Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (BIDV) – chi nhánh cà mau (Trang 35 - 37)

Bảng 6: Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cà Mau qua 3 năm 2012-2014

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

Cá nhân 806.198 841.635 906.881 35.437 4,40 65.246 7,75

Doanh nghiệp 3.032.839 3.306.788 3.672.530 273.949 9,03 365.742 11,06

Tổng 3.839.037 4.148.423 4.579.411 309.386 8,06 430.988 10,39

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)

Đồ thị 3: Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cà Mau qua 3 năm 2012-2014

Nhìn chung, ngân hàng BIDV – Chi nhánh Cà Mau tập trung vào cho vay đối với thành phần kinh tế doanh nghiệp. Cho vay đối với doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn và mang lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng. Tình hình tín dụng tại Ngân hàng xét theo đối tượng khách hàng thì việc cho vay chủ yếu với hai đối tượng: cá nhân và doanh nghiệp.

Cá nhân: Doanh số cho vay ngắn hạn đối với cá nhân cũng có sự biến động. Nhóm khách hàng này vay vốn chủ yếu phục vụ cho mục đích tiêu dùng, kinh doanh nhỏ lẻ…Cụ thể:

- Năm 2013, doanh số cho vay nhóm này đạt 841.635 triệu đồng, tăng nhẹ 35.437 triệu đồng (tức tăng 4,40%) so với năm 2012. Do đây là năm sau khi được Đảng và Nhà nước có chủ trương, chính sách hỗ trợ về vấn đề cho vay phát triển nhà ở thì người dân dần có cuộc sống ổn định, từng bước thay đổi bộ mặt thành phố Cà Mau.

- Đến năm 2014, doanh số cho vay đối với cá nhân tăng lên, đạt 906.881 triệu đồng, tăng 65.246 triệu đồng, tốc độ tăng đạt 7,75% so với năm 2013. Nguyên nhân:

+ Do đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu sinh hoạt cũng tăng lên, một phần là trong năm 2014 ngân hàng cũng đã tuyển thêm cán bộ tín dụng để có thể mở rộng khả năng tiếp cận với nhu cầu vay vốn của người dân.

+ Đây cũng là kết quả của sự nỗ lực hết mình của tập thể cán bộ tín dụng cùng với việc thực hiện các biện pháp mở rộng tín dụng, cải thiện những thủ tục xin vay vốn. Điều đó cho thấy quy mô tín dụng của chi nhánh ngày càng được mở rộng.

Doanh nghiệp:

Trong quá trình hoạt động, chi nhánh luôn cố gắng tìm kiếm, sàng lọc những khách hàng tốt để cho vay, nhằm nâng cao lợi nhuận và hạn chế rủi ro. Trong đó, đối tượng cho vay nhiều nhất là doanh nghiệp. Do nước ta là nước có nền sản xuất kinh

doanh chủ yếu với quy mô nhỏ và vừa nên các doanh nghiệp nhỏ và vừa tồn tại rất nhiều, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng các loại hình doanh nghiệp của đất nước.

Năm 2013, tình hình nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi nên việc doanh số cho vay ngắn hạn tăng lên là đều tất yếu. Cụ thể, doanh số cho vay năm 2013 là 3.306.788 triệu đồng, tăng lên 273.949 triệu đồng, tương ứng tăng 9,03 %. Các doanh nghiệp, Đảng và Nhà nước ta đã tạo điều kiện thuận lợi cho họ bằng cách đã ban hành nhiều Quyết Định để hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, các công ty và doanh nghiệp luôn có nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh và họ luôn sử dụng vốn của Ngân hàng để đầu tư và phát triển quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, là sự nổ lực tìm kiếm khách hàng của ngân hàng mà doanh số cho vay đã tăng nhẹ lên. Cụ thể năm 2014, doanh số cho vay tiếp tục tăng nhẹ 365.742 triệu đồng, tức là tăng 11,06% so với năm 2013.

Một phần của tài liệu Hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (BIDV) – chi nhánh cà mau (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w