Trên cơ sở quán triệt các quan điểm trên cần thiết phải áp dụng một loạt những biện pháp sau đây trong đổi mới tỷ giá :
- Lựa chọn chế độ tỷ giá thả nổi có sự quản lý, diều tiết của nhà nước là thích hợp với tiến trình đổi mới nền kinh tế nước ta. Vì chế độ tỷ giá đó cho phép chúng ta thực hiện một chính sách tiền tệ độc lập và nó vừa theo quy luật cung - cầu thị trường, vừa phát huy vai trò quản lý, điều tiết linh hoạt của nhà nước(NN) để đạt được mục tiêu, yêu cầu phát triển kinh tế. - NHNN tăng cường thanh tra, giám sát thực hiện biên độ tỷ giá trong các dịch vụ mua bán, ngoại hối, đảm bảo tính nghiêm túc trong việc thi hành quyết định của thống đốc NHNN, bảo đảm quyền lợi của khách hàng. Đổi mới cơ chế điều hành tỷ giá theo hướng tự do hoá dần. Việc tự do hoá dần cơ chế điều hành tỷ giá cần phải có những bước đi thích hợp. Trước mắt trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng chưa ổn định, thị trường hối đoái mới đang hướng tới hoàn thiện, thị trường nội tệ chưa thực sự phát triển, thị trường chứng khoán mới đang ở giai đoạn chuẩn bị thành lập, việc tiếp tục duy trì cơ chế tỷ giá như hiện nay là hết sức cần thiết . Tỷ giá chính thức và việc quy định biên độ giao dịch vẫn là một công cụ điều tiết và kiểm soát tỷ giá rất hiệu quả và phù hợp với thực lực của NHNN.
Tuy nhiên cơ chế tỷ giá cần được điều hành có hiệu quả hơn. Hiện nay trong điều kiện nền kinh tế tài chính, tiền tệ thế giới đang có nhiều biến động ảnh hưởng đến mọi quốc gia. Đứng trước tình hình đó, nếu NHNN lại tiếp tục chủ chương mở rộng biên độ giao dịch liên tục với mức độ quá lớn trong khi đó tỷ giá chính thức hầu như lại cố định sẽ tạo ra lực cộng hưởng nâng tỷ giá của thị trường tự do từ chỗ chỉ xoay quanh thậm chí chỉ ngang bằng với tỷ giá giao dịch của các NH Thương mại ngày nay càng tách xa và chênh lệch khá lớn. Đành rằng mở rộng nhanh biên độ giao dịch là để tìm ra một tỷ giá phù hợp phản ánh đúng hơn thị trường và quy luật cung - cầu song việc mở rộng biên độ giao dịch quá lớn như vậy sẽ tạo ra cơn lốc tâm lý không tích cực của người dân đối với chính sách tỷ giá của nhà nước.
NHNN tích cực mở rộng biên độ giao dịch từ từ, đồng thời phải tăng dần tỷ giá chính thức. Có như vậy mới tránh được sự xáo trộn thị trường và kiềm chế tỷ giá thị trường tự do.
Vì vậy, để điều hành tốt cơ chế tỷ giá nêu trên cần phải tập trung giải quyết những vấn đề có tính then chốt sau:
Củng cố và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng – một cơ sở hạ tầng rất quan trọng để NHNN can thiệp và điều chỉnh tỷ giá . Là một bộ phận quan trọng của thị trượng tiền tệ, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng phải hoạt động thông suốt, liên tục không bị giới hạn bởi không gian và thời gian để tạo diều kiện cho các ngân hàng trong hoạt động mua bán ngoại tệ, qua đó giải quyết nhanh chóng nhu cầu thanh toán ngoại tệ của các doanh nghiệp. Đồng thời ràng buộc các tổ chức tín dụng tham gia trên thị trường thấy rõ hết trách nhiệm cũng như nghĩa vụ và quyền hạn của mình để xây dựng một mô hình thị trường ngoại tệ liên ngân hàng hoàn thiện, điều tiết can thiệp mua bán ngoại tệ, cân đối cung cầu và thực hiện chính sách tỷ giá theo đúng định hướng của nhà nước .
Củng cố và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng với đầy đủ các nghiệp vụ hoạt động của nó để tạo điều kiện cho NHNN phối hợp điều hoà giữa hai khu vực thị trường ngoại tệ và thị trường nội tệ một cách thông suốt .
Nâng cao dự trữ của Nhà nước tương xứng với nhịp độ tăng kim ngạch xuất, nhập khẩu và khối lượng ngoại tệ đang có trên thị trường Việt Nam. Tập trung dự trữ ngoại tệ vào một đầu mối trung tâm là NHNN. Ngoại tệ của kho bạc nhà nước có được cũng phải bán ngay cho NHNN và khi cần sử dụng thì mua lại ở NHNN.
Xác định được một cơ cấu dự trữ ngoại tệ hợp lý trên cơ sở đa dạng hoá rổ ngoại tệ mạnh để làm căn cứ cho việc ấn định tỷ giá đồng Việt Nam chứ không nên chỉ neo giữ VND vào USD. Với cơ cấu ngoại tệ đa dạng, NN vừa chủ động linh hoạt trong việc bố trí có lợi nhất các phương tiện thanh toán quốc tế, cân đối cơ cấu các khoản nợ có liên quan tới luồng chuyển dịch ngoại tệ vào đầu tư trực tiếp, vừa phân tán được độ rủi ro về tỷ giá, giảm thiểu sự phụ thuộc vào đồng đô la.
Có chính sách khuyến khích các công ty xuất nhập khẩu đa dạng hoá cơ cấu tiền tệ trong giao dịch thương mại quốc tế để nâng cao sự cân bằng giữa cung và cầu ngoại tệ, qua đó góp phần đa dạng hoá tiền tệ của nền kinh tế một cách cân đối hơn.
Chuẩn xác hoá các chỉ số kinh tế vĩ mô như: lạm phát, lãi suất, thực trạng cán cân thanh toán, nợ nước ngoài để giúp cho NN lựa chọn phương án để điều chỉnh tỷ giá có hiệu quả hơn.
NHNN cần xây đựng quy chế thông tin, thống kê hệ thống hoá kịp thời luồng ngoại tệ ra, vào trong nước. Từ đó dự báo về quan hệ cung cầu trên thị trường để làm căn cứ điều hành chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối.
Quản lý chặt chẽ các khoản vay nợ nước ngoài, đặc biệt là vay ngắn hạn. Kiểm soát chặt chẽ việc bảo lãnh trả chậm của các ngân hàng thương mại cho các doanh nghiệp vay từ nước ngoài.
Tổ chức hữu hiệu mạng lưới thu đổi ngoại tệ cho các khách hàng ra vào Việt Nam, trước hết là các sân bay, bến cảng, cửa khẩu, nhà ga trung tâm sau đến các thành phố, thị xã, các trung tâm kinh doanh, dịch vụ tập trung ở các địa phương. Song song với việc thực hiện các biện pháp trên, NHNN phải từng bước đảm bảo cho đồng VN thực hiện tốt các chức năng của mình, muốn vậy:
Phải tạo thêm nhiều phương tiện chuyển tải giá trị làm phưong tiện lưu thông thanh toán để giảm bớt áp lực trong lưu thông .
Cải cách hệ thống thanh toán, khuyến khích người dân mở tài khoản, séc cá nhân và thanh toán qua hệ hống ngân hàng.
-Thưòng xuyên phát hiện những bất hợp lý trong giá xuất, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ cũng như trong nội bộ luật thuế xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ – một trong những yếu tố quan trọng quyết định tới việc tính toán và xác định tỷ giá.
- Chuẩn bị cho việc ra đời luật quản lý ngoại hối . Trước mắt cần tổ chức triển khai có hiệu quả những nghị định của chính phủ quản ký vay nợ, viện trợ, đầu tư nước ngoài và sử dụng tốt các công cụ như: cán cân thanh toán quốc tế, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, trạng thái hối đoái, chính sách lãi suất cũng như đưa ra các biện pháp kiểm soát được phần lớn luồng ngoại tệ ngoài quy định của nhà nuớc, dần dần hạn chế và đi đến xoá bỏ những biểu hiện ban đầu của hiện tượng đôla hoá ... Bên cạnh đó cần có những hình thức tuyên truyền giáo dục dân chúng nêu cao lòng yêu nước trong việc tôn trọng, bảo vệ và tăng cường sức mạnh đồng tiền quốc gia, góp phần tích cực làm cho đồng tiền VN dần dần trở thành đồng tiền chuyển đổi như nghị quyết của kỳ họp thứ 2 Quốc Hội khoá IX.
- Xây dựng phương pháp luận tính toán và xác định tỷ giá hoàn chỉnh và công bố tỷ giá chính thức hàng ngày.
- Củng cố và hoàn thiện công tác thống kê, thông tin nhằm cung cấp tình hình và số liệu liên quan đến tỷ giá một cách chính xác, đầy đủ kịp thời phục vụ cho việc điều hành chính sách tỷ giá có hịệu quả.
- Xây dựng cơ chế quản ký ngoại hối phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế VN, đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế, tương quan với các nước trong khu vực, đặc biệt là các nước trong khối ASEAN.
- Điều chỉnh lãi xuất tiền gửi bằng VND và tiền gửi bằng ngoại tệ, kiểm soát một cách có hiệu quả nguồ vốn vay tín dụng thuơng mại nước ngoài của các doanh nghiệp.
- Tiếp tục duy trì việc kiểm soát chặt chẽ chính sách tiền tệ.
- Phối hợp với công tác chống buôn lậu, tăng cường khống chế, kiểm soát chặt chẽ việc dùng ngoại tệ ở thị trường tự do vào mục đích buôn lậu.
- Cần có giải pháp hấp dẫn, thuận tiện trong tập trung và huy động mọi nguồn ngoại tệ còn nằm rải rác trong dân cư nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế
- Cần chú ý đúng mức việc kiểm soát L/C nhập hàng trả chậm. Quản ký chặt chẽ để hướng nguồn vay nước ngoài vào những ngành mà nhà nước ưu tiên phát triển, chỉ vay nợ để phát triển sản xuất, không vay để tiêu dùng, ưu tiên các khoản vay dài hạn, khống chế trần lãi suất vay nước ngoài trên cơ sở lãi suất thị trường quốc tế.
- Quản lý, kiểm soát được hoàn toàn các luồng vốn ra vào ở VN trên các lĩnh vực xuất, nhập khẩu đầu tư nước ngoài, vay, viện trợ, chuyển phí mậu dịch, kiều hối...
- Trong điều kiện giảm phát, lãi suất thay đổi liên tục như hiện nay có thể có các ngân hàng phải giảm lãi suất tiền gửi bằng ngoại tệ.
- Từng bước giảm giá danh nghĩa của đồng nội tệ xuống tương ứng với tỷ lệ lạm phát trong nước nhằm giảm bớt tâm lý thích dùng hàng ngoại của người dân, tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam. Điều này có tác dụng đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, tăng thu ngoại tệ.
- Nâng cao hơn nữa vai trò của VND trong lưu thông trên cơ sở đảm bảo mối tương quan hợp lý giữa VND và USD với những nhân tố kinh tế cơ bản quyết định tỷ giá trung và dài hạn nhằm khai thác tốt các nguồn ngoại rệ của quốc gia trong điều kiện kinh tế ngoại thương, đầu tư như hiện nay. Có như vậy, Việt Nam mới không mất cân đối ngoại tệ.
- Nên lựa chọn những ngoại tệ mạnh để sử dụng trong thanh toán và dự trữ,bao gồm một số đồng tiền của một số nước mà chúng ta có quan hệ thanh toán, thương mại và có quan hệ đối ngoại chặt chẽ nhất để làm cơ sở cho việc điều chỉnh tỷ giá của VND.
KẾT LUẬN
Điều hành tỷ giá là một công việc hêt sức khó khăn, phức tạp và không phải lúc nào cũng mang lại kết quả như mong muốn.
Lựa chọn một chế độ tỷ giá như thế nào cho phù hợp để thúc đẩy phát triển kinh tế luôn luôn là một câu hỏi hóc búa đối với mọi quốc gia trên thế giới ngay từ khi mới suất hiện nền sản xuất hàng hoá và nẩy sinh quan hệ thương mại giữa các quốc gia. Tỷ giá hối đoái chẳng qua cũng là một loại giá cả, là điểm nhạy cảm nhất của nên kinh tế. Nó liên quan đến tất cả mọi mặt của nền kinh tế xã hội, chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố, tác động lại chính các nhân tố đó và phức tạp hơn, những nhân tố này tác dộng lẫn nhau gây nên những cộng hưởng, những phản ứng dây truyền ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế. Điều hành tỷ giá là một vấn đề “sống còn” đối với mỗi quốc gia, chỉ cần một sai phạm nhỏ cũng sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường đối với nền kinh tế đất nước. Vì vậy, mà dù muốn hay không các quốc gia cũng đều phải quan tâm đến vấn đề này.
Lựa chọn một chế độ tỷ giá hối đoái thực chất là tìm kiếm biện pháp điều hành tỷ giá hối đoái cho phù hợp vì không phải chế độ tỷ giá hối đoái hay bất kì một cơ chế nào đó mà chính bản thân tỷ giá hối đoái mới mang trong mình toàn bộ ý nghĩa. Vai trò của tỷ giá hối đoái trong nên kinh tế mà việc điều chỉnh tỷ giá yêu cầu phải hết sức thận trọng và phải được căn cứ vào hàng loạt các yếu tố vĩ mô khác như: lạm phát, cung-cầu tiền tệ, dự trữ ngoại tệ quốc gia, lãi suất,... Nếu không thì từ một nhân tố tích cực, tỷ giá hối đoái có thể trở thành một nhân tố phá hoại nguy hiểm nhất, có sức mạnh công phá nền kinh tế mạnh nhất. Chính sách tỷ giá phải được đặt trong sự phù hợp mục tiêu phát triển kinh tế và các chính sách kinh tế vi mô khác thì mới thực sự phát huy được vai trò của một công cụ điểu tiết vĩ mô nền kinh tế.
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình: “Lý thuyêt tiền tệ” - Trường ĐH Tài chính- Kế toán Hà Nội 2. Giáo trình: “Kinh tế vĩ mô” - Trường ĐH Tài chính - Kế toán Hà Nội 3. “Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính” F.S Minshkin-NXB Khoa Học 4. “Những vấn để tiền tệ và ngân hàng” Vũ Ngọc Nhung-NXB TP HCM 5. “Tìm hiểu chung về tín đụng và hối đoái” Phạm Vũ Định NXB TP HCM
6. “Tỷ giá hối đoái-phương pháp tiếp cận và nghệ thuật điều chỉnh” Nguyễn Công Ngiệp, Lê Hải Mơ NXB Tài Chính - 1996
7. Tạp chí ngân hàng-Các số năm 1999-2000-2001 8. Tạp chí tài chính - Các số năm 1999-2000
9. Tạp chí thị trường tài chính - Các số năm 1999-2000 10. Tạp chí thông tin tài chính - Các số năm 1999
11. Tạp chí kinh tế dự báo - Các số năm 1999 12. Tạp chí phát triển kinh tế - Các số năm 1999