WHO và UNICEF khuyến cáo rằng trẻ em nên được bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh, tốt nhất là cho trẻ bú sữa non ngay sau khi sinh và tiếp tục được bú ngay cả khi mẹ chưa có sữa [30, 38, 48]. Kết quả ở bảng cho thấy 59,39% bà mẹ có kiến thức cho trẻ bú mẹ sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh nhưng chỉ có 36,96% bà mẹ có thực hành cho trẻ bú ngay sau khi sinh trong 1 giờ đầu sau khi sinh. Tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ trẻ được bú mẹ trong vòng một giờ đầu sau sinh trong toàn quốc (61,7%) [49]. Tuy nhiên khi so sánh với các nghiên cứu khác thì cũng có những nghiên cứu cho kết quả cao hơn và có nghiên cứu cho kết quả thấp hơn. Như kết quả nghiên cứu của tác giả Phạm Văn Hoan năm 2008 là 67,4% [50], tác giả Lê Thị Hương nghiên cứu năm 2008 tỷ lệ này là 48,5% [51], tác giả Lê Anh Vũ nghiên cứu trên 356 trẻ ở Tiên Lữ, Hưng Yên cho thấy tỷ lệ bú mẹ trong 1 giờ đầu sau sinh là 48,5 [52]. Một nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi Đồng I cho thấy tỷ lệ bú mẹ trong 1 giờ đầu sau sinh của nhóm trẻ SDD là rất thấp 11,6% [53]. Bú mẹ
đúng cách cũng là một yếu tố góp phần làm giảm tỷ lệ SDD và vấn đề này được phổ biến và hướng dẫn thường xuyên ở cộng đồng cũng như bệnh viện nhưng việc thực hành chưa được phổ biến. Tuy nhiên tỷ lệ bà mẹ cho trẻ bú mẹ từ 1- 24 giờ là rất cao 54,89% (so với kiến thức về bà mẹ về thời gian cho trẻ bú lần đầu tiên là 22,84%). Qua nghiên cứu trong lúc phỏng vấn thì chúng tôi được bà mẹ giải thích rằng những nguyên nhân không thực hành cho trẻ bú trong 1 giờ đâu sau khi sinh là do: đau đớn sau sinh, do chưa có sữa, mệt mỏi... chính là những lý do khiến họ không cho trẻ bú mẹ ngay sau sinh.
Theo bảng kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy kiến thức của bà mẹ về việc NCBSMHT và ABS là rất cao, chỉ có 21,32% bà mẹ chưa có kiến thức đúng về thời gian cho trẻ bú hoàn toàn dưới 6 tháng tuổi. Đây là một tỷ lệ bà mẹ có kiến thức khá cao và khá thành công trong nỗ lực thúc đẩy tuyên truyền NCBSMHT . Kết quả này cũng phù hợp với các cuộc thảo luận nhóm, các bà mẹ tham gia đều hiểu được đúng như thế nào là NCBSMHT, sự thay đổi về kiến thức từ cán bộ y tế thôn/xã, tiếp đến là từ các cuộc họp cộng đồng về thúc đẩy NCBSMHT và dinh dưỡng hợp lý cho trẻ nhỏ, cuộc họp nhóm hỗ trợ NCBSMHT và từ cán bộ phụ nữ.
Bên cạnh việc nuôi dưỡng trẻ bằng sữa mẹ đúng và cho trẻ ABS hợp lý theo nhóm tuổi, việc chăm sóc trẻ cũng đóng góp không nhỏ vào tình trạng sức khỏe và TTDD của trẻ. Nhiều nghiên cứu nhận thấy rằng SDD và bệnh nhiễm trùng ở trẻ là một vòng xoắn bệnh l [8, 11, 30, 46, 48]. Trẻ SDD có sức đề kháng với bệnh tật kém và dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Ngược lại, khi trẻ thường xuyên mắc bệnh sẽ ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của bản thân.
Khi trẻ bị mắc bệnh tiêu chảy và NKHH cấp thì giải pháp xử trí đúng của các bà mẹ và người thân trong gia đình là đưa trẻ đến cở sở y tế hoặc được tư vấn của y tế thôn . Tỷ lệ các bà mẹ đã xử trí đúng trong nghiên cứu cao hơn nghiên cứu của Vũ Phương Hà (chỉ có 75,4% bệnh NKHH và 69,5% tiêu chảy cấp được xử trí đúng [44]) và thấp hơn trong nghiên cứu của Trần Thị Mai (94,7%) [54]. Điều này cho thấy thực hành chăm sóc khi trẻ bệnh của người dân địa phương nơi đây, cụ thể là người mẹ, người chăm sóc trẻ đã có những cải thiện tốt. Vẫn còn đến 20% các bà
mẹ có những giải pháp sai như tự đi kiếm thuốc lá nam cho con uống và 5,2% tự mua thuốc cho con uống và một số ít “cúng giàng”. Đây là những đối tượng cần được chú ý hướng dẫn trong cộng đồng để tăng tỷ lệ xử trí đúng khi trẻ bệnh. Việc 40,0% , cho bú nhiều hơn chiếm 6,67% cho thấy tỷ lệ kiến thức của các bà mẹ về việc chăm sóc khi trẻ bị tiêu chảy là thấp có thể khi phỏng vấn điều tra chỉ hỏi trẻ bị tiêu chảy trong 2 tuần qua nên cỡ mẫu nhỏ nên không có ý nghĩa thống kê .