CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƢ VẤN ĐẦU TƢ VÀ XÂY DỰNG
2.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
2.2.2.1.Phân tích quy mô và cơ cấu tài sản ngắn hạn
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì việc đầu tư vào TSNH là hết sức cần thiết bởi TSNH là một bộ phận quan trọng và có sự biến đổi nhanh chóng trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Quy mô và cơ cấu trong TSNH còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và nó có tác động lớn đến kết quả kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng tài sản nói riêng của doanh nghiệp.
Đối với Công ty Cổ phần tư vấn đầu từ và xây dựng công trình 1, trong những năm qua quy mô và cơ cấu của TSNH cũng đã có sự thay đổi tùy theo chiến lược phát triển của Công ty cũng như các tác động của môi trường kinh doanh. Bảng 2.4 và biểu đồ 2.2 dưới đây sẽ cho ta thấy cái nhìn tổng quát về cơ cấu TSNH của Công ty trong giai đoạn 2011-2013.
Nhận xét:
Trong 3 năm vừa qua, cơ cấu TSNH của Công ty Cổ phần tư vấn đầu từ và xây dựng công trình 1 có sự thay đổi rõ rệt qua từng năm. Trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất là các khoản phải thu ngắn hạn (hơn 50%), còn tiền và các khoản tương đương tiền, HTK, TSNH khác chiếm mức tỷ trọng thấp hơn trong cơ cấu TSNH.
Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền: Trong giai đoạn 2011-2013, ta có thể thấy khoản mục này chiếm tỷ trọng không quá lớn trong cơ cấu tài sản của công ty. Tiền và các khoản tương đương tiền trong 3 năm lần lượt chiếm 16,45%, 11,89% và 20,21% trong tỷ trọng cơ cấu tài sản ngắn hạn. Năm 2012 tiền và các khoản tương đương tiền giảm 839.242.517 đồng tương ứng với 21,69%. Nguyên nhân là do công ty đã dùng một khoản tiền lớn để chi trả nợ gốc vay. Từ năm 2012 đến năm 2013 khoản mục này lại tăng mạnh từ 3.029.662.964 đồng lên đến 5.567.549.907 đồng ứng với khoản tăng 2.537.886.943, tốc độ tăng là 83,77%. Bên cạnh việc thu chi bằng tiền mặt, công ty cũng đã trích ra một phần để gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 01
36
tháng tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam với lãi suất 6%/năm. Mặc dù dự trữ tiền mặt có thể dễ dàng đối phó với những bất thường xảy ra, nâng cao khả năng thanh toán tức thời cũng như dễ dàng chớp được các cơ hội kinh doanh nhưng việc này làm cho vốn bị ứ đọng, giảm tốc độ luân chuyển và hiệu quả sử dụng vốn.
Các khoản phải thu ngắn hạn: Đây là một khoản mục luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của công ty nói chung và cơ cấu TSNH nói riêng. Nguyên nhân của tình trạng này là do xuất phát từ đặc điểm ngành của công ty. Công ty chủ yếu thi công theo các đơn đặt hàng từ các nhà đầu tư thông qua hình thức đấu thầu hoặc chỉ định thầu, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường như hiện nay để giành được hợp đồng là rất khó khăn. Do đó bên cạnh các cố gắng khác, công ty phải chấp nhận các điều khoản bất lợi trong thanh toán để tạo lợi thế cạnh tranh. Cụ thể năm 2011 giá trị các khoản phải thu ngắn hạn là 15.498.945.462 đồng chiếm 65,89% tỷ trọng TSNH, năm 2012 các khoản phải thu ngắn hạn tăng 4.864.826.253 đồng so với năm 2011 tương ứng với mức tăng 31,39% và tăng tỷ trọng của các khoản phải thu lên 79,91%. Tuy nhiên sang năm 2013 các khoản phải thu ngắn hạn giảm 6.166.718.913 đồng tương ứng với mức giảm 30,28% khiến cho tỷ trọng của các khoản phải thu trong năm giảm xuống còn 51,54% trong cơ cấu TSNH. Có những sự thay đổi về các khoản phải thu trong giai đoạn này đó là do trong năm 2012 Công ty đã áp dụng chính sách nới lỏng tín dụng thương mại đối với khách hàng với mục đích tăng số lượng khách hàng từ đó tăng doanh thu, chính vì vậy ta có thể thấy giá trị của các khoản phải thu trong năm 2012 tăng lên một cách rõ rệt cụ thể là 4.864.726.253 đồng so với năm 2011. Tuy vậy chính sách nới lỏng tín dụng có tác dụng nâng cao khả năng kinh doanh nhưng nó cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định.Cụ thể rủi ro từ việc khách hàng không thanh toán sẽ tăng lên, kèm theo đó là các chi phí quản lý nợ phát sinh. Năm 2013 khoản này giảm 6.166.718.913 đồng từ 20.363.671.715 đồng năm 2012 xuống còn 14.196.952.802 đồng tương ứng với mức giảm 30,28% làm cho tỷ trọng của các khoản phải thu giảm xuống còn 51,54% trong cơ cấu TSNH. Điều nay cho thấy công ty đã nhận ra các rủi ro trên và thắt chặt tín dụng lại. Tuy nhiên các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng còn có một quy định mang tính bắt buộc trong phương thức thanh toán đó là để lại 5% giá trị công trình để bảo hành. Thực tế vẫn còn một số chủ đầu tư cố tình thanh toán chậm. Có thể nói khoản phải thu ngắn hạn của Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng công trình 1 có thay đổi thường xuyên, cụ thể:
- Phải thu khách hàng:
Năm 2012 khoản mục này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tỷ trọng của các khoản phải thu, cụ thể vào năm 2012 chỉ tiêu này tăng 3.957.297.864 đồng tương ứng tăng 27,32% so với năm 2011 và chiếm 72,36% trong cơ cấu TSNH. Đến năm 2013, khoản
37
phải thu khách hàng của công ty lại giảm tới 6.436.636.894 đồng tương ứng giảm 34,91% và tỷ trọng của khoản mục này giảm xuống còn 43,57% trong cơ cấu TSNH. Như đã phân tích ở trên, năm 2012 công ty có sự nới lỏng tín dụng nhằm mục đích thu hút khách hàng, nhưng sang đến năm 2013 chính sách tín dụng đã được công ty quản lý chặt chẽ hơn. Công ty hạn chế việc để khách hàng chiếm dụng vốn tuy nhiên việc này cũng làm giảm khả năng tìm kiếm, hợp tác của khách hàng với công ty trên thị trường cạnh tranh đầy biến động như hiện nay.
- Trả trước cho người bán:
Nhìn chung các khoản trả trước cho người bán không chiếm tỷ trọng nhiều trong cơ cấu TSNH nói chung cũng như các khoản phải thu ngắn hạn nói riêng. Khoản trà trước cho người bán của công ty giảm dần và giảm nhanh qua các năm, cụ thể: năm 2012 giảm 120.000.000 đồng ứng với 88,89% chiếm tỷ trọng 0,06% trong cơ cấu TSNH, đến năm 2013 thì giàm 15.000.000 còn 0 đồng tức đến thời điểm này công ty không trả trước cho người bán nữa. Điều này là do các công trình do công ty thi công đang đi vào hoàn thiện nên nhu cầu về nguyên vật liệu không lớn.
- Các khoản phải thu khác:
Phải thu khác của công ty bao gồm bảo hiểm thất nghiệp, phải thu từ các xí nghiệp trực thuộc, các cá nhân và các đối tượng khác. Năm 2012 các khoản phải thu này tăng 1.188.201.523 đồng tương ứng tăng 88,30%. Sở dĩ tăng mạnh như vậy là do lượng tiền phải thu từ các xí nghiệp đều tăng nhiều, cho thấy công ty đang đẩy nhanh tiến độ các công trình. Sang đến năm 2013 thì tốc độ tăng của các khoản phải thu đã giảm xuống, chỉ tăng 124.244.847 đồng ứng với 4,9%. Các xí nghiệp trực thuộc đang đi vào hoàn thiện công trình nên khoản tiền phải thu ở giai đoạn này đã giảm xuống.
- Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi:
Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi của công ty là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có thể không đòi được do khách nợ không có khả năng thanh toán. Năm 2012 khoản này tăng 160.673.134 đồng ứng với 34,6%. Năm 2013 lại giảm 160.673.134 đồng ứng với 25,70%.
38
Bảng 2.4. Cơ cấu TSNH của Công ty Cổ phần tƣ vấn đầu từ và xây dựng công trình 1 giai đoạn 2011-2013
( Đơn vị tính: Giá trị: đồng; Tỷ trọng: %)
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012-2011 Chênh lệch 2013-2012 Giá trị trọng Tỷ Giá trị trọng Tỷ Giá trị trọng Tỷ Tuyệt đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối