Các chính sách thuế,tài chính, kế toán, kiểm toán

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đổi mới cơ chế chính sách nhằm khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay pptx (Trang 29 - 30)

III. Định hướng đổi mới và các giải pháp có tính khuyến nghị về đổi mới các

5. Các chính sách thuế,tài chính, kế toán, kiểm toán

Đây là những khung pháp lý chung cho các thành phần kinh tế. Song trên thực tế, do năng lực nội tại còn non yếu như tài chính còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm, thiếu cán bộ chuyên môn trình độ cao nên ít nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước để đổi mới công nghệ, bản thân doanh nghiệp không đủ khả năng tiến hành các hoạt động liên quan đến sở hữu công nghiệp.

- Chính sách thuế.

Các chính sách thuế dần được ban hành và áp dụng thống nhất cho các thành phần kinh tế trong nước. Tuy còn một số hạn chế nhưng những chi phí thuế doanh thu, thuế lợi tức, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu...bước đầu đã xoá bỏ được sự cách biệt giữa kinh tế tư nhân, kinh tế Nhà nước và hợp tác xã. Từ năm 1999 việc áp dụng Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và tiếp tục hoàn thiện các loại thuế khác làm cho chính sách thuế đã thể hiện rõ sự công bằng, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, khắc phục dần sự chống chéo về thuế, chính sách thuế đã khuyến khích đầu tư, khuyến khích xuất khẩu.

Tuy nhiên chính sách thuế vẫn còn một số tồn tại ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh nói chung và khu vực kinh tế tư nhân nói riêng như: một số điểm trong chính

sách thuế chưa được quy định cụ thể, rõ ràng làm cho việc thực hiện gặp khó khăn; một số sắc thuế quy định thủ tục kê khai nộp thuế còn phức tạp; những quy định về thủ tục hồ sơ miễn giảm thuế còn mang nặng tính "xin-cho"... Trong điều hành cụ thể chính sách thuế còn chưa thể hiện được sự công bằng và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế

- Về chế độ tài chính: Hiện nay, Nhà nước chưa có quy định riêng về chế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp tư nhân. Trong thực tế các cơ quan Nhà nước phải vận dụng cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp Nhà nước để áp dụng quản lý, thanh tra, kiểm tra tài chính đối với các doanh nghiệp của tư nhân.

Đây là vấn đề gây tâm lý không tố đối với các doanh nghiệp vì như vậy đã có sự can thiệp không đúng bản chất sở hữu của các cơ quan Nhà nước vào doanh nghiệp tư nhân.

- Về chế độ kế toán: ngày 23/12/1996 Bộ Tài chính đã ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ kèm theo Quyết định 1177/TC-CĐKT tương đối đơn giản hơn so với chế độ kế toán áp dụng thống nhất cho các doanh nghiệp cả nước theo Quyết định 11411177/TC-CĐKT ngày 1/11/1995 và sau đó thay thế bằng Quyết định số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000, tạo cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp tổ chưc thực hiện công tác kế toán, nộp báo cáo tài chính. Chế độ kế toán đã góp phần tăng cường công tác quản lý tài chính khu vực này.

- Về kiểm toán: Hiện nay có kiểm toán độc lập (từ năm 1991), kiểm toán Nhà nước (năm 1994), kiểm toán nội bộ (từ năm 1997). Về nguyên tắc, việc kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ là rất cần thiết và có lợi cho tất cả các loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong thực tế các doanh nghiệp tư nhân thường rất ít khi thực hiện kiểm toán. Hơn nữa, giá trị pháp lý của báo cáo tài chính đã qua kiểm toán không được đánh giá và công nhận đúng mức.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đổi mới cơ chế chính sách nhằm khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay pptx (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)