Biện pháp chỉ đạo

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh bắc giang lãnh đạo công tác vận động quần chúng thực hiện dân chủ cơ sở tu nam 2000 den 2012 (Trang 55)

2.2.1 Đẩy mạnh công tác VĐQC, làm cho quần chúng hiểu rõ vai trò của thực hiện DCCS. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền qua các phương tiện thông tin.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, quán triệt sâu sắc đến với đông đảo các tầng lớp quần chúng về các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác VĐQC nhân dân thực hiện DCCS như: Nghị quyết số 23, 24, 25 – NQ/TW Hôi nghị lần thứ bẩy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; Công tác dân tộc; Công tác tôn giáo; Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18 tháng 2 năm 1998 của Bộ Chính trị khóa VIII về xây dựng và thực hiện quy chế DCCS; Chỉ thị số 10 CT/TW ngày 28 tháng 3 năm 2002 của Ban bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục đẩy mạnh và việc xây dựng và thực hiện quy chế DCCS; Và các Luật, pháp lệnh, các chỉ thị, nghị định khác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ… đã được quán triệt đến đông đảo quần chúng nhân dân với nhiều hình thức và nội dung phong phú, công tác tuyên truyền cần coi trọng việc kết hợp giữa phong tục tập quán sinh hoạt của đồng bào với

các nội dung cần tuyên truyền, tránh phô trương, hình thức. Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế DCCS của tỉnh đã in trên 16.000 cuốn tài liệu “Các văn bản về

Quy chế dân chủ ở cơ sở” và cấp đến các xã, phường, thị trấn, thôn, bản, cụm

dân cư; đã có 100% xã, phường, thị trấn tổ chức hội nghị đảng bộ với 82,23% số đảng viên tham dự; 2.239/2.249 số thôn, bản, cụm dân cư tổ chức được hội nghị học tập (99,56%). Nhiều xã, phường của huyện Lạng Giang và thành phố Bắc Giang do làm tốt công tác chuẩn bị như: phứt giấy mời tới từng gia đình, công tác chuẩn bị chu đáo…nên số gia đình đến học tập khá đông đủ, nhiều thôn, bản, cụm dân cư đạt tỷ lệ 100% số gia đình dự họp.

Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Sở Tư pháp, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội của tỉnh trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình, có trách nhiệm phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh ủy thống nhất xây dựng kế hoạch, nội dung tuyên truyền, phổ biến công tác VĐQC thực hiện dân chủ cơ sở sâu rộng tới cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.

Báo Bắc Giang, Đài phát thanh truyền hình tỉnh phối hợp với Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội tỉnh tích cực làm tốt công tác tuyên truyền, mở các chuyên trang, chuyên mục trên phương diện của mình nói và viết về những gương điển hình, tích cực trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo công tác VĐQC thực hiện DCCS, đồng thời phát động đoàn viên, hội viên, thành viên của tổ chức mình hăng hái, tích cực thực hiện và viết tin bài nói về những tấm gương điển hình trong công tác VĐQC thực hiện DCCS.

2.2.2 Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, tổ chức thực hiện của chính quyền, các cơ quan, đơn vị, địa phương, nâng cao chất lượng công tác VĐQC thực hiện DCCS.

Đây là giải pháp quan trọng góp phần ổn định chính trị, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, mở rộng dân chủ, thực hiện thắng lợi các nhiệm

vụ chính trị của địa phương đơn vị. Định kỳ tiến hành kiểm điểm, đánh giá những mặt tích cực đã đạt được, chỉ ra những tồn tại, yếu kém trong khâu lãnh đạo, tổ chức thực hiện, trên cơ sở đó đề ra chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện trong thời gian tới.

Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, tổ chức thực hiện tốt có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nêu trong các văn chỉ đạo. Chỉ đạo HĐND, UBND, các huyện, thành phố có những chính sách, cơ chế tạo điều kiện để công tác VĐQC, thực hiện DCCS hoạt động hiệu quả nhất với mục tiêu: thu hút đông đảo đoàn viên, hội viện vào sinh hoạt trong các tổ chức của mình, nắm vững tâm tư, nguyện vọng, lợi ích hợp pháp của nhân dân, đồng thời phản ánh kịp thời, khách quan đến với cơ quan có thẩm quyền.

Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền; không ngừng nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát, lắng nghe ý kiến, kiến nghị của quần chúng nhân dân theo tinh thần “ trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm

với nhân dân”; đa dạng nội dung, hình thức tập hợp quần chúng, đồng thời

mở rộng, phát huy dân chủ tạo điều kiện tốt nhất để đông đảo các tầng lớp nhân dân được tham gia vào quá trình xây dựng dự thảo và tổ chức thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, chính quyền các cấp. Trong quá trình tổ chức thực hiện các cấp ủy đảng, chính quyền cần quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, quyền lợi và lợi ích chính đáng của nhân dân được đặt vào vị trí trung tâm. Tạo điều kiện đến mức tốt nhất đề nhân dân được tham gia vào việc xây dựng các chương trình, dự án phát triển KT - XH địa bàn.

Bên cạnh đó, chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh chống lại những lợi dụng nhân quyền, dân chủ, tôn giáo…nhằm kích động chống lại chế độ, chống Đảng, Nhà nước, nhân dân, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc gây chia rẽ, mất trật tự an toàn xã hội.

2.2.3 Tạo sự thống nhất, đồng bộ trong việc phối hợp giữa chính quyền với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội VĐQC tham gia xây dựng và thực hiện Quy chế DCCS.

Chính quyền các cấp xác định công tác VĐQC thực hiện DCCS là động lực quan trọng trong việc thực hiện các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể đã bám sát vào chỉ thị, kế hoạch triển khai của tỉnh, thống nhất quan điểm chỉ đạo là:

- Thực hiện Quy chế dân chủ gắn với phát triển KT - XH, ổn định tình hình và thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ chính trị ở địa phương.

- Việc triển khai thực hiện phải đảm bảo dân chủ trong thảo luận, bàn bạc thống nhất các chương trình, kế hoạch công tác, nội dung, biện pháp thực hiện các khâu công việc cụ thể trước khi đưa xuống dân bàn bạc tham gia và quyết định.

- Trong mỗi bước triển khai, ở mỗi khâu công việc cần xác định cho được những yếu tố, những vấn đề trọng tâm để chỉ đạo.

Trong quá trình triển khai thực hiện ở các cơ sở, cán bộ chủ chốt của các cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể các cấp cần phải có sự nhất trí và quyết tâm cao, chỉ đạo chặt chẽ. Ở từng cơ sở, chính quyền phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt cho cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu rõ tinh thần Chỉ thị 30/CT-TW của Bộ Chính trị, nghị định của Chính phủ, chỉ thị và kế hoạch của tỉnh. Các cấp lãnh đạo có kế hoạch triển khai cụ thể, chu đáo để mọi người hiểu đúng quyền và nghĩa vụ được luật định, đồng thời phát huy tốt quyền và nghĩa vụ của công dân.

Thông qua Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng, các cấp ủy đảng và chính quyền nắm vững tình hình ở cơ sở, nhất là những diễn biến tư tưởng của cán bộ và nhân dân; kịp thời giải quyết những vấn đề còn vướng

mắc trong lĩnh vực tài chính, quản lý đất đai, giải phóng mặt bằng, mâu thuẫn nội bộ, tạo niềm tin phấn khởi cho dân.

Qua kiểm tra ở cơ sở, cho thấy vai trò của chi bộ, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng thể hiện rất rõ trong việc tuyên truyền vận động nhân dân tham gia học tập, hiểu được ý nghĩa tầm quan trọng của thực hiện DCCS, đồng thời tích cực vận động nhân dân tham gia vào những vấn đề dân bàn bạc và quyết định. Do chuẩn bị tốt nội dung, sát với thực tế của từng phường, xã, chọn cách tiếp cận phù hợp, đội ngũ báo cáo viên được tập huấn chu đáo nên nhiều nơi thu hút đông đảo nhân dân tham gia học tập, nghiên cứu các quy định về dân chủ. Các tầng lớp nhân dân đặc biệt phấn khởi, hào hứng đón nhận Quy chế thực hiện dân chủ ở xã và Quy chế đã tỏ ra thực sự hợp lòng dân và được ban hành đúng lúc.

Bên cạnh đó, chú trọng nâng cao chất lượng việc nghiên cứu, quán triệt, triển khai tổ chức thực hiện, đồng thời thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả việc sơ kết, tổng kết các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác VĐQC và thực hiện Quy chế dân chủ ở các loại hình cơ sở. Nâng cao nhận thức và kỹ năng công tác VĐQC thực hiện Quy chế dân DCCS của đội ngũ cán bộ công chức trong các cơ quan nhà nước nhất là những ngành, cơ quan, lĩnh vực có quan hệ trực tiếp với nhân dân. Cần công khai các quy định cụ thể về trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức để nhân dân biết và giám sát. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đổi mới lề lối làm việc, chấn chỉnh thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ công chức. Tăng cường đối thoại, tiếp xúc với nhân dân, nhận và giải quyết kịp thời đơn thư, khiếu tố của dân. Làm tốt công tác thanh tra nhân dân, công các hoà giải ở cơ sở; chủ động nắm tình hình và giải quyết những công việc liên quan đến đời sống của nhân dân, trong đó chú trọng đến vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đồng bào công giáo.

2.3 Những kết quả đạt đƣợc

2.3.1 Chủ trương của Đảng bộ tỉnh về thực hiện DCCS nhanh chóng đi vào cuộc sống, công tác VĐQC thực hiện DCCS được triển khai rộng rãi, có hiệu quả.

Các cấp uỷ đảng đã tích cực lãnh đạo, chỉ đạo phát huy trí tuệ tập thể, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc tham gia đóng góp ý kiến, đề xuất nhiệm vụ, biện pháp phát triển KT- XH hội trước khi các cấp có thẩm quyền quyết định.

Đối với cấp xã đã tổ chức cho nhân dân tham gia đóng góp ý kiến vào một số việc chính theo quy định của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn trong đó, một số việc được thực hiện thường xuyên như: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch khu dân cư; chủ trương đền bù giải phóng mặt bằng; các công trình phúc lợi ở địa phương; các thiết chế văn hoá... Thực hiện quy định này, UBND các xã, phường, thị trấn đã dự thảo các phương án, chương trình, đề án và đưa xuống các thôn, bản, khu phố để nhân dân thảo luận, cho ý kiến; sau đó, tổng hợp các ý kiến, chỉnh sửa dự thảo trình HĐND cùng cấp xem xét, quyết định. Nhiều địa phương do có phương pháp triển khai hợp lý nên đã tranh thủ được ý kiến tham gia và sự đồng tình ủng hộ của đông đảo nhân dân. Do đó, chương trình, đề án được triển khai thực hiện nhanh và hiệu quả cao như: Đề án chuyển đổi hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã của huyện Việt Yên; Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong nông nghiệp của huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Lạng Giang; Đề án cứng hoá đường giao thông ngõ xóm của thành phố Bắc Giang; Đề án dồn điền đổi thửa, xây dựng cánh đồng mẫu lớn… được nhân dân quan tâm và đồng tình ủng hộ.

Việc tổ chức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân tham gia ý kiến đã phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ ở địa phương, tạo không khí sôi nổi trong các phong trào thi đua, góp phần tích cực

đưa chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước nhanh chóng đi vào cuộc sống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chính quyền các cấp thường xuyên phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tạo điều kiện cho nhân dân, người lao động được bàn, quyết định trực tiếp những vấn đề liên quan đến huy động công sức, tiền vốn của nhân dân... Do được bàn bạc dân chủ nên nhân dân đã tin tưởng và tự nguyện đóng góp hàng vạn ngày công, hàng trăm tỷ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi công cộng của xã, phường, thị trấn, thôn, bản, cụm dân cư như: làm đường giao thông, cứng hoá kênh mương, xây dựng đường điện dân sinh, xây dựng trường học, nhà trẻ mẫu giáo, trạm y tế, nhà văn hoá… Nhiều công trình trước đây phải chờ vào nguồn vốn đầu tư của Nhà nước thì nay nhân dân bàn bạc, quyết định tự nguyện đóng góp và trực tiếp đứng ra tổ chức quản lý, thi công, do đó việc triển khai thực hiện nhanh gọn, bảo đảm thời gian, chất lượng, ít lãng phí và được nghiệm thu, quyết toán kịp thời.

Theo tổng hợp kết quả hơn 10 năm thực hiện dân chủ ở cơ sở thì tổng số tiền huy động sức dân xây dựng các công trình ở xã, thôn trong tỉnh Bắc Giang là hơn 2. 208 tỷ đồng, trong đó tập trung chủ yếu đầu tư xây dựng các công trình dân sinh điện, đường, trường, trạm, công trình văn hoá xã, thôn: bê tông hoá được 3.289 km đường nông thôn, cứng hoá 1.178 km kênh mương, xây dựng được 1.024 trường học, 1.354 nhà sinh hoạt văn hoá…Trong đó nhân dân tham gia đóng góp 521,25 tỷ đồng và 3.585.265 ngày công. Tổng số tiền huy động sức dân xây dựng các loại quỹ từ 1998-2008 là khoảng hơn 30 tỷ đồng…(Theo Báo cáo kiểm điểm 10 năm thực hiện Chỉ thị 30 của tỉnh Bắc Giang). Nhân dân đã nguyện hiến 12.000 m2 đất để cứng hoá đường giao thông liên thôn, liên xã. (Theo thống kê đến năm 2012 của Tỉnh Bắc Giang).

Có những vấn đề phát sinh từ tình hình thực tế của địa phương được nhân dân bàn bạc và quyết định rất hiệu quả. Ví dụ: trước nạn dịch chuột phá

hoại mùa màng, nhân dân một số xã ở huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang đã thực hiện xây dựng quỹ diệt chuột (thu theo diện tích ruộng của từng hộ), sau đó sử dụng quỹ đó để mua mèo và chia cho các nhà cùng nuôi. Kết quả là dịch chuột đã bị dập, mùa màng được bảo vệ, đảm bảo năng suất lương thực, hoa màu. Sáng kiến này của nhân dân huyện Tân Yên đã được một số tỉnh bạn đến tham quan học tập và về áp dụng thành công.

Với việc nhân dân được bàn và quyết định trực tiếp giúp cho chương trình, kế hoạch của địa phương được triển khai nhanh, bảo đảm về cả thời gian và chất lượng, ít lãng phí, năng suất và hiệu quả được nâng lên.

2.3.2 Một số kết quả cụ thể

Do thực hiện tốt công tác VĐQC, nên DCCS đã được phát huy tích cực: Cán bộ, nhân dân ở các địa phương, đơn vị đã tích cực tham gia đóng góp những ý kiến thẳng thắn, phê bình cán bộ, đảng viên, góp phần nâng cao chất lượng đảng viên và xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa Đảng với nhân dân.

Nhiều tổ chức Đảng đã gắn việc chỉ đạo triển khai thực hiện DCCS với tổ chức thực hiện cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khoá VIII, Cuộc vận động "3 xây, 3 chống"; Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; tổ chức công khai trước cán bộ và nhân dân những điều đảng viên không được

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh bắc giang lãnh đạo công tác vận động quần chúng thực hiện dân chủ cơ sở tu nam 2000 den 2012 (Trang 55)