4.1.1.1. Vị trí địa lý
Phan Đình Phùng là phường nằm ở khu vực trung tâm hành chính của thành phố Thái Nguyên. Phường có tổng diện tích tự nhiên 270,27ha với 14.305 người và được chia thành 40 tổ dân phố. Vị trí địa lý của phường như
sau:
-Phía Bắc giáp phường Hoàng Văn Thụ và phường Trưng Vương;
-Phía Nam giáp phường Gia Sàng; -Phía Đông giáp phường Túc Duyên; -Phía Tây giáp phường Đồng Quang. Địa bàn phường có nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch chạy qua như đường Phan Đình Phùng, đường Cách Mạng Tháng Tám, đường Hoàng
Văn Thụ, Đường Bắc Nam... nối thành phố Thái Nguyên với các trung tâm kinh tế lớn của vùng Đông Bắc và đồng bằng Sông Hồng. Phường là nơi tập trung khoảng 50 cơ quan, xí nghiệp của thành phố, của tỉnh và của trung ương. Những yếu tố này đã tạo cho phường nhiều lợi thế trong việc mở rộng mối quan hệ giao lưu văn hóa, tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật, thúc đẩy phát triển nhanh nền kinh tế [9]
4.1.1.2. Địa hình địa mạo
Phường Phan Đình Phùng có địa hình tương đối bằng phẳng độ cao trung bình từ 20 – 30m so với mặt nước biển. Hướng dốc từ Bắc xuống Nam, từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Với địa hình như vậy tạo điều kiện thuận lợi cho xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị [9].
4.1.1.3. Khí hậu, thủy văn.
- Khí hậu:
Phường Phan Đình Phùng mang đặc trưng của khí hậu miền Bắc nước ta với khí hậu nhiệt đới gió mùa.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình trong năm đạt 22 – 230
C. Vào các tháng từ tháng 3 đến tháng 9 có sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 2 – 50C. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất: tháng 6 và 7 đạt 29,20
C và trung bình tháng thấp nhất tháng 11 và 12 đạt 150
C.
- Nắng: Số giờ nắng trong năm đạt 1.600 – 1.700 giờ, tháng 5, 6, 7, 8 có số giờ nắng cao nhất (đạt 170 – 200 giờ) và tháng 2, 3 có số giờ nắng thấp nhất (đạt 40 – 50 giờ).
- Mưa: Lượng mưa trung bình năm là 1.764mm, tập trung chủ yếu vào mùa mưa tháng 6, 7, 8, 9 chiếm 85% lượng mưa cả năm, trong đó tháng 7, 8 có số ngày mưa nhiều nhất.
- Độ ẩm: Trung bình đạt khoảng 82%, nhìn chung không ổn định và có sự biến thiên theo mùa cao nhất vào tháng 7, 8 lên đến 86 – 87%, thấp nhất
vào tháng 3 là 70%.
- Gió: Hướng gió thịnh hành chủ yếu là gió mùa Đông Nam (từ tháng 4 đến tháng 10) và gió mùa Đông Bắc (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau).
Có thể thấy rằng phường Phan Đình Phùng cũng như thành phố Thái Nguyên có điều kiện khí hậu tương đối tốt so với các vùng khác, phường ít chịu ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết xấu.
- Thủy văn:
Hệ thống thủy văn của phường có nhiều hạn chế. Chế độ thủy văn trên địa bàn phường chịu ảnh hưởng chính bởi suối Xuân Hòa với chiều dài 3km cùng nhiều hồ, đầm khác như đầm Kiến Trúc, hồ Thủy Sản, hồ Điều hòa Xương Rồng. Hệ thống thủy văn này ngoài khả năng cung cấp nước, còn có ý nghĩa quan trọng trong điều hòa môi trường sinh thái và tạo cảnh quan khu vực [9].
4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên a. Tài nguyên đất
- Tổng diện tích tự nhiên toàn phường là 270,27ha, bao gồm những loại đất sau:
Đất phi nông nghiệp có diện tích 265,42ha; chiếm 98,21% tổng diện tích đất tự nhiên toàn phường.
Đất nông nghiệp có diện tích 3,71ha; chiếm 1,37% tổng diện tích đất tự nhiên toàn phường.
Đất chưa sử dụng có diện tích 1,14ha; chiếm 0,42% tổng diện tích đất tự nhiên toàn phường.
- Về mặt đất đai thổ nhưỡng của phường:
Đất xám feralit trên đá cát chiếm phần lớn tổng diện tích tự nhiên.
Ngoài ra còn có đất phù sa được hình thành do quá trình bồi đắp của sông Cầu.[9]
b. Tài nguyên nước
Hiện nay, trên địa bàn phường phần lớn sử dụng nước sinh hoạt từ nước máy, tuy nhiên vẫn còn một phần nhỏ sử dụng nước giếng khoan, giếng đào. Đặc biệt là các cơ sở kinh doanh, rửa xe, quán ăn.
a, Nguồn nước mặt: Phụ thuộc chủ yếu vào lượng mưa tự nhiên (lượng mưa hàng năm khoảng 1.700 – 1.800mm) và nước suối Xuân Hòa cùng với nhiều hệ thống ao đầm. Tuy nhiên lương nước mặt chịu ảnh hưởng theo mùa, vào mùa khô lượng nước thường thấp hơn nhất là vào các tháng 1, 2, 3 hàng năm.
b, Nguồn nước ngầm: Đến nay chưa có khảo sát, nghiên cứu đầy đủ về trữ lượng và chất lượng nước ngầm, tuy nhiên qua đánh giá sơ bộ của các hộ gia đình hiện đang khai thác sử dụng thông qua hình thức giếng khơi cho thấy mực nước ngầm có độ sâu 4 – 5m. [9]
c. Tài nguyên rừng
Đất lâm nghiệp của phường chỉ có một diện tích nhỏ: 0,95ha đất trồng rừng sản xuất, chiếm 0,35% diện tích tự nhiên của phường [9]
d. Tài nguyên nhân văn
Lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất và con người Phan Đình Phùng gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của thành phố Thái Nguyên. Trong lịch sử người dân phường Phan Đình Phùng luôn năng động, sáng tạo, có ý chí tự lực tự cường, khắc phục khó khăn trong lao động sản xuất và cải tạo thiên nhiên, phát triển nền văn hóa, kinh tế, xã hội.
Trên địa bàn Phan Đình Phùng hiện có 4 dân tộc anh em sinh sống đó là dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Hoa. Các sinh hoạt, lễ hội, phong tục tập quán lành mạnh vẫn được các dân tộc trong phường giữ gìn và phát triển đã tạo cho phường có nền văn hóa đặc sắc, phong phú và đa dạng [9].