Qua kết quả nghiên cứu thì rầy trưởng thành thường đẻ trứng trên các đọt búp non của cây cam nên mức độ gây hại của rầy D.citri phu thuộc vào mật độ của rầy D.citri. Nều mật độ rầy non cao thì nó chích hút làm thui mầm các lá non, khô táp lá. Mức độ gây hại của rầy D.citri non còn phụ thuộc rất nhiều vào nhịp độ ra lộc của cam. Rầy trưởng thành có mặt ở hầu hết dưới lá bánh tẻ và lá già.
Mức độ gây hại trầm trọng hơn phải kể đến là rầy D.citri là véctơ truyền bệnh Greening. Tác nhân gây bệnh là một vi khuẩn sống trong tế bào, Gram âm, nó phá hoaị chủ yếu các mạch libe ở các bộ phận còn non (ngọn, lá, quả) ảnh hưởng tới sinh trưởng của ngọn lá, cành… bệnh rất phổ biến ở Đông Nam Á.
NguyÔn ThÞ HiÒn [30] K32E - Sinh- KTNN
Hình ảnh bệnh Greening trên cây cam canh tại xã Phú Diễn.
Hình ảnh bệnh Greening
Khi cây cam đã nhiễm bệnh Greening thì rút ngắn chu kì sống và khai thác , chất lượng quả rất thấp (quả nhỏ, vẹo, khô sần, vỏ dày. Cho đến nay vẫn chưa tìm thấy loại thuốc hoá học nào để phòng trừ bệnh Greening này.
NguyÔn ThÞ HiÒn [31] K32E - Sinh- KTNN
Mức độ gây hại gián tiếp của rầy D.citri được đánh giá qua tỷ lệ bệnh. Qua điều tra chúng tôi thấy bệnh Greening có thời gian ủ bệnh rất dài 5 - 6 tháng, khi xuất hiện triệu chứng bệnh thì mới phát hiện ra lúc đó thì bệnh đã trở lên nguy hiểm và không có loại thuốc nào phòng trừ được. Vì vậy mà khi trên cây cam nào xuất hiện bệnh Greening thì đành phải chặt bỏ cây cam đó để tránh lây lan sang cây khác.
Qua điều tra chúng tôi thấy tại vườn cam canh xã Phú Diễn tỷ lệ cây cam bị bệnh là cao, được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.1. Kết quả điều tra tỷ lệ bệnh Greening trên cây cam tại xã Phú Diễn - Từ Liêm - Hà Nội.
Ngày điều tra Tỷ lệ bệnh (%)
4/10/2008 4
15/11/2008 8
15/2/2009 4
Kết quả nghiên cứu cho thấy D.citri nguy hiểm ở nhiều góc độ không chỉ chích hút gây hại cho cây cam, có khả năng sinh sản cao, cho mật độ lớn trong thời gian ngắn mà rầy trưởng thành và rầy non đều có khả năng truyền bệnh Greening.