5.1Phương án điều khiển cho mạch thuỷ lực:
Ta chon phương án điểu khiển cho mạch thuỷ lực là dùng Rơ le.
Rơ le là loại khí cụ điện tự động dùng để khởi động một thiết bị nào đó hoặc đều chỉnh một quá trình nào đó khi tác động vào nó một công suất tương đối nhỏ.
Đặc điểm của Rơ le là :
Khi tác động lên nó một đai lượng nhỏ (tín hiệu vào) , thì tín hiệu ra thay đổi nhảy cấp và duy trì ở một giá trị nhất định.
Cách ly hoàn toàn giữa mạch xử lý có điện áp thấp và thiết bị điện có điện áp cao và công suất tải lớn. An toàn cho bộ xử lý và mạch điều khiển.
Trở kháng: giữa hai trạng thái On có trở kháng rất nhỏ, trạng thái Off có trở kháng rất lớn và xem như lý tưởng. Ổn định vận hành cho thiết bị cố công suất nhỏ, điện áp nhỏ, tần số vận hành tùy ý.
Phát tia lửa điện khi chuyển trạng thái: khi làm việc với thiết bị sử dụng công suất lớn, sẽ gây ra tia lửa điện trong thời gian chuyển từ trạng thái điều này rất nguy hiểm nếu môi trường có khí dễ cháy nổ: Ga, xăng...tuy Rơ le thường bọc rất kín nhưng không hẳn đã an toàn. Đây cũng chính là nhược điểm của Rơ le sẽ bị mòn theo thời gian ở mỗi tiếp điểm và tiếp xúc kém dần cho mỗi lần đón mở, cần bảo trì và thay thế định kỳ.
Rơ le có cuộn cảm nên khi điều khiển đóng mở phải sử dụng một diode chống điện áp ngược khi tắt nguồn cấp cho cuộn cảm. Đặc điểm rất thú vị của cuộn cảm là dòng điện trong cuộn cảm không thay đổi đột ngột mà biến thiên theo thời gian, do đó khi ngắt điện sẽ xuất hiện sự tăng áp rất lớn ngược chiều với điện áp nguồn
SVTH:LÊ THƯỢNG TRÍ 65 cấp, do đó để phần tử điều khiển không bị đánh thủng do điện áp ngược này ta cần phải dùng diode để triệt tiêu điện áp ngược của cuộn cảm.
Điện áp làm viêc thích hợp của Rơ le là từ 5-24 V .Không nên dùng Rơ le để điều khiển thiết bị điện một chiều có điện áp trên 48V. Vì mỗi khi đóng mở tiếp điểm sẽ phát ra hồ quang rất nguy hiểm sẽ làm cháy tiếp điểm, và nguy hiểm hơn sẽ gây chạm nổ rất nghiêm trọng.
Ưu nhược điểm của Rơ le: Ưu điểm :
o Được sử dụng rộng rải trong các xí nghiệp sản xuất với tính linh hoạt và ổn định cao
o Giá thành không quá đắt kết cấu đơn giản và dễ chế tạo. Nhược điểm:
o Do trong lúc sử dụng phải đóng mở các Rơ le thường xuyên nên sẽ xảy ra hiện tượng phóng điện giữa các tiếp điểm làm cho các tiếp điểm mau mòn ,từ đó làm cho quá trình đóng mở kém chính xác,bị trễ. Vì vậy cần phải có chế độ bảo dưỡng định kỳ các Rơ le.
5.2Điều khiển quá trình tóp đầu ống thuỷ lực :
Như ta đã biết trong quá trình tóp đầu ống thuỷ lực thì 8 đầu trượt sẽ dẫn động cho 8 đầu ép thực hiện chuyển động tịnh tiến khứ hồi trong các rãnh trượt .Cụ thể quá trình này gồm hai giai đoạn. Giai đoạn chuyển động tịnh tiến hướng tâm của các đầu trượt sẽ là chuyển động với vận tốc chậm (2 mm/s). Và giai đạon chuyển động tịnh tiến ra xa tâm để về vị trí chuẩn bị với vận tốc nhanh hơn (5mm/s). Cũng từ dữ kiện đã tính toán ở chương 3 và 4 thì trong suốt cả quá trình làm việc thì hành trình chuyển động của Xylanh tác động là 19 mm .Dó đó dể giới hạn hành trình này ta cần sử dụng 2 công tắc hành trình ứng với hai vị trí giới hạn :một là lúc các đầu trượt tịnh tiến vào tâm và hai là lúc các đầu trượt tịnh tiến về vị trí ban đầu.
SVTH:LÊ THƯỢNG TRÍ 66 Hai công tắc hành trình này sẽ được lắp theo phương chuyển động của cần Xylanh tác động và đặt cách nhau một khoảng bằng 19 mm.
Khi tiếp điểm của các công tắc hành trình đóng mở thì lúc này nam châm kích hoạt trạng thái làm việc tương ứng trong van phân phối cũng sẽ được đóng hoặc ngắt dòng điện
SVTH:LÊ THƯỢNG TRÍ 67 Hình 5.1 sơ đồ bố trí các công tắc hành trình
5.3Lưu đồ giải thuật và mạch điều khiển:
a) Lưu đồ giải thuật :
SVTH:LÊ THƯỢNG TRÍ 68 b) Mạch điện điều khiển :
SVTH:LÊ THƯỢNG TRÍ 69
Tài liệu Tham khảo:
[1] Lại Khắc Liễm,Cơ học máy, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Tp.HCM 2008
[2] Nguyễn Văn Dán-Nguyễn Ngọc Hà-Đặng Vũ Ngoạn-Trương Văn ,Vật liệu kỷ thuật, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Tp.HCM 2009
[3] Đỗ Kiến Quốc (chủ biên) – Nguyễn Thị Hiền Lương-Bùi Công Thành – Lê Hoàng Tuấn – Trần Tấn Quốc, Sức bền vật liệu, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Tp.HCM 2004 [4]Michael J.Pinches-John G.Ashby,Power Hydraulics, Longman Higher Education September 1988
[5] Nguyễn hữu lộc, chi tiết máy, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Tp.HCM 2010
[6] Nguyễn Ngọc Phương,Huỳnh Nguyễn Hoàng ,hệ thống điều khiển thuỷ lực,Nhà xuất bản giáo dục năm 2000
[7] Lê Khánh Điền ,Vẽ Kỹ Thuật Cơ Khí, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Tp.HCM 2007 [8]Nguyễn Ngọc Cẩn,Trang bị điện trong máy cắt kim loại, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Tp.HCM 2001