Tiếp tục đầu tư vốn, đổi mới công nghệ, thiết bị nhằm tăng năng suất

Một phần của tài liệu Tác động của cuộc khủng hoảng tới hoạt động xuất khẩu dệt may vào thị trường EU (Trang 40 - 42)

III Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu dệt may vào thị trường EU

7. Tiếp tục đầu tư vốn, đổi mới công nghệ, thiết bị nhằm tăng năng suất

lao động , tăng chất lượng hàng hóa, giảm chi phí sản xuất và cho ra đời những sản phẩm có khả năng đáp ứng nhu cầu cao tại EU trên cơ sở thân thiện hơn với môi trường và phù hợp với thị hiếu tiêu dùng luôn biến động tại EU

8. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có chất lượng cao về quản lý, kỹ thuật công nghệ, thiết kế thời trang…; Mở rộng hợp tác với nước ngoài, nâng cấp các trường dạy nghề, cải tiến phương pháp đào tạo cho sát thực tế. Xây dựng quan hệ lao động hài hoà giữa người sử dụng lao động với người lao động. Chăm lo và cải thiện đời sống cho người lao động, có chính sách thoả đáng để bồi dưỡng và thu hút nhân tài làm việc cho các DN.

9. Nâng cao vai trò của Hiệp hội dệt may trong việc:

- Thông tin : bên cạnh việc cung cấp, cập nhật thông tin chiến lược, thông tin về sản xuất kinh doanh, XNK, hiệp hội còn là cầu nối trong hợp tác sản xuất, kinh doanh, đầu tư giữa các DN trong ngành, giữa các đối tác trong và ngoài nước.

- Xây dựng chiến lược phát triển ngành, thông qua hợp tác quốc tế và hoạt động xúc tiến thương mại để xây dựng và quảng bá hình ảnh 1 ngành dệt may VN năng động, chất lượng, có uy tín cao đối với khách hàng.

- Hỗ trợ và tăng cường năng lực DN thông qua việc hỗ trợ XTTM và hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho các DN trong ngành.

- Là đại diện của ngành dệt may trước các cơ quan Nhà nước và trên trường quốc tế, Hiệp hội có tiếng nói mạnh mẽ với các cơ quan Nhà nước trong việc kiến nghị cơ chế chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngành phát triển, cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy mở cửa thị trường, đấu tranh chống lại các rào cản thương mại quốc tế. Tham gia tích cực, có hiệu quả vào hoạt động của các tổ chức khu vực và quốc tế như Liên đoàn dệt may Đông nam á AFTEX, Hiệp hội các nước xuất khẩu dệt may thế giới ICTB, Liên đoàn may mặc thế giới IAF, Liên đoàn may mặc châu Á AAF...để vận động và bảo vệ quyền lợi của ngành dệt may VN trong chính sách thương mại khu vực và quốc tế.

2. Giải pháp từ phía Nhà nước

Bên cạnh nổ lực của các doanh nghiệp cần phải có sự hỗ trợ của Nhà

nước ,Chính phủ,các ban ngành hữu quan đối với ngành may trong việc phát triển thị trường nội địa,cụ thể:

1.Cải thiện môi trường đầu tư,khuyến khích môi trường đầu tư nước ngoài vào ngành sản xuất nguyên liệu phục vụ may xuất khẩu

2. Nhà nước có cơ chế tài chính hỗ trợ sự phát triển ngành dệt may vì xuất khẩu trực tiếp cần nhiều vốn hơn so với gia công

- Hỗ trợ xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp trong ngành dệt may: đặc biệt là các doanh nghiệp dệt may vốn có quy mô vừa và nhỏ, nguồn vốn hạn hẹp, Nhà nước cần tổ chức các đoàn thương mại qua lại nhau, các chuyến đi khảo sát thị trường, mở showroom, website, tham quan triển lãm hội chợ…Thành lập các trung tâm thương mại, siêu thị thời trang dệt may hoặc các trung tâm kinh tế dệt may với các chức năng:

- Cung cấp các thông tin về cơ hội mua bán ở các thị trường - Cung cấp thiết bị, thiết kế, đổi mới các mẫu thời trang cho các

doanh nghiệp

- Môi giới thuê mướn mua bán may móc thiết bị cho ngành dệt may

- Tổ chức bình chọn “Topten”trong các sản phẩm dệt may để khuyến khích nâng cao chất lượng hang dệt may

- Tư vấn kỹ thuật buôn bán,thủ tục hải quan…dối với các doanh nghiệp dệt may

3. Nghiên cứu và có kế hoạch hỗ trợ đầu tư vào ngành dệt may và ngành sản xuất các phụ kiện cho nganh dệt may. Đầu tư, xây dựng Trường thiết kế thời trang chuyên biệt cho ngành dệt may. Dành một khoản kinh phí nhất định hỗ trợ cho các doanh nghiệp cho các doanh nghiệp tổ chức đào tạo nhằm nâng cao tay nghề cho công nhân. Khuyến khích thnàh lập các tổ chức nghiên cứu thời trang, hướng dẫn thị hiếu xã hội vào các sản phẩm dệt may trong nước.

Một phần của tài liệu Tác động của cuộc khủng hoảng tới hoạt động xuất khẩu dệt may vào thị trường EU (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w