Một số kinh nghiệm lịch sử

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh bắc giang lãnh đạo công tác vận động quần chúng thực hiện dân chủ cơ sở tu nam 2000 den 2012 (Trang 80)

Trước hết, phải quán triệt và vận dụng sáng tạo chủ trương đường lối

của Đảng trong quá trình lãnh đạo công tác VĐQC thực hiện DCCS. Thực hiện dân chủ phải gắn với thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở các địa phương, đơn vị, như: nhiệm vụ phát triển KT - XH, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, kịp thời giải quyết khó khăn, nguyện vọng chính đáng cho nhân dân; thực hiện DCCS gắn với xây dựng và củng cố hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh và phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá".

Thứ hai, tăng cường công tác tư tưởng, phát huy vai trò của cấp ủy và

tính tiền phong, gương mẫu của của cán bộ, đảng viên. Coi trọng công tác phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng, ban ngành đoàn thể liên quan trong

việc thực hiện dân chủ ở cơ sở. Phải làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục, thuyết phục làm cho mọi người, trước hết là cán bộ, đảng viên hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện DCCS ở và những nội dung cơ bản của quy định dân chủ; làm cho mỗi tổ chức, cá nhân phải thấy được trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của mình. Trong tuyên truyền, vận động nhân dân cần đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung, kết hợp truyền thanh, truyền hình, báo cáo viên, tuyên truyền miệng, cấp phát tài liệu....Đối với miền núi, nội dung phải ngắn gọn, dễ hiểu; coi trọng tuyên truyền bằng những gương tập thể, cá nhân tiêu biểu, điển hình.

Thứ ba, Phát huy sức mạnh đoàn kết, sáng tạo của nhân dân, tạo nên sự

đồng thuận trong quá trình lãnh đạo công tác VĐQC chúng thực hiện DCCS. Tăng cường phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân, gần gũi, lắng nghe ý kiến của nhân dân, tranh thủ được ý kiến của cán bộ, đảng viên, những người có kinh nghiệm, uy tín ở địa phương. Khơi dậy được ý thức tự giác, lòng tự hào truyền thống tốt đẹp của địa phương, có cơ chế chính sách hợp lý tạo điều kiện, khuyến khích đội ngũ cán bộ thôn, xóm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Thứ tư, Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chế DCCS ở

cấp ủy và chính quyền các cấp, kịp thời tiếp thu ý kiến của nhân dân để uốn nắn những sai sót. Ban chỉ đạo cấp trên phải bám sát cơ sở thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở và kịp thời tháo gỡ những khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện. Hằng năm phải sơ kết việc thực hiện DCCS ở bao gồm cả các quy ước, hương ước, quy chế… để bổ sung, sửa đổi cho sát thực; tuyên dương khen thưởng kịp thời những đơn vị và cá nhân thực hiện tốt; có hình thức xử lý nghiêm đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân thiếu trách nhiệm trong triển khai thực hiện.

3.3 Những định hƣớng cơ bản của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang trong quá trình lãnh đạo công tác vận động quần chúng thực hiện dân chủ cơ sở trong những năm tiếp theo.

3.3.1 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng, dân vận, VĐQC thực hiện DCCS.

Năng lực công tác của cán bộ ở cơ sở luôn là vấn đề then chốt, trong đó cần tập trung vào một số giải pháp cơ bản sau:

- Có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ. Căn cứ vào tiêu chuẩn cán bộ từng ngành, từng lĩnh vực để xây dựng chương trình cho sát hợp, "làm việc gì học việc ấy". Kết hợp các hình thức đào tạo: Đào tạo dài hạn đối với cán bộ trong diện quy hoạch lâu dài; Bồi dưỡng ngăn hạn cho cán bộ đương chức; Tập huấn ngắn ngày, tham quan, học tập kinh nghiệm.

- Thực hiện đào tạo cán bộ một cách cơ bản, có hệ thống theo một quy trình chặt chẽ từ khâu thi tuyển, học tập, nghiên cứu đến kiểm tra đánh giá đúng chất lượng khi ra trường.

- Mở một số lớp đào tạo cán bộ cơ sở đặc biệt, phục vụ cho yêu cầu của địa phương, cơ sở với nội dung đào tạo ngắn gọn, phù hợp với xã, phường; thiết thực trước mắt như: quản lý đất đai, quản lý hộ tịch, chính sách thương binh xã hội, ngân sách xã, quyết toán các công trình xây dựng cơ bản, Tư pháp, Thanh tra nhân dân, tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo của dân, hoà giải dân, Luật hành chính. Đào tạo chuyên môn nghiệp vụ gắn liền với đạo đức, tác phong.

- Đào tạo cán bộ phải gắn với sử dụng cán bộ. Phải thấy rõ sử dụng cán bộ là yêu cầu của thực tiễn cách mạng, là năng lực, đạo đức của người lãnh đạo. Đó là sự két hợp cả nhân tố khách quan và chủ quan. Để tránh tình trạng sử dụng cán bộ theo lối "mở cửa" với người ăn cánh và "giam" đối với người không ăn cánh thì phải kiên quyết chữa căn bệnh "kéo bè, kéo cánh", "bệnh cận thị", "bệnh thích xu nịnh và bệnh thích a dua", "bệnh cầu lợi và hưởng

lạc” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phê phán. Vì vậy, cần khảo sát đánh giá lại đội ngũ cán bộ trên tất cả các mặt để có nhận định đúng đắn về thực trạng đội ngũ cán bộ. Từ đó có kế hoạch đào tạo, sử dụng phù hợp.

- Đối với những cán bộ chủ chốt: Trưởng, phó thôn, tổ dân phố... làm tốt chế độ bầu cử trực tiếp, dân chủ để chọn được những người đủ tài, đức xứng đáng thay mặt nhân dân lãnh đạo, quản lý, điều hành mọi hoạt động ở cơ sở.

- Trên cơ sở xem xét rõ ràng năng lực công tác, tác phong sinh hoạt, cách nói, cách viết, cách làm...cần "phải có gan cất nhắc cán bộ" trong sử dụng cán bộ nhất là cất nhắc cán bộ trẻ.

- Cần có quy hoạch, kế hoạch phát triển cán bộ ở địa phương, thu hút cán bộ trẻ có năng lực về địa phương cơ sở bằng những chính sách, chế độ hợp lý đối với cán bộ cơ sở. Đó là động lực để quy tụ đội ngũ cán bộ toàn tâm toàn ý học tập để phục vụ nhân dân. Tính chất lao động của cán bộ cơ sở rất vất vả, phức tạp, ngoài quy định chung của Trung ương, các địa phương, cơ sở cần có kinh phí riêng hỗ trợ thêm để đào tạo, sử dụng cán bộ cơ sở.

- Kiên quyết dựa vào ý kiến nhân dân đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực trong đội ngũ cán bộ cơ sở. Thay thế những cán bộ năng lực hạn chế, thiếu tinh thần trách nhiệm, tham nhũng, gây mất đoàn kết nội bội kéo dài, không còn uy tín trong nhân dân.

- Bên cạnh đó, cần làm tốt công tác luân chuyển cán bộ ở huyện, tỉnh về công tác ở cơ sở với nhiệm vụ chính trị là dìu dắt, bồi dưỡng cán bộ tại chỗ.

Xuất phát từ những quan điểm trên tỉnh Bắc Giang cần sớm quy hoạch, đào tạo đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cấp xã có đủ đức, tài, trong đó đức là gốc. Cán bộ phải đáp ứng được những tiêu chuẩn cụ thể là: Có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với lý tưởng cách mạng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo, kiên quyết đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng, quyết tâm thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư,

không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng. Có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp, có quan hệ mật thiết với dân, có khả năng lôi cuốn quần chúng, được dân tin yêu. Có hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, có kiến thức quản lý hành chính và quản lý kinh tế, có năng lực đề xuất và tham gia xác định các chủ trương, kế hoạch và khả năng tổ chức thực hiện, làm việc có hiệu quả. Có đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ được giao. Có kinh nghiệm công tác, trưởng thành từ hoạt động thực tiễn và được tuyển lựa từ phong trào cách mạng quần chúng.

3.3.2 Tiếp tục rà soát, đánh giá đúng thực trạng và tổng kết kinh nghiệm lãnh đạo công tác VĐQC thực hiện DCCS trên toàn tỉnh vào cuối nhiệm kỳ 2011-2015.

Công tác kiểm tra, rà soát, đôn đốc việc thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn của các cấp phải được duy trì thường xuyên và nghiêm túc. Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế Dân chủ các cấp cần đánh giá đúng thực trạng, những kết quả đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại trong công tác VĐQC thực hiện DCCS. Ban chỉ đạo các cấp phân công nhiệm vụ cụ thể và địa bàn phụ trách cho từng thành viên, tăng cường công tác chỉ đạo, nâng cao chất lượng và hiệu qủa thực hiện Quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn, các cơ quan hành chính sự nghiệp và các doanh nghiệp nhà nước. Tập trung hướng dẫn, giúp đỡ các cơ sở và đơn vị thực hiện chưa tốt, những nơi có nhiều khó khăn phức tạp để tạo ra sự chuyển biến tích cực trong thực hiện nhiệm vụ này. Định kỳ, có sơ kết, tổng kết để rút kinh nghiệm, nhằm thực hiện có hiệu quả hơn chủ trương VĐQC thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.

3.3.3 Tranh thủ sự ủng hộ của Trung ương, tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các chủ trương, chính sách về công tác dân vận; nội dung về DCCS phù hợp với thực tiễn của địa phương.

Trên cơ sở nhận thức đúng đắn vai trò to lớn của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Để đảm bảo quyền làm chủ

thực sự của nhân dân, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành Quy chế DCCS, yêu cầu mọi người, mọi tổ chức ở cơ sở đều phải nghiêm chỉnh thực hiện. Để quy chế dân chủ được thực hiện ở các loại hình cơ sở thì bên cạnh vai trò của các cấp ủy đảng, chính quyền thì sự tham gia của quần chúng nhân dân đóng vai trò quyết định. Chính vì vậy, để thu hút đông đảo quần chúng nhân dân ở từng loại hình cơ sở thì phải xây dựng nội dung về dân chủ cơ sở phù hợp với từng loại hình đó. Đối với tỉnh Bắc Giang cũng vậy, nội dung về dân chủ cơ sở phải phù hợp với thực tiễn của địa phương, cũng như tâm tư nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Vận dụng sáng tạo các chủ trương, chính sách của Trung ương về công tác vận động quần chúng thực hiện dân chủ cơ sở sao cho phù hợp với thực tiễn của địa phương. Gắn việc thực hiện dân chủ với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của cơ sở.

Thực hiện dân chủ, phát huy quyền làm chủ của người dân không thể tách rời với phát triển KT - XH. Không thể có dân chủ trong điều kiện dân còn nghèo đói. Để thực hiện Quy chế dân chủ gắn với việc xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, cơ sở phải tôn trọng và bảo đảm các lợi ích chính đáng của người lao động thông qua các chính sách kinh tế và và chính sách xã hội đối với các thành phần kinh tế trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trên tinh thần bình đẳng, công khai, phải tạo lập các điều kiện kinh tế - xã hội cho người lao động có cơ hội như nhau trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ kinh tế; phải thể chế hoá về mặt pháp lý những quyền công dân cơ bản trên lĩnh vực kinh tế.

Việc xây dựng Quy chế dân vận của Tỉnh ủy phân rõ vai trò của Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân là điều kiện để vận động và chỉ đạo thực hiện tốt công tác VĐQC thực hiện quy chế dân chủ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ban chỉ đạo cấp trên cần bám sát cơ sở, thường xuyên khuyến khích, kịp thời tuyên dương những đơn vị, cá nhân có các phong trào thi đua thực hiện tốt công tác VĐQC thực hiện DCCS.

Tiểu kết, trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng công tác VĐQC của tỉnh Bắc Giang nói chung, công tác VĐQC thực hiện DCCS nói riêng đã có nhiều chuyển biến rõ rệt. Chính quyền các cấp đã làm tốt công tác VĐQC, đạo điều kiện thuận lợi để nhân dân tích cực tham gia vào quá trình xây dựng và thực hiện quy chế DCCS. Với những kết quả đã đạt được về việc thực hiện DCCS của tỉnh Bắc Giang hơn 10 năm qua, cũng như những tác động của nó trên tất cả các lĩnh vực như: chính trị, KT - XH, an ninh, quốc phòng…đã khẳng định điều đó. Tuy nhiên bên cạnh đó, công tác VĐQC thực hiện DCCS của tỉnh vẫn còn tồn tại những hạn chế, yếu kém. Trên cơ sở phân tích những nguyên nhân, Đảng bộ tỉnh Bắc Giang rút ra những kinh nghiệm, cũng như những định hướng cơ bản trong quá trình VĐQC thực hiện DCCS trong những năm tiếp theo.

KẾT LUẬN

Phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam hơn 80 năm qua, Đảng ta luôn giương cao ngọn cờ đại đoàn kết toàn dân tộc, coi đó là đường lối chiến lược cơ bản, lâu dài, là nguồn sức mạnh và động lực to lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; luôn xác định

“cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân”; công

tác VĐQC là nhiệm vụ chiến lược, phải tiến hành thường xuyên trong mọi hoàn cảnh, trên mọi địa bàn, đối với mọi tầng lớp nhân dân, các dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam ở nước ngoài.

Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới, công tác vận động quần chúng của Đảng đã có những đổi mới cơ bản, toàn diện, đáp đáp ứng với đòi hỏi của tình hình mới. Trong công tác VĐQC thì công tác VĐQC thực hiện DCCS có ý nghĩa nền tảng. Hơn 10 năm qua, với việc phát huy được sức mạnh của quần chúng, việc xây dựng và thực hiện Quy chế DCCS đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần tạo động lực thúc đẩy và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thu hút nhân dân tham gia quản lý nhà nước, tham gia kiểm tra, giám sát các hoạt động của Nhà nước, khắc phục một phần tệ nạn quan liêu, tham nhũng, mất dân chủ, xa rời quần chúng nhân dân của một số cán bộ, công chức nhà nước; đóng góp tích cực vào việc cải cách hành chính; tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân; đóng góp tích cực vào thành tựu chung của cả nước.

Thời gian qua, công tác VĐQC thực hiện DCCS ở tỉnh Bắc Giang đã đạt được những kết quả quan trọng: Chủ trương của Đảng bộ tỉnh về thực hiện DCCS nhanh chóng đi vào thực tiễn cuộc sống và được triển khai rộng rãi; Dân chủ cơ sở đã được phát huy tích cực, nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về DCCS đã có nhiều chuyển biến tích cực; không khí dân

chủ được cởi mở trên tinh thần “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”

…Hiệu quả của công tác VĐQC thực hiện DCCS đã tạo nên sự đồng thuận trong xã hội, tác động tích cực trong công tác xây dựng Đảng, tham gia xây dựng chính quyền.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong công tác lãnh đạo quần quần chúng thực hiện DCCS của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang vẫn còn một số tồn tại, hạn chế.

Để đảm bảo thực hiện tốt DCCS, cần tích cực quán triệt và vận dụng sáng tạo chủ trương, đường lối của Đảng trong quá trình lãnh đạo công tác VĐQC; tăng cường công tác tư tưởng, nâng cao nhận thức, phát huy vai vai trò của cấp ủy đảng, tính gương mẫu của cán bộ, đảng viên; quan tâm xây

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh bắc giang lãnh đạo công tác vận động quần chúng thực hiện dân chủ cơ sở tu nam 2000 den 2012 (Trang 80)