Nội dung pháp luật quan hệ lao động

Một phần của tài liệu Pháp luật về quan hệ lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại việt nam (Trang 27 - 33)

Nội dung pháp luật về quan hệ lao động phải thể hiện sự điều chỉnh đầy đủ, toàn diện đối với các quan hệ phát sinh trong quan hệ lao động tại các từ giai đoạn tiền quan hệ lao động, thực hiện quan hệ lao động đến sau khi chấm dứt quan hệ lao động. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, nhóm quan hệ lao động cá nhân: Là mối quan hệ giữa cá

nhân người lao động và người sử dụng lao động hình thành trên cơ sở giao kết hợp đồng lao động. Như vậy hợp đồng lao động là cơ sở hình thành và là biểu hiện của quan hệ lao động cá nhân. Quy định của pháp luật hiện hành về hợp đồng lao động gồm những nội dung cơ bản sau:

Về giao kết hợp đồng lao động: Với các nội dung về qui định về hợp đồng lao động; hình thức hợp đồng lao động; nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động; nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động; nghĩa vụ cung cấp thông tin trước khi giao kết hợp đồng lao động; những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động; giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động; loại hợp đồng lao động; nội dung hợp đồng lao động; phụ lục hợp đồng lao động; hiệu lực của hợp đồng lao động; thử việc; thời gian thử việc; tiền lương trong thời gian thử việc; kết thúc thời gian thử việc.

Về thực hiện hợp đồng lao động: Qui định về thực hiện công việc theo

hợp đồng lao động; chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động; các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động; nhận lại người lao động khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động; người lao động làm việc không trọn thời gian.

Sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động: Qui định về sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động; các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động; quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động; quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động; trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; hủy bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế; nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã; phương án sử dụng lao động; trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động; trợ cấp mất việc làm.

Hợp đồng lao động vô hiệu: Qui định về hợp đồng lao đồng lao động vô hiệu; thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu; xử lý hợp đồng lao động vô hiệu.

Cho thuê lại lao động: Qui định về cho thuê lại lao động; doanh nghiệp cho thuê lại lao động; hợp đồng cho thuê lại lao động; quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động; quyền và nghĩa vụ của bên thuê lại lao động; quyền và nghĩa vụ của người lao động thuê lại.

Thứ hai, nhóm quan hệ lao động có tính tập thể: Quan hệ lao động tập

thể là quan hệ giữa tập thể người lao động (mà đại diện là tổ chức công đoàn) và người sử dụng lao động (hoặc tổ chức đại diện) hình thành trên cơ sở quy định của pháp luật lao động và thỏa ước lao động tập thể. Thỏa ước lao động tập thể được coi là căn cứ pháp lý để làm phát sinh, thay đổi và chấm dứt quan hệ lao động tập thể đồng thời cũng là biểu hiện của quan hệ lao động tập thể.

Qui định về thỏa ước lao động tập thể gồm có ký kết thỏa ước lao động tập thể; gửi thỏa ước lao động tập thể đến cơ quan quản lý nhà nước; ngày có hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể; sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể; thỏa ước lao động tập thể vô hiệu; thẩm quyền tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu; xử lý thỏa ước lao động tập thể vô hiệu; thỏa ước lao động tập thể hết hạn; chi phí thương lượng tập thể, ký kết thỏa ước lao động tập thể.

Quy định về thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp gồm có quy định về ký kết thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp; thực hiện thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp; thời hạn thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp; thực hiện thỏa ước lao động tập thể trong trường hợp chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý, quyền sử dụng doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp.

- Quy định về thỏa ước lao động tập thể ngành gồm qui định về ký kết thỏa ước lao động tập thể ngành; quan hệ giữa thỏa ước lao động tập thể

doanh nghiệp với thỏa ước lao động tập thể ngành; thời hạn thỏa ước lao động tập thể ngành.

Thứ ba, nhóm các quan hệ pháp luật khác có liên quan trực tiếp đến

quan hệ lao động

- Quan hệ pháp luật về việc làm: Trong quan hệ lao động, quan hệ pháp luật việc làm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Được coi là điều kiện tiên quyết để các bên thiết lập quan hệ lao động thông qua việc ký kết hợp đồng lao động và là một trong những yếu tố chính thuộc về quan hệ lao động. Không có quan hệ pháp luật về việc làm thì không có quan hệ lao động và những yếu tố khác làm nên nội dung của quan hệ lao động. Quan hệ pháp luật về việc làm trong quan hệ lao động gồm có việc xác định trách nhiệm của các bên trong việc giải quyết việc làm (trách nhiệm của Nhà nước, người sử dụng lao động, người lao động) đối với mọi người lao động (bao gồm cả người lao động có việc làm và người lao động chưa có việc làm nhưng có khả năng lao động, có nhu cầu làm việc).

- Quan hệ pháp luật về học nghề: Đối với người lao động muốn có được một công việc lao động với thu nhập cao thì có tay nghề là điều kiện tiên quyết. Học nghề và đào tạo nghề là một trong những yếu tố quan trọng nhằm xây dựng quan hệ lao động ổn định cũng như đảm bảo quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ lao động. Quan hệ pháp luật về học nghề trong quan hệ lao động gồm có việc quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề; trách nhiệm của người lao động là học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động; quy định về hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí dạy nghề; quy định về tuổi học nghề; hết thời gian học nghề, tập nghề nếu đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012, thì hai bên phải ký kết hợp đồng lao động; người sử dụng lao động có

trách nhiệm tạo điều kiện để người lao động tham gia đánh giá kỹ năng nghề để được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề.

- Quan hệ pháp luật về bồi thường thiệt hại: Bồi thường thiệt hại bao gồm bồi thường thiệt hại về vật chất và bồi thường thiệt hại về tinh thần được phát sinh do lỗi cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Trong quan hệ lao động, các bên có vi phạm (người sử dụng lao động bồi thường thiệt hại đối với người lao động hoặc ngược lại) phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và thiệt hại ngoài hợp đồng theo đúng quy định của pháp luật.

Các quan hệ bồi thường thiệt hại có thể chia làm các loại sau: Quan hệ pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với tài sản của người lao động; quan hệ pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với tính mạng, sức khỏe của người lao động; quan hệ pháp luật về bồi thường thiệt hại do chấm dứt hợp đồng; quan hệ pháp luật về thiệt hại đối với thu nhập của người lao động.

- Quan hệ pháp luật về bảo hiểm xã hội: Trong quan hệ lao động, người lao động luôn có xu hướng “yếu thế” hơn so với người sử dụng lao động và thường gặp những rủi ro như ốm đau, bệnh tật, tử tuất, thất nghiệp... Do vậy, quan hệ về bảo hiểm y tế được hình thành để bảo vệ người lao động. Quan hệ pháp luật về bảo hiểm xã hội xác định rõ trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, người sử dụng lao động, đại diện cho tập thể người lao động về việc xây dựng, thực hiện các chính sách về bảo hiểm xã hội đối với từng trường hợp cụ thể trong quan hệ lao động của người lao động như thai sản, ốm đau, thất nghiệp, hưu trí, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, tử tuất...

Quan hệ pháp luật về bảo hiểm xã hội gồm hai nhóm: Quan hệ pháp luật trong việc tạo thành quỹ bảo hiểm xã hội; quan hệ pháp luật trong việc chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội.

- Quan hệ pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động và đình công: Về giải quyết tranh chấp lao động: Qui định về nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong giải quyết tranh chấp lao động; quyền và nghĩa vụ của hai bên trong giải quyết tranh chấp lao động; quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động; hòa giải viên lao động; Hội đồng trọng tài lao động.

Về thẩm quyền và trình tự giải quyết tranh chấp lao động cá nhân: Qui định về cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân; trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động; thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.

Thẩm quyền và trình tự giải quyết tranh chấp lao động tập thể: Qui định về cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể; trình tự giải quyết tranh chấp lao động tập thể tại cơ sở; giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích của Hội đồng trọng tài lao động; thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền; cấm hành động đơn phương trong khi tranh chấp lao động tập thể đang được giải quyết.

Về đình công và giải quyết đình công: Qui định về đình công; tổ chức và lãnh đạo đình công; trình tự đình công; thủ tục lấy ý kiến tập thể lao động; thông báo thời điểm bắt đầu đình công; quyền của các bên trước và trong quá trình đình công; những trường hợp đình công bất hợp pháp; thông báo quyết định đóng cửa tạm thời nơi làm việc; trường hợp cấm đóng cửa tạm thời nơi làm việc; tiền lương và các quyền lợi hợp pháp khác của người lao động trong thời gian đình công; hành vi bị cấm trước, trong và sau khi đình công; trường hợp không được đình công; quyết định hoãn, ngừng đình công; xử lý cuộc đình công không đúng trình tự, thủ tục.

cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công; thủ tục gửi đơn yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công; thẩm quyền xét tính hợp pháp của cuộc đình công; thành phần hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công; thủ tục giải quyết đơn yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công; đình chỉ việc xét tính hợp pháp của cuộc đình công; những người tham gia phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công; hoãn phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công; trình tự phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công; quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công; xử lý vi phạm; trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công.

- Quan hệ pháp luật về quản lý nhà nước về lao động: Gồm các quy định về thẩm quyền quản lý nhà nước về lao động ở các mặt như Nhà nước thống nhất quản lý nguồn nhân lực và quản lý lao động bằng pháp luật và có chính sách để phát triển, phân bố nguồn nhân lực, phát triển đa dạng các hình thức sử dụng lao động và giới thiệu việc làm; Nhà nước hướng dẫn người lao động và người sử dụng lao động xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa và ổn định, cùng nhau hợp tác vì sự phát triển; ban hành và hướng dẫn thi hành các văn bản pháp luật về quan hệ lao động; quyết định các chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn lao động, vệ sinh lao động và các chính sách khác về lao động và xã hội; tổ chức và tiến hành nghiên cứu khoa học về lao động, thống kê, thông tin về lao động và thị trường lao động, về mức sống, thu nhập của người lao động; thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật lao động và xử lý các vi phạm pháp luật lao động, giải quyết các tranh chấp lao động; mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế (với nước ngoài và các tổ chức quốc tế) trong lĩnh vực lao động.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Pháp luật về quan hệ lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại việt nam (Trang 27 - 33)