Các bước giải trong mô hình ECOKB cơ bản

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn CÔNG NGHỆ TRI THỨC VÀ ỨNG DỤNG ỨNG DỤNG HỆ CHUYÊN GIA VÀ ỨNG DỤNG TRONG BÀI TOÁN GIẢI TAM GIÁC TRONG HÌNH HỌC HAI CHIỀU (Trang 38 - 40)

- Bài toán được lưu trữ theo cấu trúc như sau begin_exercise

4.4.1Các bước giải trong mô hình ECOKB cơ bản

Bước giải là một bước suy ra sự kiện mới từ một số sự kiện đã biết, thuộc một trong các dạng suy luận sau:

o Deduce_From3s: suy ra các sự kiện loại 2 từ các sự kiện loại 3.

o Deduce_From43s: suy ra các sự kiện mới loại 3, 4 từ các sự kiện loại 3 và 4 bằng cách thay thế các biến trong sự kiện loại 3 vào sự kiện loại 4.

o Deduce_From53s: suy ra các sự kiện mới loại 3, 4, 5 từ các sự kiện loại 3 và 5 bằng cách thay thế các biến trong sự kiện loại 3 vào sự kiện loại 5.

o Deduce_From45s: suy ra các sự kiện mới loại 3 từ các sự kiện loại 4 và 5 bằng cách giải hệ phương trình.

o Deduce_From983s: suy ra các sự kiện loại 3, 8 từ các sự kiện loại 3, 8, 9 bằng cách thế các biến trong sự kiện loại 8 (hay sự kiện loại 3) vào sự kiện loại 9.

o Deduce_Objects: thực hiện suy diễn và tính toán bên trong cấu trúc của từng đối tượng. Các đối tượng tham gia vào bước giải có khả năng thực hiện các hành vi nhất định để phát sinh sự kiện mới, thực hiện suy diễn tính toán trên các thuộc tính của đối tượng, bản thân đối tượng hay các đối tượng liên quan được thiết lập trên nền của đối tượng.

o Deduce_From9s: suy ra các sự kiện loại 2, 3, 6, 7, 8 từ các sự kiện loại 9 bằng cách thực hiện tính toán hàm.

o Deduce_Rules: dò tìm luật có thể áp dụng được.

o Deduce_Funcs: dò tìm hàm có thể áp dụng được.

o Deduce_EqsGoal: giải hệ phương trình gồm n phương trình với n ẩn. Các bước giải bên trong Deduce_Objects

o Deduce_ObjProp: sinh ra sự kiện mới từ các tính chất nội tại bên trong đối tượng liên quan đến các thuộc tính của đối tượng.

o Deduce_OconstructRela: sinh ra sự kiện mới loại 3 bằng cách thực hiện tính toán các quan hệ trên cấu trúc thiết lập.

o Deduce_ObjRules: dò tìm luật suy diễn có thể áp dụng được bên trong cấu trúc đối tượng.

o Deduce_ObjRela1: Áp dụng một quan hệ tính toán f bằng cách thế các biến trong f mà có mặt trong tập sự kiện loại 2 và loại 3. Dạng suy luận này chỉ có thể suy ra sự kiện mới khi ta có điều kiện: f chỉ có đúng một biến không có mặt trong tập sự kiện loại 2.

o Deduce_ObjRela21: Áp dụng một quan hệ tính toán f chứa 2 biến không nằm trong tập sự kiện loại 2 và có khả năng kết hợp với một sự kiện loại 4 hoặc 5 cũng có 2 biến như trên để giải hệ phương trình sinh ra sự kiện mới loại 2, 3.

o Deduce_ObjRela22: Như Deduce_ObjRela21 với f chứa 3 biến không nằm trong tập sự kiện loại 2 và có khả năng kết hợp với 2 sự kiện loại 4 hoặc 5 cũng có 3 biến như trên để giải hệ phương trình sinh ra sự kiện mới loại 2, 3.

o Deduce_ObjRela2: Áp dụng một quan hệ tính toán f trên một số sự kiện loại 2 và loại 3 để suy ra một sự kiện mới loại 3, 4 hoặc 5, bằng cách thay thế các biến trong f mà có mặt trong tập sự kiện loại 2, 3, rồi tính một biến theo các biến còn lại trong f.

o Deduce_ObjRela3: Thay thế một biến trong f có mặt trong sự kiện 4, 5 vào các sự kiện này để tạo ra các sự kiện mới có số biến ít hơn.

o Deduce_ObjFunc: Thực hiện tính toán các hàm thiết lập trên các thuộc tính hay các đối tượng nền xác định của đối tượng (nếu có).

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn CÔNG NGHỆ TRI THỨC VÀ ỨNG DỤNG ỨNG DỤNG HỆ CHUYÊN GIA VÀ ỨNG DỤNG TRONG BÀI TOÁN GIẢI TAM GIÁC TRONG HÌNH HỌC HAI CHIỀU (Trang 38 - 40)