- Tập hợp các luật suy diễn trên các loại sự kiện khác nhau liên quan đến các thuộc tính của đối tượng hay bản thân đối tượng Mỗi luật suy diễn
Chương 4: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH GIẢI BÀI TOÁN TAM GIÁC TRONG KHÔNG GIAN HAI CHIỀU
KHÔNG GIAN HAI CHIỀU
4.1 Mô hình biểu diễn tri thức cho ứng dụng
Xây dựng mô hình dựa trên mô hình tri thức ECOKB (Extended Computational Objects Knowledge Base) gồm 4 thành phần :
(C, Func, R, Rule)
Mô hình tri thức về hình học giải tích hai chiểu sử dụng tất cả 11 loại sự kiện của mô hình ECOKB 6 thành phần. Cụ thể như sau:
Các loại sự kiện
[1]Sự kiện thông tin về loại của đối tượng. Cấu trúc sự kiện: [<object>, <loại object>]. Ví dụ: [d,”DuongThang”], [a,”Vecto”].
[2]Sự kiện về tính xác định của một đối tượng hay của một thuộc tính. Cấu trúc sự kiện:<object> hay <object>.<thuộc tính>
Ví dụ: Doan[A,B], Doan[A,B].x.
[3]Sự kiện về tính xác định của một thuộc tính hay một đối tượng thông qua một biểu thức hằng.
Cấu trúc sự kiện:<object> = <biểu thức hằng> hay <object>.<thuộc tính> = <biểu thức hằng>. Ví dụ: a.x = 2, A=[1,2], a = [5,3]
[4]Sự kiện về sự bằng nhau giữa một đối tượng hay một thuộc tính với một đối tượng hay một thuộc tính khác.
Cấu trúc sự kiện:
<object>|<object>.<thuộc tính> = <object>|<object>.<thuộc tính>. Ví dụ: O1.c = Doan[A,B], a = b.
E.A1=[-a,0] (a có thể là 1 trong những Objects hay thuộc tính của Objects)
[5]Sự kiện về sự phụ thuộc của một đối tượng hay một thuộc tính theo những đối tượng hay thuộc tính khác thông qua một công thức tính toán. Cấu trúc sự kiện:
<object>.<thuộc tính> = <biểu thức theo các object hay thuộc tính khác>
Ví dụ: a = 2*c + b
[6]Sự kiện về một quan hệ trên các đối tượng hay trên các thuộc tính của các đối tượng.
Cấu trúc sự kiện: [<tên quan hệ>,<object1>,<object2>,…] Ví dụ: [“Thuoc”,M,d]
[7]Sự kiện về tính xác định của một hàm. Cấu trúc sự kiện:<hàm>
Ví dụ: Vecto(M,N)
[8]Sự kiện về tính xác định của một hàm thông qua một biểu thức hằng. Cấu trúc sự kiện:<hàm> = <biểu thức hằng>
Ví dụ: KhoangCach(M,d) = 3, TrungDiem(A,B) = [1,2]
[9]Sự kiện về sự bằng nhau giữa một đối tượng với một hàm. Cấu trúc sự kiện:<đối tượng> = <hàm>
Ví dụ: J = TrungDiem(A,B)
[10] Sự kiện về sự bằng nhau của một hàm với một hàm khác. Cấu trúc sự kiện:<hàm> = <hàm>
Ví dụ: TrungDiem(A,B) = TrungDiem(M,N)
[11] Sự kiện về sự phụ thuộc của một hàm theo các hàm hay các đối tượng khác thông qua một công thức tính toán.
Cấu trúc sự kiện:
<hàm> = <biểu thức theo các hàm hay các đối tượng> Ví dụ: Vecto(C,K)=2* Vecto(A,K)
Chi tiết về mỗi thành phần được mô tả cụ thể như sau:
4.1.1 Tập C các khái niệm về các đối tượng tính toán
Tập các khái niệm C bao gồm “Điểm”, “Vectơ”, “Đoạn”, “Góc”, “Đường thẳng”, “Tam giác”.