4. Nguyên nhân
5.4. Về phương diện xã hội
Cần tạo dư luận lành mạnh ủng hộ hành vi ứng xử văn hóa, lên án mạnh mẽ hành vi ứng xử thiếu văn hóa, các hành vi lệch chuẩn.
Để nâng cao văn hóa giao tiếp cho thanh niên, cần có sự phối hợp chặt chẽ của gia đình, nhà trường và xã hội; đồng thời thanh niên phải tử ý thức và chủ động nâng cao văn hóa giao tiếp của mình. Việc coi nhẹ một yếu tố nào đó đều giảm thiểu cho giáo dục thanh niên. Đây là việc làm lâu dài và không hề đơn giản trước tác động tiêu cực của thời kỳ hội nhập và cơ chế thị trường. Nếu chúng ta xác định đúng và sự dụng các giải pháp trên một cách đồng bộ thì sẽ góp phần tạo nên bộ mặt mới cho nhà trường, góp phần tạo đội ngũ những người lao động có đầy đủ phẩm chất và năng lực thích ứng với sự thay đổi của xã hội nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp trong văn hóa giao tiếp của người Việt Nam.
PHẦN KẾT LUẬN
Văn hóa giao tiếp là một phạm trù rất rộng gồm cử chỉ, lời nói, hành vi, thể hiện và cả trang phục phù hợp. Trong xã hội ngày càng văn minh, hiện đại thì những quy tắc, những phong cách giao tiếp lịch sự, văn minh càng cần được thể hiện. Những việc tưởng chừng như đơn giản ấy, thực ra lại rất quan trọng và mang lại một giá trị to lớn và mang lại một giá trị to lớn.
Trong cuộc sống, trong giao tiếp hàng ngày, con người luôn phải ứng phó với rất nhiều tình huống, có những tình huống rất phức tạp và khó xử. Xã hội càng văn minh, nhu cầu về văn hóa ứng xử ngày càng cao, ứng xử một cách thông minh, khôn khéo, tế nhị đạt tới mức độ nghệ thuật lại càng là vấn đề khó, đây cũng được coi như là một thành công trong công việc cũng như bí quyết trong cuộc sống hàng ngày.
Thanh niên ngày nay có nhiều kiến thức hiện đại hơn thế hệ trước, nhưng về ứng xử lại không được chuẩn bị kỹ.Lỗi đó không phải của họ, mà thuộc về xã hội. Ngoài đời, quan niệm sống nào thắng thế thì cách ứng xử phù hợp với quan niệm ấy trở thành chủ đạo.Nếu quan niệm thắng thế là ganh đua, sẵn sàng đạp lên người khác để tiến thân, thì xã hội sẽ có cách hành xử tương ứng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
• Bùi Mạnh Hùng (2008), Ngôn ngữ học đối chiếu, Nxb Giáo dục.
• Bùi Minh Yến ( 2001), Từ xưng hô trong gia đình đến xư hô ngoài xã hội, Luận án tiến sĩ, Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội
• Bùi Quang Thắng (2003), Hành trình văn hóa học, Nxb Văn hóa-Thông tin. • Diệp Quang Ban (2003), Ngữ Pháp Tiếng Việt, Nxb Giáo dục.
• Đinh Viễn Trí, Đông Phương Tri,Văn hóa giao tiếp ứng xử. Nsb Thanh Niên • Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. • Đức Thành,Giao Tiếp Thông Minh Và Tài Ứng Xử. Nxb Văn hóa Thông tin
• Edward Bumett Tylor (2011), Văn hóa nguyên thủy (Huyền Giang dịch), Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, Hà Nội.
• Gia Linh, Nghệ thuật giao tiếp ứng xử, Nxb Lao Động
• Hữu Đạt (2009),Đặc trưng ngông ngữ và văn hóa giao tiếp tiếng việt. Nxb Giáo dục Việt Nam
• Lê Huy Bá- Chủ biên (2007), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Giáo dục.
• Lê Văn Hồng (1995), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Nxb Hà Nội • Nghiêm Khắc Hùng(2011).Văn hóa và văn hóa học đường, Nxb Đị học sư phạm • Nguyễn Tài Cẩn (1975), Từ loại danh từ tiếng Việt hiện đại, Nxb Khoa học xã
hội.
• Nguyễn Tài Cẩn (1996), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. Nguyễn Khắc Hùng (2011), Văn hóa và văn hóa học đường, Nxb Thanh Niên. • Nguyễn Bá Minh (2008), Nhập môn khoa học giao tiếp, Nxb Đại học Sư Phạm • Nguyễn Hương Thủy- biên soạn (2010), Người Việt- Phẩm chất và thói hư tật
xấu, Nxb Thanh Niên.
• Phạm Đức Dương (2000), Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á, Nxb KHXH, Hà Nội.
• Phạm Minh Phượng (biên sọan), Giúp bạn trẻ ứng xử thành công, Nxb Thanh niên
• Phạm Minh Thảo , Nghệ thuật ứng xử của người Việt. Nxb Văn Hóa Thông Tin
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...3
1. Lý do chọn đề tài...3 2. Tính cấp thiết của đề tài...5
3. Phương pháp nghiên cứu...6
4. ý nghĩa ngiên cứu...6
PHẦN NỘI DUNG...6
1. Khái niệm...6
1.1.Khái niệm về văn hóa...6
1.2. khái niệm về văn hóa ứng xử...7
2. Hành vi ứng xử văn hóa trong giới trẻ...8
3. Thực trạng về văn hóa giao tiếp ứng xử của giới trẻ ngày nay...11
3.1. Trong nền giáo dục...11
3.2. Trên mạng xã hội...14
3.3. Nơi công cộng...17
4. Nguyên nhân...19
4.1. Nguyên nhân chủ quan...19
4.2. Nguyên nhân khách quan...20
5.Biện pháp...25
5.1. Về phương diện nhà trường...25
5.2. Về phương diện gia đình...27
5.3. Về phương diện cá nhân...27
5.4. Về phương diện xã hội...27
PHẦN KẾT LUẬN...28