GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CẦU: 1 Quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật:

Một phần của tài liệu thiết kế môn học Lập thẩm định dự án đầu tư xây dựng (Trang 28 - 34)

10.1. Quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật: - Quy mô xây dựng:

+ Xây dựng mới 3 cầu bằng bê tông cốt thép vĩnh cửu. + Kiểm định gia cố tăng cường cầu hiện hữu.

- Tải trọng thiết kế: Đoàn xe H30 và người bộ hành 300kg/ m2, xe nặng XB80. - Chiều dài từng cầu: Ứng với chiều rộng của rạch Bà Ký là 12,5m.

- Chiều rộng từng cầu:

+ Cầu Bà Ký 2 : 12,75m = 3x3,5m +2x0,725m + 2x0,4m = phần chạy xe cơ giới + giải an toàn + lan can.

+ Cầu Bà Ký 3 ;4 : 12,75m = 2x3,5m +1x3,0m + 1,95m+2x0,4m = phần chạy xe cơ giới + phần chạy xe thô sơ + lề bộ hành + lan can.

- Tĩnh không dưới cầu: Không có nhu cầu thông thuyền, đáy dầm cao hơn mực nước cao nhất là 1m.

- Không bố trí hệ thống chiếu sáng trên cầu. 10.2. Kết cấu nhịp:

- Cầu có kết cấu nhịp giản đơn dài: 12,5m (ứng với chiều rộng của rạch Bà Ký).

- Mặt cắt ngang gồm 14 dầm bê tông cốt thép đúc sẵn tiền áp do Công ty cổ phần Bê tông 620 cung cấp, mặt cắt chữ T cải tiến có chiều cao thay đổi từ 510mm ÷ 700mm, cáp DƯL dùng 10 tao 7 sợi loại Þ12,7mm.

- Dầm ngang liên kết tại hai đầu dầm chủ bằng BTCT M300 đổ tại chỗ theo thiết kế của Công ty cổ phần Bê tông 620

- Bản mặt BTCT M300 dày 15cm bố trí cốt thép theo thiết kế của Công ty cổ phần Bê tông 620, thép cấu tạo dùng thép AII Þ10 và Þ12.

- Lớp vữa tạo dốc BT M300 dày 3cm - 6cm.

- Lớp phủ mặt cầu bằng bê tông hạt mịn dày 5cm, tạo dốc ngang 1 mái về phía Nam với độ dốc 2%.

- Bố trí lỗ thoát nước dọc theo lề bộ hành phía Nam. - Lan can bằng BTCT M250 và ống thép Þ90, - Gối cầu bằng cao su kích thước 350x150x25mm. - Khe co giãn thép lõi cao su rộng 260mm.

- Riêng với cầu Bà Ký 3 và 4 có bố trí lề bộ hành rộng 2,0m bằng BTCT M250 phía vỉa hè.

10.3 Kết cấu mố cầu:

- Sử dụng kết cấu mố chữ U BTCT chiều cao trung bình 5,5m.

- Móng mố: Mỗi mố đóng 20 cọc BTCT M300 KT 40x40cm dài dự kiến ≥18m chia làm 2 đốt đúc, mỗi đốt 9m, thép chịu lực là thép AII Þ22. Mũi cọc hạ sâu trong lớp sét pha cát màu xám lẫn ít sạn nhỏ trên 4m.

- Bệ móng BTCT M300 đổ tại chỗ KT 4mx12,75mx1,5m cốt thép chịu lực AII Þ 16÷Þ25.

- Tường thân dày 1,2m và tường đỉnh mố dày 0,35m bằng BTCT M300 đổ tại chỗ, bố trí cốt thép theo cấu tạo Þ12÷Þ16.

- Tường cánh mố dày 0,5m dài 4,65m bằng BTCT M300 đổ tại chỗ, bố trí cốt thép chịu lực Þ16.

- Sau mố đặt bản quá độ bằng BTCT M300 dài 4,5m dày 30cm trên suốt chiều rộng cầu.

- Từ nón mố có mái taluy 1:2, mặt được lát đá phiến xây vữa ximăng M100. 10.4 Đường đầu cầu:

- Chiều cao đất đắp sau mố H < 4m (tạm tính) nên đắp nền đường trực tiếp trên nền thiên nhiên không cần xử lý gia cố.

- Taluy nền đường đầu cầu trên phạm vi 10m sát đuôi mố được lát đá hộc xây vữa ximăng M100.

11. Các công trình an toàn giao thông:

- Hệ thống đèn tín hiệu, biển báo an toàn giao thông, công tác sơn phân làn đường theo qui định trong yêu cầu thiết kế đường ôtô cao tốc TCVN 5729-1997 và theo quy định trong Điều lệ báo hiệu đường bộ 22-TCN-237-01.

- Sơn phân làn :

+ Vạch liên tục rộng 10cm, cách mép giải phân cách và cách mép vỉa hè 50cm. + Vạch không liên tục, tỉ lệ 3/1 rộng 10cm, phân làn cách nhau 3,5m.

- Sơn bộ hành và các mũi tên chỉ dẫn trên đường theo Điều lệ báo hiệu đường bộ 22- TCN-237-01. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sơn thành giải phân cách và đảo giao thông : Sơn trắng-đỏ xen kẽ màu đỏ dài 80cm, màu trắng dài 160cm.

- Biển báo : Bố trí đầy đủ theo Điều lệ báo hiệu đường bộ 22-TCN-237-01. 11.2. Hệ thống điện chiếu sáng:

11.2.1. Phần trạm biến áp 22/ 0,4KV: a) Nội dung yêu cầu:

Hệ thống đèn chiếu sáng đường 25B nhu cầu sử dụng điện hạ thế ở cấp điện áp 380/ 220V. Do đó, cần thiết phải lắp đặt các trạm biến áp 22/ 0,4kV cấp điện cho phụ tải chiếu sáng. Công suất các trạm biến áp phải được chọn dựa trên công suất tiêu thụ ước lượng hệ thống chiếu sáng và phải tính đến hệ số dự phòng cho sự phát triển về sau.

b) Phương án thiết kế:

Để linh hoạt trong việc cung cấp điện và thuận tiện cho việc quản lý, vận hành, sửa chữa sẽ lắp đặt các trạm biến trên các tuyến đường.

+ Trạm phòng T1 3x37,5kVA lắp tại Km 1+300. Nguồn cấp điện lấy từ lưới trung thế ngầm 22kV dọc đường Hồ Thị Hương. Trạm này cung cấp cho các đèn chiếu sáng từ Km0+00 đến Km 2+400 với công suất yêu cầu: 316 x 250 x 1,1/ 1000 = 86,9kW = 108,63kVA.

+ Trạm phòng T2 3x37,5kVA lắp tại Km 3+500. Nguồn cấp điện lấy từ lưới trung thế ngầm 22kV dọc đường Hồ Thị Hương. Trạm này cung cấp cho các đèn chiếu sáng từ Km2+400 đến Km 5+00 với công suất yêu cầu: 342 x 250 x 1,1/ 1000 = 94,05kW = 117,56kVA.

+ Trạm phòng T3 3x37,5kVA lắp tại Km 5+850. Nguồn cấp điện lấy từ lưới trung thế ngầm 22kV dọc đường Hồ Thị Hương. Trạm này cung cấp cho các đèn chiếu sáng từ Km5+00 đến Km 7+00 với công suất yêu cầu: 264 x 250 x 1,1/ 1000 = 72,6kW = 90,75kVA.

c) Thông số kỹ thuật: * Kết cấu trạm:

- Loại trạm phòng 3 máy biến thế 1P đặt trong phòng điện. Tủ điện kế và tủ cầu dao gắn trong phòng.

- Đấu nối lưới trung thế ngầm từ đường dây trung thế ngầm hiện hữu vào trạm. * Dây dẫn:

Sử dụng cáp ngầm trung thế Cu/XLPE/SWA/PVC 3M25mm2-24kV kéo từ điểm đấu

nối lưới trung thế ngầm hiện hữu đến tủ trung thế đặt trong trạm.

Sử dụng loại đầu cáp XLPE 24kV - SHRINKABLE, cỡ 3x25mm2.

Sử dụng cáp trung thế Cu/XLPE/PVC 1x25mm² - 24kV để đấu từ tủ trung thế đến náy biến áp.

* Thiết bị đóng cắt và bảo vệ phía trung thế:

Sử dụng tủ trung thế hợp bộ loại được chế tạo sẳn theo dạng tủ. Các tủ điện trung thế được đặt trong phòng máy biến áp gồm:

- 01 tủ dao cắt tải bảo vệ đầu vào IM-500. - 01 tủ dao cắt tải kết hợp cầu chì QM-500.

* Thiết bị bảo vệ quá điện áp khí quyển phía trung thế:

Sử dụng chống sét van LA 18kV-10kA để bảo vệ sét lan truyền từ đường dây vào trạm và bảo vệ thiết bị đóng cắt trên đường dây. LA sẽ được lắp trong tủ hợp bộ trung thế.

* Máy biến thế:

Sử dụng máy biến thế 1P 37,5kVA-12,7/0,23kV. * Bảo vệ phía hạ thế:

Dùng MCCB 3 pha loại 250A -1000V. * Cáp xuất hạ thế:

Sử dụng cáp hạ thế CV 95mm2 - 1000V cho dây pha và CV 70mm2 - 1000V cho dây trung tính.

* Hệ thống đo đếm lắp mới: - Sử dụng 03 TI 200/5A.

- Sử dụng điện kế 3 pha 4 dây 380V - 5A đặt trong tủ cầu dao tại trạm đo đếm gián tiếp qua các TI.

d) Qui mô công trình:

Lắp mới 06 trạm phòng 3x37,5kVA, với khối lượng bao gồm:

Các hạng mục chính Đơn vị Khối lượng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tủ đóng cắt tải đầu vào IM-500 tủ 06

+ Tủ đóng cắt bảo vệ MBA QM-500 tủ 06

+ LA 18kV-10kA cái 18

+ Cáp Cu/XLPE/SE/SWA/PVC 3x25mm2-24kV mét 6.000

+ Cáp Cu/XLPE/PVC 25mm2-24kV mét 90

+ Máy biến thế 1P 37,5kVA -12,7/0,23kV máy 18

+ Cáp CV 95mm2 mét 252

+ Cáp CV 70mm2 mét 42

+ MCCB 3P 200A -1000V cái 6

+ TI 200/5A -1000V cái 18

+ Tiếp địa trạm biến áp vị trí 06

11.2.2. Phần hệ thống chiếu sáng: a) Phương án thiết kế:

Để đảm bảo tính kinh tế nhưng vẫn thỏa mãn yêu cầu về độ chiếu sáng cần thiết, độ chói và đồng đều trên suốt tuyến, chọn phương án thiết kế lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng như sau:

* Trụ đèn: Sử dụng trụ đèn thép mạ kẽm nhúng nóng hình côn cao 8m (518 trụ), cao 10m (865 trụ).

* Loại đèn: Chọn loại đèn cao áp Sodium 250W-220V cho các vị trí chiếu sáng, ưu điểm của loại đèn này là công suất tiêu thụ vừa phải nhưng cung cấp độ sáng cao hơn so với đèn thủy ngân. Ngoài ra loại đèn này còn có tuổi thọ, độ bền cao; đặc biệt ánh sáng vàng của đèn làm tăng độ nhạy, độ phân biệt đối với mắt thường góp phần giữ an ninh về đêm.

* Cần đèn: Sử dụng cần đèn đơn D60 cao 2m, vươn 1,5m lắp trên trụ thép 8m, 10m (1.059 cần), góc nghiêng của cần đèn là 15o so với phương ngang; đèn cao áp được gắn trên cần đèn ở độ cao 10÷12m so với mặt đường. Sử dụng cần đèn đôi D60 cao 2m, vươn 1,5m lắp trên trụ thép 10m (324 cần); góc nghiêng của cần đèn là 15o so với phương ngang; đèn cao áp được gắn trên cần đèn ở độ cao 12m so với mặt đường.

* Cáp điện:

+ Chọn loại cáp ngầm CXV 3M16+M11mm2 có giáp nhôm cấp điện cho các đèn

chiếu sáng.

+ Chọn loại cáp ngầm CXV 3M70+M35mm2 cấp điện cho tủ chiếu sáng.

+ Chọn cáp Cu muller bọc PVC 2 ruột 2,5mm2 dẫn từ đường dây chiếu sáng lên đèn. b) Số liệu thiết kế:

- Tổng chiều dài thiết kế đèn chiếu sáng : 47.007 mét. - Chiều rộng trung bình lòng đường : 10 mét.

- Tổng số đèn lắp mới 1.707 bộ.

- Nguồn cung cấp : 06 TBA.

- Tủ điều khiển đóng ngắt: 12 tủ. c) Giải pháp kỹ thuật:

* Cấp chiếu sáng:

Theo tiêu chuẩn 20TCN 95-83, hệ thống đèn chiếu sáng đường chính Thành Phố cấp 2, cấp chiếu sáng A có các thông số tối thiểu phải thỏa các tiêu chuẩn sau:

+ Độ rọi trung bình của tuyến đường : 15 Lux < Etb < 25 Lux. + Độ chói trung bình của tuyến đường : Ltb < 1,6 Cd/m2. * Cách bố trí đèn:

Theo hiện trường mặt bằng của khu vực cần chiếu sáng:

- Đối với các tuyến đường mà giữa tuyến đường chính và tuyến đường phụ có giải phân cách 4m: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Hai bên đường không có vật che khuất.

Như vậy, chọn phương án bố trí 2 dãy đèn đôi trên trụ thép 8m đặt trên dãy phân cách và đối xứng nhau qua tim đường với khoảng cách đảm bảo độ rọi trung bình, độ chói và độ đồng đều cho tuyến đường (xem mặt bằng và mặt cắt ngang đại diện).

- Đối với các tuyến đường mà giữa tuyến đường chính và tuyến đường phụ có dãy phân cách 7m:

+ Chiều rộng bình quân của các tuyến đường: 11m. + Hai bên đường không có vật che khuất.

Như vậy, chọn phương án bố trí 4 dãy đèn đèn đơn trên trụ thép 8m (đối với đường song hành) và 10m (đối với đường chính) đặt trên dãy phân cách và trên lề đường các dãy đèn đối xứng nhau từng đôi qua tim đường với khoảng cách đảm bảo độ rọi trung bình, độ chói và độ đồng đều cho tuyến đường (xem mặt bằng và mặt cắt ngang đại diện).

Một phần của tài liệu thiết kế môn học Lập thẩm định dự án đầu tư xây dựng (Trang 28 - 34)