CHƯƠNG 3:CÁCGIẢI PHÁP MARKETING NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI TECHCOMBANK

Một phần của tài liệu luận văn quản trị marketing HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX NHẰM NÂNG CAO HIỆU QỦA KINH DOANH SẢN PHẨM TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI TECHCOMBANK CHI NHÁNH HOÀN KIẾM (Trang 57 - 73)

KINH DOANH TẠI TECHCOMBANK

3.1 Tiềm năng phát triển của Techcombank Hoàn Kiếm 3.1.1 Tình hình tổng quan nền kinh tế năm 2012-2013

Đầu năm 2013, nền kinh tế tăng trưởng khá thấp, thể hiện qua một số chỉ tiêu như sau:

- CPI quý 1/2013 tăng 6,64%. So với cùng kỳ các năm trước, mức tăng này là khá thấp. Lý do chủ yếu là sức mua – tổng cầu vẫn tiếp tục ở mức thấp, tín dụng tăng trưởng âm khiến các tổ chức tín dụng có tình trang dư thừa thanh khoản và cung tiền M2 vẫn tiếp tục ở mức thấp. CPI được dự báo là sẽ không tăng hoặc tăng ở mức thấp trong thời gian tới do ảnh hưởng của việc tăng giá xăng dầu vào cuối tháng 3 và khả năng tăng viện phí của một số thành phố lớn và điều chỉnh giá điện.

- Tốc độ tăng trưởng về tiêu dùng cá nhân thấp hơn được phản ánh thông qua mức tăng khá thấp của tổng doanh thu bán lẻ và dịch vụ từ mức 8,1% trong tháng 1 lên mức 10,9% trong tháng 2, chỉ bẳng khoảng ½ so với mức tăng của tháng Tết năm 2012. Sở dĩ có điều này là do người dân dành một phần thu nhập để chi trả cho chi tiêu tiêu dùng trước đây và tăng mức tiết kiệm, thắt chặt chi tiêu.

- Chỉ số hàng tồn kho của các doanh nghiệp giảm nhẹ trong quý 1/2013, nhưng chủ yếu là do các doanh nghiệp hạn chế sản xuất, bán hàng hóa với giá rẻ để thu hồi vốn. Đầu tư tư nhân vẫn ở mức yếu.

Điều này chứng tỏ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong những tháng đầu năm 2013 thấp hơn so với cùng kỳ năm trước, nó ảnh hưởngtrực tiếp đến nhu cầu sử dụng các sản phẩm tín dụng của chi nhánh như vay tiêu dùng, vay mua ô tô, hay các dịch vụ thẻ thanh toán, thẻ tín dụng...Do đó, chi nhánh cần phải có các biện pháp điều chỉnh kịp thời để đảm bảo hiệu quả kinh doanh.

- Thị trường BĐS vẫn tiếp tục tình trạng đóng băng khiến cho nhu cầu về BĐS chưa có dấu hiệu khởi sắc mặc dù nhiều chính sách hỗ trợ cho thị trường này đang được đề xuất. Điều này ảnh hưởng lớn đến nhu cầu sản phẩm cho vay mua BĐS của chi nhánh, vì vậy cần theo dõi nghiên cứu thêm để có các quyết định phù hợp.

- Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ sớm với các biện pháp như giảm mạnh lãi suất, bơm tiền trực tiếp để giải cứu BĐS, xử lý nợ xấu và hỗ trợ doanh nghiệp. Điều này một mặt góp phần cái thiện tình hình kinh tế, mặt khác có thể sẽ khiến cho rủi ro tiền tệ trong nước tăng lên và rủi ro nhập khẩu lạm phát do nhiều quốc gia tiến hành các gói kích thích tài chính đều là nguy cơ để rủi ro lạm phát cao có khả năng quay trở lại. Do đó, chi nhánh cần phải theo dõi sát tình hình cũng như có những dự báo thích hợp để có hướng điều chỉnh hoạt động kinh doanh.

- Các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Nền kinh tế trì trệ kéo dài khiến cho số lượng doanh nghiệp giải thể, phá sản tiếp tục tăng mạnh trong quý 1/2013, cụ thể số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động hay phá sản trong quý 1 lên tới 15,8 nghìn doanh nghiệp, trong dó có 13 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động, tăng 26% so với quý 1/2012. Nhiều biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp như gia hạn thời gian nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT, giảm tiếp lãi suất huy động chưa đem lại kết quả mong dợi. Đề xuất giảm thuế thu nhập doang nghiệp từ mức 25% xuống còn 23% (hoặc 20% đối với một số trường hợp) được kỳ vọng sẽ có tác dụng trong dài hạn. Điều này ảnh hưởng đến các hoạt động của nhiều doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Trong đó, các hộ kinh doanh sẽ gặp khó khăn trong việc trả nợ vay đối với ngân hàng và các cá nhân gặp nhiều rủi ro trong đầu tư kinh doanh trực tiếp hay mua chứng khoán của nhiều doanh nghiệp. Do đó, chi nhánh cần phải xem xét để có các biện pháp hợp lý đảm bảo hiệu quả kinh doanh đối với các sản phẩm cho vay kinh doanh đối với hộ kinh doanh hay cho vay mua bán chứng khoán đối với các cá nhân đầu tư.

- Lãi suất cho vay giảm không còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng: Cuối năm 2012 đến đầu năm 2013, mặt bằng lãi suất cho vay đã xuống thấp hơn nhiều so với thời gian trước, ổn định ở quanh mức 15% hoặc thấp hơn cho cả các khoản vay cũ và mới. Điều này xuất phát từ hai nguyên nhân chủ yếu. Thứ nhất là: Thống đốc NHNN yêu cầu các NHTM giảm lãi suất các khoản vay cũ xuống 15% từ 15/07/2012 trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng trong 6 tháng đầu năm 2012 đạt mức thấp. Thứ hai là: Nhiều ngân hàng chủ động giảm mức lãi suất cho vay, chấp nhận hy sinh một phần biên lợi nhuận để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp. Thậm chí một số ngân hàng còn đưa ra các gói tín dụng cá nhân với lãi suất chỉ ở quanh mức trần huy động 9%, áp dụng cho những tháng vay đầu tiên (HDBank, HSBC, VCB, VIB). Tuy nhiên, tác động của việc giảm lãi suất cho vay không rõ nét như mong đợi khi kết quả tăng trưởng tín dụng trong tháng 10 năm 2012 vẫn không được cải thiện nhiều so với thời điểm cuối quý 2. Điều này cho thấy vấn đề lãi suất không còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng. Vấn đề mấu chốt lúc này là phải giảm bớt áp lực đầu ra cho doanh nghiệp, từ đó mới có thể giúp giải quyết nợ xấu và đưa nguồn vốn ngân hàng trở lại với doanh nghiệp. Qua đó, chi nhánh cũng cần xem xét thay đổi chiến lược lãi suất cho mình, khi chiến lược giá thấp không còn tác dụng thì chi nhánh cần phải xây dưng các chiến lược có định hướng và tác dụng lâu dài hơn như chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm, chiến lược xúc tiến qua quan hệ công chúng,...

- Lãi suất huy động có xu hướng tăng tại một số ngân hàng nhỏ: từ đầu tháng 9/2012 đến nay, có một số ngân hàng bắt đầu tăng lãi suất huy động đối với kỳ hạn 12 tháng lên mức 12,5%/năm; đối với kỳ hạn trên 12 tháng lên mức 12,5%-13%/năm. Điều này là do vào các tháng cuối năm, các ngân hàng càng có nhu cầu đảm bảo các chỉ số an toàn hoạt động cũng như bổ sung vốn để đáp ứng nhu cầu rút tiền tăng cao của người dân và các tổ chức kinh tế. Ngoài ra, việc lãi suất huy động tăng cũng chịu tác động từ một số chính sách của NHNN. (1) Việc Thông tư 21 (siết chặt hoạt động cho vay trên thị

trường liên ngân hàng) có hiệu lực từ 01/09 là một nguyên nhân khiến tình hình thanh khoản của một số ngân hàng nhỏ, vốn phụ thuộc vào thị trường liên ngân hàng, trở nên khó khăn hơn. (2) Một số ngân hàng có tỷ trọng huy động bằng vàng cao cũng đang tiến hành đóng trạng thái nhằm thực hiện việc tất toán vàng theo yêu cầu của NHNN, dẫn tới nhu cầu bù đắp tất yếu thông qua việc tăng huy động VND từ dân cư và đẩy mức lãi suất huy động cho các kỳ hạn trên 12 tháng lên cao. Việc lãi suất huy động có xu hướng tăng trở lại sẽ kéo theo lãi suất cho vay tại các ngân hàng này cũng bị đẩy lên trong những tháng cuối năm, tạo thêm áp lực tiếp cận vốn cho doanh nghiệp. Trong tình hình này, một khi các ngân hàng nhỏ buộc phải đẩy lãi suất tín dụng lên cao thì đó sẽ là một cơ hội kinh doanh đối với chi nhánh, chi nhánh nên tận dụng lợi thế lãi suất tín dụng thấp của mình để hi vọng tăng trưởng tín dụng cao.

- Tăng trưởng tín dụng thấp trong khi vốn huy động tăng mạnh.: Tăng trưởng tín dụng dần được cải thiện mặc dù chưa được như kỳ vọng. Sau khi giảm liên tục trong 2 tháng đầu năm (-0,28%), tín dụng đã tăng trở lại và đạt mức tăng 0,1% vào cuối tháng 3. Việc giảm tín dụng trong quý 1.2013 chủ yếu là do mức giảm của tín dụng bằng ngoại tệ (- 6,25%) trong khi tín dụng VND đã có sự tăng nhẹ trở lại. Trong khi đó, huy động tiếp tục tăng trưởng tốt và đạt mức 3,8% trong quý 1, gần gấp đôi so với quý 1.2012. Tình hình kinh tế khó khăn, hàng tồn kho vẫn trong giai đoạn điều chỉnh giảm khiến sản xuất chưa mấy được cải thiện là yếu tố chính khiến cho cả doanh nghiệp và các ngân hàng thương mại vẫn rất e dè trong việc đi vay và cho vay mặc dù lãi suất cho vay khá ổn định trong quý 1. Điều này cho thấy, muốn tín dụng cá nhân tăng nhanh, chi nhánh phải phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác hỗ trợ các doanh nghiệp nhiều hơn trong việc xử lý hàng tồn kho, từ đó tạo khả năng đẩy mạnh sản xuất chung cho xã hội, tạo đà tăng cho nhu cầu tiêu dùng và nhu cầu tín dụng.

Nguồn: Báo cáo ngành Ngân hàng - www.vcbs.com.vn

Hình 3.1: Tăng trưởng tín dụng toàn ngành

- Nợ xấu được cải thiện chút ít nhưng rủi ro vẫn lớn: Việc xử lý nợ xấu ngân hàng vẫn chưa có được giải pháp nào thực sự phù hợp cũng là một yếu tố kém tích cực đối với hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Mặc dù Văn phòng Chính phủ công bố tỷ lệ nợ xấu đã giảm từ mức 8,6% vào quý 1.2012 xuống mức 6% vào cuối tháng 2.2013,trong đó bên cạnh các khoản nợ xấu được các NHTM xử lý bằng nguồn dự phòng thì một phần không nhỏ các khoản nợ xấu đã dược các ngân hàng cơ cấu lại theo chủ trương của NHNN trong nửa cuối năm 2012 đã khiến tỷ lệ nợ xấu giảm. Tuy nhiên, một phần các khoản nợ tái cơ cấu lại này vẫn có khả năng trở thành nợ xấu trong tương lai gần nếu nền kinh tế không sớm khởi sắc. Nợ xấu của Techcombank trong quý 3 khá lớn, chỉ đứng sau VCB, cho thấy việc giải quyết nợ xấu của Techcombank chưa tốt, cần phải tìm các giải pháp triệt để hơn, bên cạnh đó cũng cần có các giải pháp quản lý nợ chặt chẽ nhằm không phát sinh thêm nợ xấu mới.

Nguồn: Báo cáo ngành Ngân hàng - www.vcbs.com.vn

Hình 3.2: Tỉ lệ nợ xấu của một số ngân hàng năm 2012

- Hoạt động tái cấu trúc các ngân hàng yếu kém diễn ra một cách chậm chạp: Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính vẫn đang là một trong 3 lĩnh vực trọng điểm trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, tuy nhiên sau khi được khởi động khá rầm rộ tại nhiều ngân hàng trong năm 2012 thì hoạt động tái cấu trúc của từng ngân hàng được triển khai với xu hướng trầm lắng hơn. Những ngân hàng thương mại Nhà nước như Agribank, BIDV… vẫn tiếp tục quá trình cải tổ để nâng cao hiệu quả hoạt động trong khi các ngân hàng thuộc diện giám sát của NHNN đã tự nguyện sáp nhập hoặc được phê duyệt đề án tái cấu trúc cũng đang từng bước thực hiện đề án (ngoại trừ Western bank). Trong tình hình kinh tế chưa thực sự khởi sắc và nợ xấu của hệ thống ngân hàng vẫn chưa được xử lý tích cực, các ngân hàng sẽ còn gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động tái cấu trúc. Theo đó, kết quả hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng trong năm 2013 sẽ ít được cải thiện so với năm 2012. Trong khi các ngân hàng lớn như Agribank, BIDV,..đang tiến hành hoạt động tái cấu trúc, hoạt động kinh doanh có nhiều biến động, ảnh hưởng đến niềm tin của khách hàng về khả năng quản lý của ngân hàng thì chi nhánh nhanh chóng chớp lấy cơ hội kinh doanh, đưa ra các chiến lược, giải phápphù hợp nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng, nhất là các khách hàng của các ngân hàng đang tái cấu trúc trên, cố gắng tạo dựng niềm tin với các

đối tượng này bằng nhiều hoạt động khác nhau, thuyết phục họ sử dụng sản phẩm dịch vụ của chi nhánh, góp phần gia tăng thị phần của chi nhánh và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

- Nhiều ngân hàng không hoàn thành kế hoạch lợi nhuận năm 2012: Theo kết quả kinh doanh quý 3 đã công bố của một số ngân hàng, hầu hết trong số đó có lợi nhuận sụt giảm so với cùng kỳ, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tương đối thấp mặc dù kế hoạch lợi nhuận năm nay được tính toán tương đối thận trọng. Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến kết quả kinh doanh quý 3 kém bao gồm: (1) thu nhập lãi thuần sụt giảm do mặt bằng lãi suất giảm mạnh trong quý 3, trong khi nguồn thu nhập này chiếm tới 80% - 90% tổng thu nhập của các ngân hàng trong giai đoạn vừa qua; (2) thu phí dịch vụ thường gắn liền với tăng trưởng tín dụng, do đó tín dụng tăng thấp thì nguồn thu này cũng không khả quan; (3) thu nhập kinh doanh ngoại hối giảm mạnh với một số ngân hàng có tỷ lệ huy động bằng vàng cao do phải chuẩn bị tất toán vàng cho người gửi tiền và (4) chi phí hoạt động và chi phí dự phòng tăng, đây là xu hướng chung của nhiều ngân hàng do tình hình nợ xấu hầu như không được cải thiện và môi trường kinh doanh ngày càng trở nên khó khăn.

Nguồn: Báo cáo ngành Ngân hàng - www.vcbs.com.vn

- Tổng tài sản toàn hệ thống ngân hàng cuối năm 2012 giảm so với đầu năm: NHNN vừa công bố một loạt các chỉ số hoạt động của ngành trong quý 3, theo đó tổng tài sản của toàn hệ thống giảm 1,89% so với đầu năm; vốn tự có và vốn điều lệ lần lượt tăng 5,76% và 9,53%; tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR đạt 14,11%; tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn đạt 16,81% và tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động đạt 90,91%. Như vậy, tổng tài sản và vốn tự có của hệ thống trong quý 3 đều sụt giảm so với quý 2, tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động đã giảm đáng kể so với thời điểm đầu năm (khoảng 100%) do tốc độ tăng trưởng huy động cao hơn nhiều so với tín dụng. Các tỷ lệ hoạt động cũng như sinh lời hầu như không thay đổi so với quý 2. Điều này phản ánh đúng diễn biến của ngành ngân hàng trong quý 3 khi các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng hầu như không có tác dụng và việc tái cấu trúc ngành ngân hàng chưa đạt được thêm thành tựu nào đáng kể.

- Thay đổi cơ cấu nhân sự tại nhiều ngân hàng: Trong vài tháng trở lại đây, thị trường tài chính, đặc biệt là ngành ngân hàng có sự biến động lớn về nhân sự. Có thể tạm chia nguyên nhân của sự biến động này theo 3 nguyên nhân chính: Thứ nhất là: Sự thay đổi lãnh đạo do liên quan đến vấn đề pháp lý. Thứ hai là: Sự thay đổi lãnh đạo do sáp nhập, thâu tóm. Thứ ba là: Sự thay đổi lãnh đạo do yêu cầu tái cấu trúc. Nhìn chung việc dịch chuyển nhân sự trong hệ thống ngân hàng không chỉ diễn ra ở cấp cao mà còn kéo theo các vị trí tầm trung và thấp khi chiến lược và kế hoạch của ngân hàng thay đổi. Qua đó, chi nhánh cũng cần có sự nhìn nhận lại đối với chính sách nhân sự của mình, ngoài việc chú trọng nâng cao chất lượng nhân sự cũng cần phải có các chính sách đãi ngộ, khuyến khích, động viên hợp lý, hiệu quả.

3.2 Định hướng chiến lược phát triển của Techcombank Hoàn Kiếm trong năm 2013 Nền kinh tế thế giới và Việt Nam năm 2013 được đánh giá vẫn còn rất nhiều khó khăn, thách thức đòi hỏi Techcombank cần nỗ lực chuyển các thách thức thành cơ hội

Một phần của tài liệu luận văn quản trị marketing HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX NHẰM NÂNG CAO HIỆU QỦA KINH DOANH SẢN PHẨM TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI TECHCOMBANK CHI NHÁNH HOÀN KIẾM (Trang 57 - 73)