Ảnh hưởng đến MĐTB.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ và phụ phẩm nông nghiệp kết hợp với chế phẩm vi sinh đến đặc điểm định cư của bọ nhảy ( collembola) ở đất nông nghiệp đan phượng hà nội (Trang 35 - 37)

VII Họ Sminthuridae Boner,

1. Isotomurus punctiferus 2 Crytopygus thermophilus

3.3.2. Ảnh hưởng đến MĐTB.

Kết quả nghiên cứu cho thấy sự chênh lệch lớn giữa 2 công thức: MĐTB ở công thức 1 là 32 636 cá thể/m2 trong khi đó ở công thức 2 MĐTB tăng gấp 3,71 lần (121 136 cá thể/m2 ). 32636 121136 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 ĐC TN Nền đất Cá thể/m2

Biểu đồ 4. Mật độ trung bình của bọ nhảy theo công thức không vùi và có vùi phụ phẩm nông nghiệp ở Đan Phƣợng – Hà Nội

Chú thích: CT 1 : công thức 1 (công thức không vùi phụ phẩm nông nghiệp) CT 2 : công thức 2 (công thức có vùi phụ phẩm nông nghiệp)

Sự gia tăng đột biến số lượng cá thể bọ nhảy ở công thức 2 so với công thức 1 tập trung chủ yếu vào một vài loài như: Cryptopygus thermophilus

(tăng từ 2098 cá thể lên 9756 cá thể; gấp 4,7 lần), Xenylla humicola (tăng từ

173 cá thể lên 752 cá thể; gấp 4,4 lần) , Isotomurus punctiferus (tăng từ 609 cá thể lên 1605 cá thể; gấp 2,6 lần, Entomobrya lanuginosa (tăng gấp 3,4 lần cá thể lên 1605 cá thể; gấp 2,6 lần, Entomobrya lanuginosa (tăng gấp 3,4 lần từ 72 cá thể lên tới 242 cá thể). Đây là những loài ưa ẩm, ưa nhiệt và đặc biệt thích hợp với đất có hàm lượng mùn cao, thoáng mát. Khi sử dụng công thức 2 với phụ phẩm nông nghiệp được vùi tươi kết hợp cùng chế phẩm vi sinh thì

ngoài việc đất được bổ sung lượng vụn hữu cơ mà trong quá trình phân hủy phụ phẩm nông nghiệp (thân lá mía, ngô, rơm rạ) còn sản sinh ra một lượng nhiệt và tạo độ ẩm cho đất. Điều này tạo điều kiện cho những loài bọ nhảy ưa thích với môi trường mới này di cư đến sinh sống và gia tăng về số lượng.

Như vậy, tác động của phụ phẩm nông nghiệp vùi tươi có thể được thể hiện qua phương thức sau: kích thích trực tiếp đến một vài loài bọ nhảy, là những loài có khả năng hấp thu được chất dinh dưỡng do phụ phẩm nông nghiệp cung cấp và ưa thích với điều kiện môi trường mà phụ phẩm nông nghiệp khi vùi tươi tạo ra, làm chúng gia tăng đột biến số lượng. Điều này dẫn đến sự gia tăng mật độ chung của bọ nhảy.

3.3.3. Ảnh hưởng đến độ đa dạng loài H’ và độ đồng đều J’

Chỉ số đa dạng loài H’ và chỉ số đồng đều J’ của bọ nhảy ở công thức 2 (công thức có vùi phụ phẩm nông nghiệp) đều thấp hơn so với công thức 1 (công thức không vùi phụ phẩm nông nghiệp) tương ứng là (1,05 < 1,43 và

0,34 < 0,49). 1.43 0.49 1.05 0.34 0 0.4 0.8 1.2 1.6 H' J' CT1 CT2

Biểu đồ 5. Độ đa dạng loài H’ và độ đồng đều J’ của bọ nhảy trên đất nông nghiệp Đan Phƣợng - Hà Nội

Điều này cho thấy ngoài việc làm thay đổi các yếu tố về nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm của đất, phụ phẩm nông nghiệp vùi tươi còn tác động làm giảm độ đa dạng và đồng đều của bọ nhảy. Công thức có phụ phẩm vùi tươi có số lượng cá thể lớn nhưng lại chỉ tập trung ở một số loài: Cryptopygus thermophilus, Entomobrya lanuginosa, Isotomurus punctiferus, Xenylla humicola nên làm giảm độ đa dạng loài của bọ nhảy. Khi đó độ đồng đều cũng giảm theo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ và phụ phẩm nông nghiệp kết hợp với chế phẩm vi sinh đến đặc điểm định cư của bọ nhảy ( collembola) ở đất nông nghiệp đan phượng hà nội (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)