Qua bảng phân tích biến động kết cấu nguồn vốn ta thấy tổng nguồn vốn năm 2008 tăng so năm 2007 là 81,617,409,466đồng với tỷ lệ 34%, tổng nguồn vốn tăng chủ yếu do các khoản sau:
•Nợ phải trả năm 2008 tăng so năm 2007 là 11,331,050,844 đồng với tỷ lệ 8%, tăng chủ yếu do khoản nợ dài hạn năm 2008 tăng so năm 2007 là 17,574,158,897 đồng với tỷ lệ 120%, trong khi đó nợ ngắn hạn lại giảm. Khoản làm tổng nguồn vốn tăng chủ yếu do vốn chủ sở hữu.
•Vốn chủ sở hữu năm 2008 tăng so với năm 2007 là 71,033,689,022 đồng với tỷ lệ là 81% và thặng dư vốn cổ phần năm 2008 so năm 2007 là 24,673,190,000
đồng tăng 100% và khoản lợi nhuận chưa phân phối cũng tăng 13,840,499,022 đồng với tỷ lệ 100%. Vốn sở hữu của công ty tăng do cổ đông góp vốn và phần thặng dư vốn cổ phần thì công ty phát hành cổ phiếu để góp vào vốn chủ sở hữu của công ty. Điều này chứng tỏ công ty đang sử dụng vốn góp đầu tư, mở rộng hoạt động kinh doanh của công ty cho thấy công ty đang hoạt động có hiệu quả.
3.2 Phân Tích Mối Quan Hệ Cân Đối Giữa Tài Sản Và
Nguồn Vốn
Phân tích mối quan hệ cân đối này là xét mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn nhằm khái quát tình hình phân bổ, sử dụng các loại vốn và nguồn vốn đảm bảo được nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
Căn cứ vào bản cân đối kế toán của công ty ta có mối quan hệ giữa vốn và nguồn vốn như sau:
Phần tài sản gồm:
•Tài sản lưu động(TSNH) trừ các khoản giảm trừ.
•Tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Phần nguồn vốn gồm :
•Nguồn vốn chủ sở hữu.
Căn cứ vào bảng cân đối kế toán của công ty ta có mối quan hệ giữa vốn và nguồn vốn như sau:
Tài sản Nguồn vốn Chênh lệch
Cuối năm 2007 203,162,345,767 88,014,651,547 (115,147,694,220) Cuối năm 2008 277,259,050,267 158,301,010,169 (118,958,040,098)
Qua phân tích ta thấy rằng nguồn vốn chủ sỡ hữu không đáp ứng được trong việc trang trải tài sản phục vụ cho nhu cầu kinh doanh. Cụ thể:
Cuối năm 2007: nguồn vốn chủ sở hữu không đáp ứng nhu cầu trong việc trang trải tài sản phục vụ nhu cầu kinh doanh. Cụ thể:
•Cuối năm 2007 thiếu 115,147,694,220 đồng.
•Cuôi năm 2008 thiếu 118,958,040,098 đồng.
Trong năm 2008 công ty hoạt động có hiệu quả giữ lại lợi nhuận để bổ sung vào vốn chủ sở hữu. Công ty dùng vốn bổ sung đầu tư mua tài sản cố định và đầu tư hoạt động bất sản và các khoản đầu tư dài hạn khác. Vì thế nhu cầu vốn công ty tăng lên: (118,958,040,098-115,147,694,220)= 3,810,345,878 đồng.
Để áp ứng đủ nhu cầu vốn của công ty thì công ty cần huy động vốn từ bên ngoài hoặc đi chiếm dụng vốn của các đơn vị khác. Để đảm bảo được nguồn vốn của công ty, công ty đã huy động vốn từ vay ngân hàng qua bảng số liệu ta thấy:
•Tài sản lưu động (TSNH) trừ các khoản phải thu
•Tài cố định và đầu tư dài hạn. Phần nguồn vốn gồm:
•Nguồn vốn chủ sở hữu.
•Nợ phải trả
Qua bảng phân tích ta thấy việc huy động vốn từ vay vốn ngân hàng đáp ứng đủ tài sản phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Cụ thể:
•Cuối năm 2007 nguồn vốn dư 33,675,997,287 đồng
•Cuối năm 2008 nguồn vốn dư 93,371,376,312 đồng.
Trong quan hệ kinh doanh thường xảy ra trường hợp các doanh nghiệp này là chủ nợ của đơn vị này nhưng lại là con nợ của đơn vị khác. Hay cụ thể hon trong quá trình hoạt động để tạo mối quan hệ lâu dài các doanh nghiệp có thể để vốn dư thừa của đơn vị mình cho các doanh nghiệp khác chiếm dụng.
Theo bảng số liệu thì công ty bị các đơn vị hay khách hàng chiếm dụng dưới hình thức bán chịu. Như vậy trong bảng cân đối kế toán lúc nào cũng có sự cân bằng giữa phần tài sản và phần nguồn vốn. Sự cân bằng này đảm bảo bởi nguyên tắc cơ sở: Tài sản nào cũng được hình thành từ một nguồn vốn và cách thức sử dụng có sự phù hợp lẫn nhau chưa. Ta phân tích chỉ tiêu vốn luân lưu để rõ hơn mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn.
• Cuối năm 2007:
Nguồn vốn dài hạn= nguồn vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn
=88,014,651,547+14,591,499,547=102,606,151,118 đồng Vốn luân lưu = Nguồn Vốn Dài Hạn – Tài Sản Cố Định Dài Hạn
= Tài Sản Lưu Động –Nợ Ngắn Hạn
= 102,606,151,118 -115,012,815,088 = -12,406,663,970 đồng
•Cuối năm 2008:
Nguồn vốn dài hạn = Nguồn vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn = 158,301,010,169 + 32,165,658,468 =190,466,668,637 đồng
Vốn luân lưu = Nguồn Vốn Dài Hạn – Tài Sản Cố Định Dài Hạn
= 190,466,668,637- 159,356,924,299 = 31,109,744,338 đồng.
Tài sản Nguồn vốn Chênh lệch
Cuối năm 2007 203,162,345,767 236,838,343,054 33,675,997,287 Cuối năm 2008 225,084,376,208 318,455,752,520 93,371,376,312
Như vậy ta thấy vốn luân lưu năm 2007 của công ty âm: tài sản cố định lớn hơn nguồn vốn dài hạn là 12,406,663,970 đồng, dùng để tài trợ cho đầu tư dài hạn. Điều này khá nguy hiểm bởi vì khi hết hạn vay thì công ty phải tìm nguồn vốn khác để thay thế, nếu không thì công ty phải bán tài sản cố định hoặc thanh lý tài sản. Đồng thời vốn luân lưu âm còn thể hiện sự yếu kém về khả năng thanh toán, do đó mọi biến động của vốn luân lưu phải được chú ý theo dõi liên tục nhiều kỳ.
Cuối năm 2008 vốn luân lưu dương: Trong trường hợp này, việc tài trợ từ các nguồn vốn là tốt. Khi vốn luân lưu dương thì tổng tài sản lớn hơn nợ ngắn hạn là 31,109,744,338 đồng. Điều đó chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt, có thể trang trải được các khoản nợ ngắn hạn với tài sản quay vòng nhanh.
3.3 Phân Tích Kết Cấu Tài Sản Và Nguồn Vốn3.3.1 Phân tích kết cấu tài sản 3.3.1 Phân tích kết cấu tài sản
BẢNG BIẾN ĐỘNG KẾT CẤU TÀI SẢN
STT Nội dung Quan hệ kết cấu %
2007 2008 Giá trị
I Tài sản ngắn hạn 51.44 49.96 (1.48)
II Tài sản dài hạn 48.56 50.04 1.48
III TỔNG CỘNG TÀI SẢN 100 100 0
Qua bảng phân tích kết cấu về tài sản ta thấy:
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn trong năm 2007 có giá trị 121,825,527,966 đồng chiếm tỷ trọng là 51,44% trong tổng số tài sản, Năm 2008 có giá trị 159,098,828,221 đồng chiếm tỷ trọng 49,96% trong tổng giá trị tài sản. Như vậy tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn năm 2008 đã giảm 1,48% do sự biến động của các chỉ tiêu sau:
• Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2007 có giá trị 33,675,997,287 đồng chiếm tỷ trọng là 14,22% trong tổng số tài sản, năm 2008 có giá trị 41,196,702,253 đồng chiếm tỷ trọng là 12,94% trong tổng số tài sản.Như vậy các khoản thu ngắn hạn tăng 1,28% so về mặt kết cấu tài sản. Đây là khoản công ty thu của khách hàng công ty cần xem xét các khoản thu ngắn hạn này để thu hồi tốt để giải quyết vấn đề tài chính của công ty, bên cạnh công ty bị chiếm dụng vốn nhiều, hiệu quả sử dụng vốn thấp.
• Hàng tồn kho năm 2007 có giá trị 76,603,331,564 đồng chiếm tỷ trọng 32, 34% trong tổng số tài sản, năm 2008 có giá trị là 101,089,255,518 đông chiếm tỷ trọng là 31,74%, xét về mặt kết cấu thì hàng tồn kho tăng 6%. Công ty cần xem xét giải quyết các khoản hàng tồn kho không nên để ứ đọng qua nhiều làm
mất chi phí lưu kho, bảo quản, kho bãi…Có thể công ty để số lượng hàng tồn kho chờ giá cả tăng cao đưa ra thị trường hay đúng hơn tích lũy để đầu cơ.
• Tài sản dài hạn năm 2007 có giá trị 115,012,815,088 đồng chiếm tỷ trọng là 48,56%, năm 2008 có giá trị 159,356,924,299 đồng chiếm tỷ trọng 50,04%, so về mạt gái trị thì năm 2008 tăng so năm 2007, xét về mặt kết cấu thì đã giảm 1,48% , trong đó các khoản tăng như tài sản cố định và các khoản phải thu dài hạn tăng, còn các khoản khác đều giảm.
Cụ thể ta xét chỉ tiêu tỉ suất đầu tư để thấy được tình hình đầu tư theo chiều sâu.Để cụ thể hơn ta xét chỉ tiêu đầu tư để thấy được tình hình đầu tư theo chiều sâu để xem xét về khả năng về nguyên liệu và trang thiết bị cho nhu cầu sản xuất của công ty:
Tỷ Suất Đầu Tư(%)
Năm 2007 47.99
Năm 2008 46.86
Tỷ suất đầu tư năm 2008 giảm so tỷ suất đầu tư năm 2008 là ( 47,99- 46,86)=1,13%. Điều này chứng tỏ công ty đầu tư vào tài sản cố định , bất động sản và các khoản đầu tư dài hạn, Công ty đã đầu tư mua máy móc thiết bị để đáp ứng nhu cầu sản xuất hiện tại của công ty, phát huy tốt hiệu quả của việc sử dụng tài sản cố định. Việc đầu tư mua máy móc thiết bị là hợp lý vì máy móc thiết bị của công ty đã cũ và lạc hậu.
3.3.2 Phân tích kết cấu nguồn vốn
BẢNG PHÂN TÍCH KẾT CẤU NGUỒN VỐN
STT Nội Dung Quan Hệ Kết Cấu %
2007 2008 Giá Trị
IV Nợ phải trả 62.84 50.29 -12.55