Ảnh hưởng đến mật độ trung bình (MĐTB)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ và phụ phẩm nông nghiệp kết hợp với chế phẩm vi sinh đến đặc điểm định cư của bọ nhảy ( collembola) ở đất nông nghiệp đan phượng hà nội (Trang 28 - 30)

VII Họ Sminthuridae Boner,

3.2.2.Ảnh hưởng đến mật độ trung bình (MĐTB)

Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở biểu đồ 1 và bảng 2:

102163 51609 51609 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 ĐC TN Nền đất Cá thể/m2

Biểu đồ 1. Mật độ trung bình của bọ nhảy trên đất không bón và có bón hữu cơ ở Đan Phƣợng – Hà Nội

Chú thích: ĐC : đối chứng (nền đất không bón phân hữu cơ) TN : thí nghiệm (nền đất có bón phân hữu cơ)

Từ biểu đồ 1 và bảng 2 nhận thấy:

MĐTB của bọ nhảy ở khu vực nghiên cứu dao động từ 51609 cá thể/m2

đến 102163 cá thể /m2, trong đó MĐTB của bọ nhảy trên nền đất có bón hữu cơ giảm 2 lần so với nền đất không bón phân hữu cơ (Bảng 2).

Vậy ngoài những tác động đến số lượng loài, phương thức kiếm ăn và nơi sinh sống của bọ nhảy, phân bón hữu cơ còn ảnh hưởng rõ rệt đến số lượng cá thể của bọ nhảy ở khu vực nghiên cứu. Nhìn chung, qua kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 2 có thể thấy ở nền đất có bón phân hữu cơ số lượng cá thể bọ nhảy đã giảm một lượng đáng kể.

Tuy nhiên khi đi sâu vào phân tích thì sự giảm mạnh số lượng cá thể ở nền đất có bón phân hữu cơ này tập trung vào một số loài có số lượng cá thể chiếm phần lớn so với tổng số cá thể bọ nhảy ở cả khu vực nghiên cứu (Xenylla humicola giảm từ 834 cá thể xuống còn 91 cá thể, Cryptopygus thermophilus giảm từ 8092 cá thể còn 3762 cá thể, Isotomurus punctiferus

giảm từ 1131 cá thể còn 1083 cá thể). Điều đặc biệt là các loài này đều là

những loài định tính chỉ thu được ở nền đất có phân hữu cơ mà không thu được ở nền đất không bón phân hữu cơ. Có lẽ, tác dụng của phân hữu cơ đến lớp đất bề mặt đã làm một số lượng lớn cá thể những loài này di chuyển lên trên – nơi đất thoáng khí và tơi xốp, giàu dinh dưỡng hơn lớp đất dưới. Ngoài ra, sự giảm số lượng cá thể này còn xảy ra ở một loài khác như: I. palustris,

Entomobrya lanuginosa, Entomobrya sp. 2, Lepidocyrtus (Ascocyrtus) dahlii,… có thể do chúng mẫn cảm, không thích hợp với một thành phần nào đó của phân hữu cơ.

Việc một số loài với kích thước quần thể lớn bị giảm đột ngột một lượng đáng kể cá thể như trên về mặt tiêu cực là làm giảm sự phong phú của loài trong quần xã nhưng cũng có mặt tích cực là làm giảm sự cạnh tranh với các loài khác về thức ăn, dinh dưỡng, nơi ở, tạo điều kiện cho các loài khác phát triển và gia tăng số lượng. Nói cách khác, phân bón hữu cơ làm giảm đi sự khác biệt giữa loài ưu thế và không ưu thế, chính là đã làm tăng giá trị đa dạng loài H’ và độ đồng đều J’.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ và phụ phẩm nông nghiệp kết hợp với chế phẩm vi sinh đến đặc điểm định cư của bọ nhảy ( collembola) ở đất nông nghiệp đan phượng hà nội (Trang 28 - 30)