ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ Ở MỘT SỐ NƯỚC: 1.Tình hình tỷ giá hối đoái trên thế giới:

Một phần của tài liệu T gi h i o i v vi c p d ng ch t gi Vi t Nam (Trang 28 - 40)

III.1.Tình hình tỷ giá hối đoái trên thế giới:

Ngược dòng thời gian tìm hiểu về mô hình tỷ giá trong thập kỷ trước đây ta nhận thấy rằng sau khi hệ thống tỷ giá cố định Bretton Woods sụp đổ , phần lớn các nước đang phát triển tiếp tục cố định các đồng tiền của họ với một đồng tiền chủ chốt, đa số là USD hoặc FRF hay một rổ tiền tệ. Tuy nhiên vào cuối những năm 70, một số nước đang phát triển đã bắt đầu từ bỏ cơ chế này. Trước hết, chuyển từ việc cố định với đồng tiền duy nhất sang cố định với các rổ tiền tệ, chẳng hạn SDR hoặc linh hoạt có giới hạn so với một đồng tiền duy nhất.Sau đó vào những năm 80, đã có sự thay đổi rõ rệt theo hướng thực hiện chế độ tỷ giá linh hoạt hơn. Cụ thể là trong những năm 70,hầu hết các nước áp dụng tỷ giá cố định( năm 1975, có tới 87% các nước đang phát triển áp dụng tỷ giá cố định) dưới hình thức này hay hình thức khác. Tuy nhiên, đến giữa những năm 90, hầu hết các nước đã chính thức áp dụng chế độ tỷ giá linh hoạt.

Do chi phí quản lý chế độ tỷ giá linh hoạt đã giảm dần theo thời gian nên mặc dù trong năm 1995, các nước đang phát triển áp dụng chế độ tỷ giá cố định chiếm 70% trong khi các nước áp dụng chế độ tỷ giá linh hoạt chỉ chiếm 8% thì đến năm 1996 tình hình đã thay đổi rõ rệt theo chiều hướng ngược lại. Những giao động mạnh trong giá trị của các đồng tiền của các nước công nghiệp chủ chốt từ đầu những năm 80 và hàng loạt cơn sốc từ bên ngoài tác động đến các nền kinh tế đang phát triển là những nguyên nhân làm tăng chi phí chính trị của việc

duy trì tỷ giá cố định. Trong môi trường ngày nay khi mà lượng vốn khổng lồ có thể luân chuyển trong một thời gian tương đối ngắn, nguy cơ tiềm ẩn những cơn sốc sẽ lớn hơn và các quốc gia theo chế độ tỷ giá cố định càng có ít thời gian để điều chỉnh sự biến động của tỷ giá. Các nhà hoạch định chính sách buộc phải chuyển sang chế độ tỷ giá linh hoạt hơn, giúp họ có thể điều chỉnh những thay đổi của tỷ giá một cách dễ dàng và kịp thời hơn.Tuy nhiên ta không thể nói một cách chung chung rằng chế độ tỷ giá này là tốt hơn so với chế độ tỷ giá kia vì còn phải căn cứ vào tình hình và điều kiện cụ thể của từng nước. Dù rằng các quốc gia áp dụng tỷ giá cố định thường có tỷ lệ lạm phát ổn định và thấp hơn so với các nước áp dụng chế độ tỷ giá linh hoạt, tỷ giá thực lại ít bị biến động hơn nhưng tốc độ tăng trưởng lại không có sự khác biệt lớn ở các chế độ tỷ giá. Tuy vậy, điều này không có nghĩa là tỷ giá linh hoạt luôn gắn liền với lạm phát cao và biến động nhiều hơn trong tương lai. Thực tế nhiều năm qua, lạm phát ở các nước có tỷ giá cố định thường thấp hơn các nước áp dụng chế độ tỷ giá linh hoạt. Tuy vậy vẫn chưa có mối quan hệ rõ ràng giữa chế độ tỷ giá với tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Đa số các nhà kinh tế cho rằng, tăng trưởng kinh tế nhanh ở các nền kinh tế thị trường mới nổi, về dài hạn sẽ dẫn đến việc tăng tỷ giá. Mối tương quan này xuất phát từ xu hướng năng lực sản xuất trong khu vực sản xuất hàng hoá ngoại thương tăng nhanh hơn khu vực sản xuất hàng hoá phi ngoại thương. Hơn nữa tỷ lệ tăng năng lực sản xuất càng cao thì giá của hàng hoá phi ngoại thương sẽ tăng so với giá của hàng hoá ngoại thương và nội tệ sẽ càng lên giá thực tế.

Trong những tình huống như vậy, sự lựa chọn giữa hai chế độ tỷ giá chủ yếu cũng thể hiện sự lựa chọn của các nhà hoạch định chinh sách giữa hai vấn đề hoặc tăng tỷ giá danh nghĩa hoặc để lạm phát tăng .

Ví dụ giữa năm 1980 và 1996, khi Hồng Kông và Trung Quốc là hai nước thực hiện cơ chế bản vị ngoại tệ ( hệ thống tỷ giá cố định) đã có lạm phát cao hơn Singapore là nước thực hiện chính sách thả nổi có sự quản lý của nhà nước, thì tỷ giá hối đoái có hiệu lực thực tế ở Hồng Kông và Trung Quốc đã tăng theo một tỷ giá tương ứng với mức giá tăng của tỷ lệ lam phát.

Nếu như các quan chức điều hành tiền tệ không cho phép tăng tỷ giá danh nghĩa thông qua các giải pháp can thiêp chính thức nhằm duy trì tỷ giá cố định, những áp lực về lam phát sẽ tăng vì lạm phát trong nước sẽ cao hơn. Để ngăn chăn những hậu quả này, các quan chức

điều hành tiền tệ phải thường xuyên sử dụng nghiệp vụ "Trung hoà"(loại bỏ nhưng nhan tố ảnh hưởng tiêu cực) các luồng vốn vào nhưng thường cũng phải chấp nhận những kết quả không mong muốn:

- Để ngăn chặn sự giảm lãi suất trong nước nhằm đối phó với các luông vốn vào nghiệp vụ "Trung hoà" phải có xu hướng duy trì mức chênh lệch lãi suất và chinh mức chênh lệch lãi suất này sẽ có tác động thu hút thêm các nguồn vốn vào. do đó nghiệp vụ này có phần tăng hơn nữa các nguồn vốn đỏ vào.

- Những thiệt hại tài chính trong quá trình can thiệp, phát sinh do mức chênh lệch giữa tiền lãi thu được từ dự chữ ngoại tệ và lãi phải trả đối với cacs khoản nợ bằng nội tệ, có thể rất lớn khi nguồn vốn nước ngoài đổ vào ra tăng. Đây là cái giá phải trả của nghiệp vụ trung hoà.

- Do quy mô thị trường tài chính trong nước tương đối nhỏ so với quy mô luân chuyển vốn quốc tế, nghiệp vụ trung hoà ngày càng nên kém hiệu quả.

Cùng với các nghiệp vụ thị trừơng mở truyền thống được sử dụng để trung hoà các luồng vốn vào, một số quốc gia đã sử dụng các giải pháp bổ xung như tăng dự chữ bắt buộc giảm dự chữ ngân hàng. Tuy các công cụ này tạm thời tạm thời có thể giảm sức ép lên nội tệ và lạm phát, chúng không hoàn toàn ngăn ngừa sự tăng tỷ giá thực. Hơn nữa, khi những dấu hiệu căng thẳng về nhu cầu duy trì tỷ giá danh nghĩa ổn định của các quan chức tiền tệ ngày càng bộc lộ rõ thì các nhà đầu tư có thể bắt đầu nghi ngờ về sự ổn định của nền kinh tế. Lúc đó, một sự thay đổi tâm lý của các thành viên trên thị trường có thể gây ra hiện tượng "tháo chạy" đột ngọt của các nguồn vốn nước ngoài. Vì vậy, khi đánh giá những ưu, khuyết điểm của các chế độ tỷ giá, một tiêu chuẩn quan trọng cần được xem xét là chi phí ngắn hạn để duy trì tỷ giá danh nghĩa ổn định không thể vượt quá lợi ích của nền kinh tế. Đó là muc tiêu tăng trưởng dài hạn. Nếu chính sách tền tệ bị kìm hãm bởi chinh sách tỷ giá, gánh nặng tài chính sẽ chuyển phàn lớn sang chính sách tài chính. Có nghĩa là các quốc gia trong đó chính sách tài chính không thể được điều chỉnh hiệu quả trong ngắn hạn thì không nên áp dụng hệ thống tỷ giá cố định một cách cứng nhắc. Do tình hình tỷ giá và bối cảnh kinh tế đất nước và thế giới các nhà quản lý kinh tế đang cố gắng lựa chọn chế độ tỷ giá phù hợp nhất với nước mình tạo ra động lực phát triển kinh tế quốc dân. Chế độ tỷ giá tối ưu ở các nước không giống nhau, nó phụ thuộc vào những cơn sốc tác đọng đến nền kinh tế và những dặc tính về cơ cấu kinh tế của một quốc gia. Tinh linh hoat hơn của tỷ giá không nhất thiết phải là tỷ giá

thả nổi. Nó có thể không thực tế hoặc ít được ưa chuộng đối với nhiều nước đang phát triển, tỷ giá có thể biến động quá nhiều trong khi thiếu các thị trường tài chính phát triển. Sự thành công của chế độ tỷ giá linh hoạt có quản lý phụ thuộc vào quá trình điều hành các chính sách kinh tế, phù hợp với chế độ tỷ giá bao gồm cả việc giám sát và quản lý chặt chẽ các khu vực tài chính.

Tuy nhiên, xu hướng chung của thế giớ hiện naylà tỷ giá thả nổi có sự can thiêp rất hạn chế của Nhà nước. Trường phái trọng tiền (Monétarisme) và tư do (Libéralisme) còn chủ trương một cách cực đoan hơn là nên thả nổi hoàn toàn tỷ giá.

III.2. Kinh nghiệm chọn chế độ tỷ giá ở một số nước

Chế độ tỷ giá cố định, thả nổi tự do hay thả nổi có quản lý đều có mặt và mặt hạn chế nhất định. Việc lựa chon chế độ tỷ giá nào phải căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia. Nó phụ thuộc vào mục tiêu, chính sách phát triển kinh tế xã hội trong cùng thời kì. Mỗi chế độ tỷ giá lại có một cơ chế hoạt động riêng. Việc vận dụng sáng tạo, hợp lý chế độ tỷ giá vào nền kinh tế không phải là đơn giản, dễ dàng. Thực tế, việc lựa chọn chế độ tỷ giá không hợp lý sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường. Điều này đã được chứng minh ở một số nước, việc nghiên cứu những thành công hay thất bại về điều hành tỷ giá là một việc làm hết sức cần thiết, nó giúp ta nhận biết những sai làm để có thể tránh được đồng thời có thể học hỏi thêm những kinh nghiêm dẫn tới thành công.

1./ Đức:

Nước Đức chọn cho mình chế độ tỷ giá thả nổi có sự quản lý của nhà nước. Chính phủ Đức đã can thiệp điều hành tỷ giá để chống lại khủng hoảng kinh tế (sản xuất giảm tuyệt đối, lạm phát cao, thất nghiệp hàng loạt) đầu những năm 80.

Chính phủ Đức mưu toan tìm lối thoát thông qua giải pháp mở rộng xuất khẩu bằng lợi thế phá giá, thế nhưng năm 1980 khi DM mất giá 12% lại là năm đức có mưc xuất siêu thấp nhất (8,9 tỷ DM). Lúc đó ở Đức có hai cách nhìn nhận vấn đề phá giá. Một là, sẽ cải thiện. Hai là, làm giá nhập khẩu tăng, khuyến khích lạm phát lên cao.

Đến lượt mình lạm phát tất yếu tác động tiêu cực vào xuất khẩu, sản xuất. Vậy là hiệu ứng phá giá tan mất, tình hình thêm phức tạp. Còn các chủ xuất khẩu Đức thừa nhận phá giá DM hoàn toàn không thể khắc phục được khó khăn.

Kể từ 1/1980 chưa đầy hai năm, DM đã 5 lần mất giá so với USD với mức đáng kể (14 đến 15%), song tỷ giá lại nhanh chóng quay trở lại mức xuất phát điểm trước khi phá giá.

Chiến lược khôi phuc kinh tế của Đức lúc bấy giờ thất bại, ngoài các nhân tố nội địa, còn chịu tác dụng khong thể cưỡng nổi từ chính sách đồng tiền nặng của chính quyền Rigân (vốn từ Anh, Đức "tháo chạy" sang Mỹ, Canada,....).

Vấn đề kinh tế của Đức chỉ được giả quyết khi chính phủ mới của ông Hellmut Kol áp dụng phương cách khác: giảm can thiệp nhà nước ; sử dụng các cơ chế, chính sách tài chính; giảm mạnh thuế ; khuyến khiách sản xuất nội địa; thực thi chính sách thắt chặt.

2./ Mêhicô:

Khủng hoảng kinh tế ở Mêhicô là bài học đắt giá cho việc lựa chọn, điều chỉnh tỷ giá và quản lý ngoại hối. Sau khủng hoảng nợ 1982, với sự hỗ trợ của IMF. Mêhicô đã cải cách và điều chỉnh kinh tế dựa trên các định hướng chính sách tài chính thắt chặt, sử dụng tỷ giá hối đoái như một chỗ dựa danh nghĩa, cải cách cơ cấu ( tư nhân hoá, tự do hoá ngoại thương, cải cách lại các khoản nợ...) nhằm tạo khả năng thanh toán nợ nước ngoài, tạo cơ sở phát triển cho khu vực tư nhân...

Kết quả của cuộc cải cách (1988-1993) được thế giới đánh giá là rất thành công trên nhiều mặt: chuyển từ thâm hụt ngân sách (12% GDP năm 1988) sang bội thu trong các năm 1992- 1993 (trong khi thuế thu nhập doanh nghiệp giảm từ 42% xuống 35% bằng Mỹ, thuế thu nhập cá nhân từ 50% xuống 35%). Lạm phát từ 160% năm 1987 còn 8% năm 1993;dự trữ ngoại tệ tăng mạnh ( 80 tỷ USD năm 1993), tăng trưởng kinh tế từ 0% (1985-1988) lên 8% GDP trong các năm (1989-1993), việc cơ cấu lại nợ đã khôi phục và mở rộng quan hệ của Mêhicô với các tổ chức tài chính quốc tế.

Sau đó Mêhicô lại có nhiều biểu hiện xấu đi, mầm mống khủng hoảng xuất hiện, nhất là từ năm 1994:

-Thâm hụt cán cân thanh toán 6.5% GDP trong năm 1993 đã là lớn; năm 1994 lên tới 8% GDP và chủ yếu được tài trợ bởi các nguồn vay ngắn hạn ( việc tăng giá nội tệ và giảm tích luỹ tư nhân là một nguyên nhân của tình hình trên), dự trữ ngoại tệ giảm còn 6 tỷ USD vào năm 1994, thiếu khả năng bảo vệ giá trị đồng nội tệ.

- Mêhicô phải đương đầu với việc lãi suất USD trên thị trường quốc tế tăng nhanh. Ngoài ra, còn phải chuộc lại 28 tỷ USD trái phiếu ngắn hạn bằng ngoại tệ. Hơn nữa Chính phủ phải bưng bít tình hình ngày càng xấu đi của nền kinh tế trước cuộc bầu cử.

Trong bối cảnh đó, Chính phủ lại quyết định phá giá đột ngột đồng nội tệ. Điều này trở thành ngòi nổ cho cuộc đại khủng hoảng. Mặc dù IMF tài trợ 50 tỷ USD nhưng Mêhicô vẫn không cải thiện được tình hình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bài học rút ra từ sự kiện này là:

Thứ nhất: Sự mở cửa ra thị trường quốc tế ngày nay đòi hỏi có trách nhiệm thực hiện đúng đắn trong chính sách kinh tế. Sự thận trọng và tuân thủ các nguyên tắc là phương thức hiệu quả chống lại các biến động của thị trường quốc tế. Mêhicô đã phải trả giá đắt cho việc nới lỏng kiểm soát và để mặc cho thị trường tự do thực hiện các quy luật của mình.

Thứ hai: Việc phá giá nội tệ vào tháng 10/1994 cho thấy điều chỉnh tỷ giá thích hợp là hết sức khó khăn ngay cả khi sự thay đổi đó cần thiết. Hơn nữa, các biện pháp vĩ mô đi kèm theo và hỗ trợ là hết sức quan trọng, đảm bảo chắc chắn các đòi hỏi của thị trường và đưa ra một tỷ giá hối đoái hợp lý. Chính phủ quyết định phá giá 20% ( từ 3,4 Peso/USD xuống 4,5 Peso/ USD) nhưng thực tế không giữ nổi mức này và đồng Peso giảm thêm thành 5,5 Peso/ USD.

-Thứ ba:Thâm hụt cán cân thanh toán lớn chứa đựng nhiều nguy hiểm, nhất là khi chúng được sử dụng vào tiêu dùng nội địa và được tài trợ bằng các nguồn vốn ngắn hạn.

-Thứ tư: Cuộc khủng hoảng cho thấy sẽ phải trả giá đắt khi những thông tin thường xuyên, kịp thời về các chỉ số kinh tế quan trọng không được công bố đúng lúc.

3. Các nước ASEAN và NICS:

Các nước ASEAN và NICS theo đuổi chính sách tỷ giá ổn định, hướng về xuất khẩu. Theo đó, việc can thiệp vào tỷ giá của chính phủ nhằm ổn định tỷ giá, ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, thu hút đầu tư nước ngoài. Không một nước nào chủ trương phá giá làm động lực cho xuất khẩu, vai trò của tỷ giá chỉ là hỗ trợ.

Việc điều hành tỷ giá ở nước này có một số điểm chung:

Thứ nhất: Do khó khăn về tài chính, thiếu ngoại tệ nghiêm trọng nên lúc đầu họ áp dụng nhiều loại tỷ giá, nội tệ định giá cao trong cơ chế cố định. Sau thời kỳ 1971-1973 thực hiện phá giá, sau đó nhanh chóng thống nhất tỷ giá chính thức và thị trường.

Thứ hai: Khi đạt được tỷ giá thị trường cân đối, họ áp dụng cơ chế điều chỉnh theo quan hệ cung cầu là chính. Các nước gắn nội tệ vào giỏ ngoại tệ mạnh.

Thứ ba: Các nước nỗ lực ổn định hoá quan hệ tỷ giá, tỷ giá hối đoái thực tế, có dự trữ ngoại tệ để khống chế biên độ giao động của tỷ giá ở mức thấp.

Thứ tư: Khi tỷ giá tăng, họ điều chỉnh tỷ giá để không cản trở xuất khẩu, song luôn gắn bó

Một phần của tài liệu T gi h i o i v vi c p d ng ch t gi Vi t Nam (Trang 28 - 40)