Về lợi ích công cộng

Một phần của tài liệu 2017051710144719pvtm 2015 qii vn (Trang 27 - 29)

26 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI Số 10, Quý I/2017

mang lại lợi ích cho ngành sản xuất nội địa đã nộp đơn yêu cầu áp dụng biện pháp này, bởi nếu không có lợi họ đã không nộp đơn.

Về lợi ích của các doanh nghiệp khác ngoài ngành sản xuất nội địa, kết luận điều tra cho rằng biện pháp chống bán phá giá với tôn mạ sẽ không gây ảnh hưởng tới các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam (do thuế đối với nguyên liệu nhập khẩu sử dụng để sản xuất hàng xuất khẩu sẽ được hoàn lại cho doanh nghiệp). Tuy nhiên, kết luận điều tra lại không có phân tích nào về ảnh hưởng của biện pháp này đối với các doanh nghiệp sử dụng tôn mạ nhập khẩu để sản xuất hàng hóa tiêu thụ nội địa.

Về lợi ích của người tiêu dùng, cơ quan điều tra cho rằng nếu biện pháp này không được áp dụng, “về lâu dài, nếu thị trường chỉ còn hàng hoá nhập khẩu, người tiêu dùng sẽ chịu thiệt hại trực tiếp khi giá bán có thể tăng cao do yếu tố về độc quyền cũng như thiếu sự đa dạng về hàng hoá để lựa chọn. Như vậy, xét về lâu dài, người tiêu dùng là đối tượng được hưởng lợi từ chính sách này của Nhà nước”. Theo lập luận này thì có vẻ như trước mắt, người tiêu dùng sẽ bị ảnh hưởng bất lợi do sẽ phải mua tôn mạ nhập khẩu với giá đắt hơn, lợi ích nếu có chỉ là trong lâu dài, dưới dạng loại bỏ được nguy cơ trong tương lai. Mặc dù vậy, cũng có ý kiến cho rằng nguy cơ độc quyền gây hại cho người tiêu dùng mà cơ quan điều tra lo ngại không thực sự có cơ sở, bởi với hiện trạng tăng trưởng đáng kể về công suất, lao động, lượng tiêu thụ của ngành sản xuất nội địa ngay cả trong giai đoạn hàng nhập khẩu vào ồ ạt vừa rồi, khó có thể nghĩ tới một tương lai thị trường toàn hàng nhập khẩu. Mà ngay cả khi thị trường toàn hàng nhập khẩu đi nữa thì khả năng độc quyền cũng khó xảy ra, do các nguồn cung nhập khẩu tôn mạ của Việt Nam khá đa dạng. Hiện tại Việt Nam đã và đang có những sản phẩm nhập khẩu hoàn toàn hoặc phần lớn, do trong nước chưa sản xuất được hoặc năng lực hạn chế (ví dụ phân bón, thức ăn chăn nuôi…) nhưng cơ quan quản lý Nhà nước chưa phát hiện hiện tượng độc quyền như lo ngại của cơ quan điều tra.

Kết luận của cơ quan điều tra là việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá tôn mạ không gây ảnh hưởng bất lợi đối với các lợi ích kinh tế - xã hội liên quan.

Toàn cảnh Vụ kiện chống bán phá giá tôn mạ nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc vào Việt Nam

Số 10, Quý I/2017PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI 27

Vụ điều tra chống bán phá giá tôn mạ kết thúc vào ngày 30/3/2017 với quyết định áp dụng biện pháp chống bán giá của Bộ Công thương (Quyết định số 1105/QĐ-BCT). Theo Quyết định này, tất cả các nhà sản xuất/xuất khẩu tôn mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc nhập khẩu vào Việt Nam đều bị đánh thuế chống bán phá giá với các mức thuế khác nhau, bằng với biên độ phá giá được xác định cho từng nhà sản xuất/xuất khẩu

Một phần của tài liệu 2017051710144719pvtm 2015 qii vn (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)