4. Nguyên nhân
5.1. Về phương diện nhà trường
Văn hóa giao tiếp không phải là cái gì đó rất xa xôi, khó thực hiện. Khi giảng dạy cho thanh niên phải bắt đầu từ những diều thực tế, tính huống thực tế. Vì vậy, trong các bộ môn việc tích hợp và lồng ghép giảng dạy về những chuẩn mực đạo đức thực tế phù hợp trong giao tiếp học đường là vô cùng quan trong..Xây dựng những quy tắc, quy định về văn hóa giao tiếp việc sử dụng từ xưng hô và có thái độ, hình vi ứng xử đúng chuẩn mực.Tổ chức những buổi nói chuyện, thảo luận chuyên đề, các cuộc thi về văn hóa giao tiếp học đường.Mở lớp tập huấn về kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xử lý tính huống nhằm nâng cao văn hóa giao tiếp cho thanh niên.Cần phải tôn trọng ý kiến của thanh niên, biết lắng nghe ý kiến của thanh niên, đồng thời có biện pháp khéo léo, tâm lý để thanh niên ý thức được những thái độ, hành vi, ứng xử sai lệch và điều chỉnh cho phù hợp
Để sinh viên có thể ứng xử tốt hơn nhằm góp phần xây dựng văn hóa học đường trong sáng, lành mạnh, trước hết mỗi sinh viên cần có ý chí quyết tâm thay đổi cách ứng xử chưa phù hợp, chưa văn hóa của mình. Trong hành trang để bước vào đời của sinh
viên, không thể thiếu kiến thức về giao tiếp, ứng xử. Vì vậy, ngoài việc bồi dưỡng rèn luyện về chuyên môn, sinh viên cần nhiệt tình tham gia các phong trào thi đua do đoàn trường, nhà trường phát động. Thông qua tham gia các hoạt động đó, sinh viên sẽ mở rộng mối quan hệ của mình, từ đó rèn luyện được phong thái bình tĩnh, tự tin, chủ động, khéo léo trong giao tiếp, ứng xử. Khi nhà trường tổ chức các buổi nói chuyện về kỹ năng mềm, sinh viên nên tham gia để tự mình rút ra những điều bổ ích trong giao tiếp, ứng xử. Nếu như sinh viên luôn quan tâm đến vấn đề này và có ý chí rèn luyện thì nhất định sẽ thành một trí thức có văn hóa, có thể giao tiếp, ứng xử thông minh, khéo léo, tế nhị trong mọi trường hợp. Điều này sẽ góp phần không nhỏ cho thành công trong sự nghiệp và giải quyết tốt mọi mối quan hệ trong cuộc sống.
Bên cạnh chú trọng giảng dạy kiến thức chuyên môn, nhà trường cần chú trọng giảng dạy, bồi dưỡng văn hóa giao tiếp, ứng xử. Nhà trường không nên chỉ chú trọng việc dạy chữ mà xem nhẹ việc dạy người. Đưa môn học giao tiếp, ứng xử thành một môn học bắt buộc. Chú trọng mở các lớp bồi dưỡng kỹ năng mềm cho sinh viên. Tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm về chủ đề văn hóa học đường nói chung và văn hóa giao tiếp, ứng xử nói riêng để sinh viên có cơ hội trao đổi suy nghĩ của mình về vấn đề này và tiếp thu những cách ứng xử có văn hóa.
Nhà trường cũng cần ban hành những quy định về văn hóa học đường, trong đó có văn hóa giao tiếp ứng xử để có sự ràng buộc nhất định ứng xử của sinh viên, hạn chế những trường hợp sinh viên ứng xử thiếu văn hóa với thầy cô giáo, với bạn bè. Quy chế này cũng cần phải có quy định về chế tài thực hiện để nếu sinh viên nào vi phạm sẽ bị xử lý, nhẹ nhất là trừ điểm rèn luyện. Đoàn thanh niên nhà trường cũng cần phải tổ chức các diễn đàn về giao tiếp, ứng xử của sinh viên, tổ chức các cuộc giao lưu với sinh viên các trường bạn, với thanh niên ở các cơ quan, địa phương khác. . .