Kim ngạch xuất khẩu dệt may vào thị trường EU

Một phần của tài liệu Tác động của cuộc khủng hoảng tới hoạt động xuất khẩu dệt may vào thị trường EU (Trang 33 - 36)

Thị trường liên minh Châu Âu(EU) luôn là thị trường xuất khẩu dệt may lớn thứ 2 của Việt Nam. Từ năm 1980, Việt Nam đã xuất khẩu hàng dệt may sang một số nước thuộc Liên minh châu Âu như: Đức, Anh, Pháp; từ đó đến nay kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tăng mạnh.Trong giai đoạn 2003- 2008 kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU tăng gấp 3lần từ 537,1 triệu USD năm 2003 lên 1650triệu USD năm 2008. Chiếm khoảng 30%-40% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam.

BIỂU ĐỒ KIM NGẠCH XUẤT KHẨU DỆT MAY SANG EU GIAI ĐOẠN 2003-8.2009

Số liệu thống kê cho thấy,từ năm 2003 -2005 kim ngạch xuất khẩu dệt may liên tục tăng nhưng tăng trưởng nhẹ do xuất khẩu sang EU còn gặp nhiều hàng rào kỹ thuật và hạn ngạch xuất khẩu dệt may vao EU. Nhưng từ năm 2005 EU đã dỡ bỏ hạn ngạch đối với hang dệt may cuả Việt Nam do căn cứ vào Thoả thuận về việc bãi bỏ hạn ngạch hàng dệt may Việt Nam được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Liên minh châu Âu (3/12/2004). Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam và kết quả là kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh từ năm 2005 đến 2008 cụ thể từ 882,8 triệu USD đến 1650USD. Tăng 87% so với năm 2005. Đến hết năm 2008 nhin vào bảng số liệu ta có thể thấy dường như tác động của khủng hoảng kinh tế tới hoạt động xuất khẩu dệt may là không bị tác động gì,kim ngạch xuất khẩu dệt may vẫn tăng đều các năm nhưng bước sang năm 2009,kim ngạch xuất khẩu vào EU bắt đầu sụt giảm.Tính đên tháng 8 năm 2009 tổng kim ngạch dệt may xuất khẩu sang EU chỉ đạt 1100 triệu USD giảm 33,33% so với năm 2008.Nguyên nhân chính của sự sụt giam này do tác động của cuộc khủng hoảng, làm cho nền kinh tế Châu Âu bị tác động

nghiêm trọng, nhu cầu tiêu dung giảm, hoạt động xuất khẩu sang thị trường này cũng giảm sút.

6.1 Cơ cấu hang xuất khẩu

Cơ cấu sản phẩm dệt may Việt Nam xuất khẩu sang EU rất đa dạng, bao gồm khoảng 30 loại sản phẩm chính như: áo T-shirt, áo len, áo nỉ, bít tất, quần Âu, sơmi nữ, sơmi nam, khăn bông, găng tay … Tuy nhiên, chúng ta chỉ tập trung vào một số mặt hàng có thế mạnh để có thể cạnh tranh với các đối thủ lớn như: Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan …

Trong tháng 1/2009,xuất khẩu áo jackét và áo khoác của nước ta sang EU tiếp tục tăng trưởng khá. Xuất khẩu áo jackét tăng 11% về lượng và tăng 10% về trị giá so với tháng 1 năm 2008, đạt 1,7 triệu chiếc và 28,2 triệu USD. Đơn giá áo jackét xuất khẩu giảm nhẹ, đạt trung bình 16,01

USD/chiếc. Tương tự xuất khẩu áo khoác của nước ta sang EU tăng 18,9% về lượng và tăng 38,78% về trị giá so với tháng 1 năm ngoái, đạt 1,34 triệu chiếc và 10,8 triệu USD. Đơn giá áo khoác xuất khẩu tăng khá cao, tăng 16,6%, đạt trung bình 8,01 USD/chiếc.

Đáng chú ý, giá áo sơ mi xuất khẩu của nước ta sang EU tăng cao, tăng 30%, đạt trung bình 6,54 USD/chiếc. Vì vậy, dù khối lượng xuất khẩu áo sơ mi giảm 22%, nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng 1% so với tháng 1 năm 2008.

Trong khi đó, xuất khẩu mặt hàng quần dài, áo thun giảm khá mạnh. Xuất khẩu quần dài của ta sang EU giảm 38% về lượng và giảm 25% về trị giá; xuất khẩu áo thun giảm 21% về lượng và giảm 17% về trị giá.

6.2 Cơ cấu thi trường

Trong 27 quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu EU thì Việt Nam có quan hệ với một số nước. kim ngạch xuất khẩu dệt may sang các nước EU, cụ thể như sau:

KIM NGẠCH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG CÁC NƯỚC EU CÁC NƯỚC EU

Thị trường

Kim ngạch xuất khẩu(triệu USD)

Năm 2007 9 Tháng đầu năm 2008 8tháng đầu năm 2009

Anh 199,96 234,679 144,275

Tây Ban Nha 92,115 155,399 168,510 Pháp 107,374 110,015 87,313 Bỉ 84,44 82,516 70,116 Italia 63,533 77,504 70,146 Thụy Điển 22,967 31,318 18,975 Ba Lan 18,986 19,363 15,226 Đan mạch 22,645 30,106 24,518 Áo 12,151 15,404 10,777

Liên minh châu Âu (EU) bao gồm 27 quốc gia có những điểm tương đồng về kinh tế, văn hóa nhưng bên cạnh đó cũng có đặc thù riêng về thị hiếu tiêu dùng, xu hướng thời trang do đó Việt Nam muốn đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang EU cần tìm hiểu kỹ những đặc thù này. Nhìn vào bảng số liệu các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam sang EU có thể thấy Đức là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của nước ta . Tiếp đến là Anh và Tây Ban Nha.Từ năm 2007 tới 8tháng đầu năm 2008 kim ngạch xuất khẩu dệt may vào các thị trường thuộc EU đều tăng chỉ có xuất khẩu sang Bỉ giảm 88,44 triệu USD xuống còn 82,516 .giảm 2,28 % so với năm 2007.Nhưng bắt đầu từ năm 2009 kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường thuộc EU bắt đầu giảm ở hầu hết các thị trường chỉ riêng với Tây Ban Nha kim ngạch xuất khẩu vào thị trường nay tăng so với năm 2008.cụ thể từ 155,399 triệu USD 8tháng đầu năm 2008 lên 168,510 triệu USD 8tháng đầu năm 2009.Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu dệt may vào thị trường này có giảm nhưng không nhiều, do các nước thuộc EU đang chuyển sang sử dụng các mặt hang từ các nước đang phát triển có chi phí rẻ hơn. Mặt khác hang dệt may là mặt hang thiết yếu nên dù có tác động của khủng hoảng nhưng tác động này là không nhiều.

Một phần của tài liệu Tác động của cuộc khủng hoảng tới hoạt động xuất khẩu dệt may vào thị trường EU (Trang 33 - 36)