Tình hình dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (BIDV) – chi nhánh cà mau (Trang 42 - 44)

Bảng 10: Dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế của BIDV – Chi nhánh Cà Mau qua 3 năm 2012-2014

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

Cá nhân 309.112 318.152 331.058 9.040 2,92 12.906 4,06

Doanh

nghiệp 1.265.669 1.296.099 1.367.003 30.430 2,40 70.904 5,47

Tổng 1.574.781 1.614.251 1.698.061 39.470 2,51 83.810 5,19

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)

Đồ thị 7: Dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế của BIDV – Chi nhánh Cà Mau qua 3 năm 2012-2014

Cá nhân:

Nhìn chung tình hình dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế tăng đều qua các năm. Cụ thể năm 2013 đạt được 318.152 triệu đồng tăng 9.040 triệu đồng so với năm 2012 đạt 309.112 triệu đồng tương đương tốc độ tăng 2.92%. Sang năm 2014, dư nợ tiếp tục tăng đạt 331.058 triệu đồng tăng 12.906 triệu đồng so với năm 2012 với tốc độ tăng là 4,06%.

Nguyên nhân chủ yếu là do mức sống của người dân trong những năm này ngày được tăng cao. Sự tăng trưởng này là do thu nhập người dân trên địa bàn ngày càng tăng nên yêu cầu về cuộc sống như: nhu cầu mua xe, mua nhà, xây dựng sửa chữa nhà cửa,…cao hơn nên nhu cầu về vốn để đáp ứng cho cuộc sống của họ cũng tăng lên, những người dân có thu nhập ổn định, họ sẽ vay ngân hàng và trả nợ theo thời hạn thỏa thuận giữa hai bên. Có thể thấy rằng, nền kinh tế đã được phục hồi do đó các cá nhân hoạt động kinh doanh nhiều hơn, do đó nhu cầu vay vốn cũng lớn hơn nên dư nợ của cá nhân tăng mạnh.

Doanh nghiệp:

Tình hình dư nợ đối với doanh nghiệp biến động khá nhiều. Năm 2013 tăng 30.430 triệu đồng, tương đương 2,40% so với năm 2012. Kết quả đạt được là do thành phần kinh tế trong những năm gần đây do thực hiện chủ trương của Nhà nước hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp để tiếp tục sản xuất nên Ngân hàng tăng cường giải ngân cho các đối tượng này vẫn dẫn đến dư nợ tăng mạnh.

Nguyên nhân là hoạt động sản xuất kinh tế doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế và ngày càng mở rộng phạm vi kinh doanh nên cần phải có nhiều

Triệu đồng

vốn để đầu tư, nhu cầu về vốn phục vụ sản xuất, thay đổi trang thiết bị, mở rộng sản xuất của các công ty, doanh nghiệp sản xuất ngày càng tăng, việc sử dụng vốn vay có hiệu quả đảm bảo được khả năng trả nợ và lãi cho Ngân hàng nên Ngân hàng đã đẩy mạnh cho vay ở nhóm khách hàng này. Với sự phục hồi lại của nền kinh tế, các doanh nghiệp ở địa bàn thành phố Cà Mau hoạt động có hiệu quả hơn do đó có điều kiện trả nợ cho ngân hàng để tránh việc trả lãi quá nhiều. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh quyết liệt của của các Ngân hàng khi chú trọng đến thành phần kinh tế doanh nghiệp cũng làm cho dư nợ tăng dần.

Một phần của tài liệu Hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (BIDV) – chi nhánh cà mau (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w