều nhất, đó là thước đo đẳng cấp, vị trí của NNT.

Hình ảnh được khắc hoạ trang trọng và nổi bật nhất là Giáo sư, Nhà toán học Ngô Bảo Châu. Báo chí đã dành một sự quan tâm đặc biệt

đối với ông, về những đóng góp và thành công trong học tập và lao động của Giáo sư. Báo chí còn ghi nhận những nỗ lực, cống hiến của ông trong vai trò là người ươm mầm, nâng bước những tài năng toán học của nước nhà. Bài “ GS Ngô Bảo Châu: Cần nuôi dưỡng những ước mơ cao đẹp” (Báo Tiền phong ngày 12/1/2015) viết: “Năm 2015 của GS Ngô Bảo Châu đã được khởi đầu bằng chuỗi sự kiện có ý nghĩa, trong đó điểm nhấn là lễ ra mắt vườn ươm tài năng….GS chia sẻ: Để có một xã hội văn minh, tiến bộ chúng ta rất cần những tài năng, rất cần sự gắn bó giữa người trưởng thành với các bạn trẻ, giữa các bạn trẻ với nhau. Vườn ươm tài năng sẽ là nơi khởi đầu cho những sự gắn bó đó…”

Trong lĩnh vực kịch nói, hình ảnh Nghệ sĩ nhân dân Lê Khanh được khắc họa là một tấm gương cần cù, chịu khó. Cuộc đời nghệ thuật của chị đã để lại nhiều vai diễn ấn tượng, được công chúng đón nhận. Người nghệ sĩ này còn được trân trọng ở lối sống giản dị, khiêm nhường. Không chỉ đẹp bằng những vai diễn trên sân khấu, Nghệ sĩ nhân dân Lê Khanh còn đẹp ở vai trò người mẹ, người vợ, người đồng nghiệp. Bài “Khuôn mặt lạ của Lê Khanh” báo Tuổi trẻ Chủ nhật ngày 9/3/2014) viết: “Sau tốt nghiệp, Lê Khanh ra mắt cương vị đạo diễn bằng vở Nhà ôsin, kịch bản Nguyễn Huy Thiệp. Cũng phong cách ấy, Khanh chọn cách kể theo sát tinh thần Nguyễn Huy Thiệp: vở diễn phải vui vẻ và không bi kịch. Chịu ảnh hưởng từ thầy Nghi, chỉ dựng kịch bản có ít nhất một nhân vật chính đáng yêu về thân phận kịch... Lê Khanh đã "chuyển ngữ" khá tinh tế một kịch bản nghiêng về cái đọc, phi- xung-đột, sang vở diễn có cái để xem với phong cách tươi tắn, hiện đại”...

Hình ảnh tiêu biểu được báo Tuổi trẻ hết sức quan tâm là nữ đạo diễn, diễn viên Hồng Ánh. Tuy xuất thân là một diễn viên múa nhưng Hồng Ánh lại tỏa sáng ở

49

các vai diễn điện ảnh. Sự xuất hiện của Hồng Ánh thường mang lại cảm giác an tâm cho vai diễn. Hình ảnh của chị gắn liền với vẻ cam chịu, hy sinh của người phụ nữ trong chiến tranh và trong thời bình. Với lối diễn xuất sâu lắng và tìm tòi, sáng tạo trong từng vai diễn, Hồng Ánh là cái tên sáng giá trong làng điện ảnh Việt Nam. Cũng giống như đàn chị - Nghệ sĩ nhân dân Lê Khanh, nghệ sĩ Hồng Ánh còn là cái tên sạch trong giới nghệ sĩ. Chị từng ứng cử Đại biểu quốc hội. Không chịu dừng lại ở vai trò của một diễn viên điện ảnh, chị còn thử sức ở nhiều vai trò khác nhau: đạo diễn, diễn viên kịch nói. Nhiều bộ phim do chị làm đạo diễn đã có chất lượng tốt, được công chúng đón nhận. Bài “Hồng Ánh giữa 4 thế giới”- (Báo Tuổi trẻ Chủ nhật ngày 27/4/2014) viết: “Đó là 4 thế giới của Hồng Ánh: phim ảnh, sân khấu, gia đình và cuộc sống riêng. Ở thế giới nào cô cũng tạo cho người ta cảm giác “em hồn nhiên rồi em sẽ bình yên”.

Người nghệ sĩ được nhắc đến 10 lần trong một năm (từ tháng 4/2014 đến tháng 4/2015) trên báo Tuổi trẻ là nghệ sĩ ưu tú Thành Lộc. Khó có thể phủ nhận được vai trò và tài năng của Thành Lộc trên sân khấu kịch nói thành phố Hồ Chí Minh. Anh được gọi là phù thủy sân khấu, biến hóa qua từng vai diễn và vai trò khác nhau. Vừa là một diễn viên, anh còn làm đạo diễn, viết sách, giám khảo của nhiều cuộc thi “hot” trên truyền hình. Ở vai trò nào, anh cũng được đánh giá là người tài năng và có sức hấp dẫn lớn đối với công chúng.

Tấm gương lao động nghệ thuật của anh đã truyền cảm hứng cho các thế hệ diễn viên trẻ trên sân khấu và trong cuộc sống. Các bài viết về Nghệ sĩ Ưu tú Thành Lộc: “NSƯT Thành Lộc: “đau mà vui” với nghề” (Báo Tuổi trẻ ngày 21/5/2015); “ Thành Lộc ra mắt tự truyện” (Báo Tuổi trẻ ngày 20/1/2015”; “ Trái Tim nhảy múa (Báo Tuổi trẻ ngày 12/1/2015)….

Nội dung 2:Quan điểm sống, phát ngôn của ngƣời nổi tiếng

Qua bảng thống kê (phụ lục 1) cho thấy, có 102 /278 (chiếm 36,7%) tác phẩm báo chí thể hiện quan điểm sống, 182/278 ( chiếm 65,5%) tác phẩm báo chí phản ánh phát ngôn của NNT, điều đó chứng tỏ, báo Tuổi trẻ và Tiền phong đã phát huy tối đa sức ảnh hưởng của họ để tạo hiệu ứng trong công chúng.

50

Phân tích văn bản tác phẩm báo chí cho thấy, phát ngôn, quan điểm sống của NNT được phản ánh theo hai chiều hướng khác nhau:

- Khẳng định - Phủ định Cụ thể như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.2: Bảng thống kê các quan điểm, phát ngôn của ngƣời nổi tiếng trên báo Tuổi trẻ và Tiền phong

Tên báo Khẳng định quan điểm sống Khẳng định phát ngôn Phủ định quan điểm sống Phủ định phát ngôn Báo Tiền phong Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 32 11,5 36 12,9 16 5,8 87 31,3 Báo Tuổi trẻ 65 23,4 70 25,2 0 0 2 0,7

( Nguồn: Số liệu thống kê của tác giả Luận văn năm 2015) Qua bảng thống kế cho thấy báo Tiền phong có số lượng tin, bài phủ định giá trị phát ngôn rất lớn (87 tin, bài, chiếm 31,3%), còn báo Tuổi trẻ thì gần như khẳng định 100% quan điểm sống và phát ngôn của nhân vật. Sự khác biệt này cho thấy, báo Tuổi trẻ và và báo Tiền phong đi theo hai tôn chỉ mục đích khác nhau. Nếu như báo Tuổi trẻ thiên về hình ảnh những NNT có uy tín, được cộng đồng thừa nhận về tài năng nghề nghiệp cũng như đạo đức, lối sống thì báo Tiền phong lại nghiêng về hình ảnh NNT theo xu thế hiện nay của giới trẻ: hot, giật gân, câu

Một phần của tài liệu Hình ảnh người nổi tiếng trên báo chí và việc hình thành hệ giá trị cho giới trẻ việt nam (Trang 49)