Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về hoạt động thanh tra nhằm nâng cao chất lượng

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về hoạt động thanh tra nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra ở huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay (Trang 44 - 55)

B. NỘI DUNG

1.3.Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về hoạt động thanh tra nhằm nâng cao chất lượng

nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra trong giai đoạn hiện nay là một yêu cầu khách quan

1.3.1. Vai trò của hoạt động thanh tra trong giai đoạn hiện nay

Trong bối cảnh chung của đất nước, quá trình hội nhập và phát triển kinh tế cùng thế giới với những thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức, nhất là khi công tác quản lý nhà nước, thực thi pháp luật ở một số ngành, lĩnh vực còn nhiều hạn chế, bất cập, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí diễn ra ở nhiều nơi và chưa được đẩy lùi. Bên cạnh đó, tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân tiếp tục diễn biến phức tạp, đặc biệt là tình trạng công dân khiếu kiện đông người, kéo dài, phức tạp, vượt cấp. Cải cách hành chính còn chậm, tình trạng giá cả tăng vọt, thiên tai, dịch bệnh nặng nề đã có tác động tiêu cực đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Trước tình hình đó, thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, tăng cường việc thanh tra, kiểm tra chấp hành kỷ luật, kỷ cương và giải quyết tốt, kịp thời những vấn đề bức xúc của xã hội. Chính vì thế, yêu cầu hoạt động thanh tra về quản lý nhà nước phải được xem là công việc thường xuyên, liên tục nhằm nâng cao chất lượng quản lý.

Trong giai đoạn hiện nay hoạt động thanh tra có vai trò vô cùng quan trọng trong quan lý nhà nước thể hiện ở những điểm sau:

Thứ nhất, thanh tra là chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước. Thực chất thanh tra là một phương thức của kiểm tra, là chức năng của quản lý, là công cụ của người lãnh đạo, người quản lý. Trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước, các cơ quan quản lý nhà nước nhất thiết phải tiến hành hoạt động thanh tra đối với việc thực hiện các quyết định mà mình đã

ban hành. Đó là một khâu không thể thiếu được trong quá trình hoạt động quản lý nhà nước.

Thứ hai, thanh tra góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước. Để quyết định quản lý nhà nước được các cơ quan, tổ chức và cá nhân chấp hành một cách chính xác, đầy đủ thì các cơ quan, cá nhân đã ban hành quyết định phải đề ra quy trình thực hiện quyết định. Trong quy trình đó không thể thiếu được hoạt động thanh tra, kiểm tra. Thanh tra, kiểm tra là để đánh giá, nhận xét tình hình và kết quả thực hiện quyết định quản lý; để kiểm nghiệm lại chính nội dung và chất lượng quản lý; khi cần thiết phải bổ sung, sửa đổi, thậm chí phải huỷ bỏ một phần hay toàn bộ quyết định quản lý.

Khi nội dung và chất lượng quyết định quản lý được thực tế kiểm nghiệm là đúng, là phù hợp, nhưng đối tượng thi hành vẫn không tuân thủ và không chấp hành nghiêm chỉnh thì khi đó hoạt động thanh tra, kiểm tra phải phục vụ cho việc làm rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan, xác định rõ trách nhiệm thuộc khâu nào, thuộc ai để chấn chỉnh hoặc xử lý khi có vi phạm. Với ý nghĩa đó thanh tra thực chất đã góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước.

Thứ ba, thanh tra là một phương thức bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa. Với tư cách là một chức năng của quản lý nhà nước, thanh tra chính là hoạt động xem xét việc làm của các cơ quan, tổ chức cá nhân có đúng chính sách, pháp luật hay không. Nếu họ làm sai hoặc làm chậm thì giúp họ sửa chữa và làm cho đúng. Mục đích của thanh tra là phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa xử lý những vi phạm, bảo đảm để các cơ quan, tổ chức và cá nhân tuân thủ và chấp hành một cách chính xác, đầy đủ và nghiêm chỉnh pháp luật nhà nước. Muốn có pháp chế cần phải làm cho mọi người hiểu biết pháp luật. Mặc dù công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật không phải là chức năng chính của thanh tra, nhưng thông qua hoạt động của mình, công

tác thanh tra đã góp phần tích cực vào việc giúp các cơ quan, tổ chức, cá nhân hiểu đúng và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật và đó cũng là một hoạt động bảo đảm tăng cường pháp chế.

Công cuộc đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới đồng bộ và toàn diện ở nước ta hiện nay, đòi hỏi chúng ta phải đẩy mạnh hơn nữa và toàn diện việc chuyển đổi nền kinh tế và hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước. Trong đó thanh kiểm tra với tư cách là một phương thức đảm bảo pháp chế, tăng cường kỷ cương, kỷ luật nhà nước, nâng cao ổn định và hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước cần phải được xác định như là một nhân tố tất yếu của công tác quản lý. Vai trò của hoạt động thanh tra ngày càng tỏ ra quan trọng, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền, cải cách nền hành chính theo hướng phục vụ đồng thời với việc hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này đặt ra đòi hỏi tất yếu là hoạt động thanh tra cần phải làm tốt vai trò của mình, kết quả hoạt động thanh tra phải có chất lượng tốt và những kết quả đó cần phải được phát huy rộng rãi.

1.3.2. Sự cần thiết của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về hoạt động thanh tra nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra trong giai đoạn hiện nay

Việc vận dụng những nội dung, yêu cầu, tư tưởng của Hồ Chí Minh nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra trong mỗi giai đoạn, nhất là giai đoạn hiện nay là việc làm hết sức cần thiết. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, đất nước ta đang đứng trước những thời cơ, thuận lợi hết sức là to lớn, nhưng cũng không ít những thách thức, khó khăn cần phải vượt qua. Việc nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra là một trong những yêu cầu quan trọng và tất yếu trong công tác quản lý nhà nước hiện nay. Để thực hiện được điều đó, một mặt chúng ta phải thấm nhuần sâu sắc, vận dụng sáng tạo những quan điểm, tư tưởng, nội dung của Hồ Chí Minh về hoạt động thanh tra để giải quyết những vấn đề nóng bỏng, khó khăn, vướng mắc trong

hoạt động thanh tra mà thực tế đặt ra. Mặt khác, chúng ta cũng phải chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng những cán bộ làm công tác thanh tra, xem đây là điều kiện tiên quyết cho sự thành công của hoạt động thanh tra và công tác quản lý nhà nước "Cán bộ là gốc của mọi công việc". Như vậy, mới góp phần nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra làm ổn định tình hình chính trị - xã hội hiện nay.

Nghiên cứu và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh tra và hoạt động thanh tra hiện nay phải trở thành một nhiệm vụ mấu chốt trong công tác quản lý nhà nước, cần được các cấp, các ngành thực hiện chặt chẽ, thống nhất có chất lượng và hiệu quả.

Thực tiễn cho thấy, sau gần 30 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, toàn diện. Cùng với tăng trưởng kinh tế, sự ổn định kinh tế vĩ mô được duy trì, các mặt: chính trị, xã hội, quốc phòng và an ninh được bảo đảm và ổn định, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao cả về tinh thần lẫn vật chất. Trong đó có những thành tựu rất đáng khích lệ về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội gắn bó chặt chẽ với tăng trưởng kinh tế, phát triển nguồn lao động và chất lượng lao động, khoa học và công nghệ... góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam ở khu vực Đông Nam Á, và trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao và ngày càng được coi trọng. Thành tựu đó ngày càng khẳng định, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp đổi mới, khích lệ, động viên nhân dân tiếp tục hưởng ứng, góp phần quan trọng vào việc giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tiếp tục thúc đẩy sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước với những bước tiến cao hơn. Một phần thành tựu đó, có sự đóng góp quan trọng về hoạt động của ngành thanh tra.

Song chúng ta cũng phải nhìn nhận một cách thẳng thắn rằng, mặt trái của sự phát triển kinh tế không phải là ít, ảnh hưởng của cơ chế kinh tế thị trường đã và đang làm thay đổi đời sống, quan điểm, tư tưởng, đạo đức, văn

hóa... của con người, mối quan hệ giữa người với người, mối quan hệ cố kết làng xóm truyền thống của người Việt vẫn còn nhưng có sự xáo trộn, có xu hướng phân ra; sự thờ ơ, lạnh nhạt, vô tâm khi nhìn thấy người khác gặp nạn mà đứng nhìn, không can thiệt, thậm chí còn lợi dụng để chuộc lợi ở mức báo động đang diễn ra...

Sự phát triển của xã hội đã kéo theo những hệ lụy, trong đó hoạt động của ngành thanh tra cũng đặt ra nhiều vấn đề cần phải được quan tâm và giải quyết đúng mức trong thời gian tới: Tình trạng khiếu kiện chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng; Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Khiếu kiện về tranh chấp đất đai; Hoạt động trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, tài chính ngân sách... đang xảy ra ngày một nhiều, phức tạp, thậm chí là kéo dài, tồn đọng. Một trong những nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động thanh tra hiện nay, đó là:

Một là, Chất lượng dân trí và điều kiện dân cư nước ta nhìn chung vẫn còn thấp, dẫn đến tình trạng khiếu kiện diễn ra ở nhiều cấp, nhiều ngành có xu hướng phức tạp, kéo dài.

Chúng ta cũng biết rằng, bất cứ khi nào, lúc nào, làm công việc gì nếu trình độ dân cư phát triển thì nhận thức của người dân sẽ cao, tình hình sẽ ổn định; điều này sẽ làm cho mọi hoạt động sẽ thuận lợi, thành công. Ngược lại, nếu trình độ dân cư và nhận thức của người dân thấp thì công việc sẽ gặp khó khăn, ứ đọng. Vì vậy, để nâng cao trình độ dân trí của nhân dân đòi hỏi phải phát triển đồng bộ giữa kinh tế và các lĩnh vực khác, trong đó kinh tế là trước hết. Đồng thời, chú trọng công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của nhà nước để nhân dân hiểu và thực hiện.

Hai là, Ở nhiều nơi, nhiều cấp, ngành còn buông lỏng công tác quản lý, thậm chí có thái độ dung hòa, né tránh trách nhiệm của mình đối với hoạt động thanh tra.

Một trong những nguyên tắc để giải quyết công việc đạt kết quả tốt là trong bất cứ hoạt động, lĩnh vực, ngành nghề nào đều phải bắt đầu từ cơ sở, từ nơi xảy ra vụ việc. Chính vì vậy, để hoạt động thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng đạt chất lượng, giảm thiểu tình trạng phát sinh đơn thư khiếu tố thì phải chú trọng ngay từ ban đầu công tác quản lý, điều hành, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các ngành trong phạm vi quản lý gắn với nhiệm vụ và trách nhiệm được giao. Có như vậy mới góp phần giảm thiểu, hạn chế số lượng đơn thư tiếp khiếu, tiếp tố đã và đang xảy ra, mới đảm bảo ổn định tình hình và phát triển kinh tế - xã hội.

Ba là, tại một số nơi, một số trường hợp hoặc thậm chí là nhiều trường hợp, nguyên nhân khiếu kiện trong hoạt động thanh tra bắt nguồn từ việc bị kích động, dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc từ các đối tượng khác.

Việc khiếu tố đã và đang xảy ra hiện nay đa phần là do mỗi cá nhân, gia đình, tổ chức thực hiện; khi họ cho rằng, những việc đó đã ảnh hưởng, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp hoặc trực tiếp nên buộc họ phải có đơn thư, ý kiến gửi cấp có thẩm quyền xem xét, kiểm tra, giải quyết theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, bên cạnh đó một số ít đối tượng, cá nhân vì lý do cá nhân có thể là tranh chấp, mâu thuẫn, tranh giành, chống đối lẫn nhau mà đã xúi dục, lôi kéo, dụ dỗ, thậm chí là kích động người khác để gây mâu thuẫn, chia rẽ trong dân cư gây bất ổn tình hình và đời sống nhân dân.

Chính vì vậy, nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra trong giai đoạn hiện nay là vấn đề hết sức cần thiết, quan trọng, mang tính khách quan mà ngành thanh tra cần phải quan tâm, thực hiện trong thời gian tới. Chất lượng hoạt động thanh tra có tốt thì hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về công tác thanh tra, khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng sẽ có hiệu lực cao hơn. Vì thế trách nhiệm của cán bộ làm công tác thanh tra là rất nặng nề, nên mỗi cán bộ làm công tác thanh tra phải tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ

của mình, đi sát thực tế để nắm bắt thông tin, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân là một yêu cầu bắt buộc. Việc nghiện cứu để tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra là yêu cầu cấp bách hiện nay.

Kết luận chương 1

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về hoạt động thanh tra nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra trong giai đoạn hiện nay là một trong những hoạt động quan trọng trong quá trình quản lý nhà nước. Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra luôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển chung của đất nước; bên cạnh những mặt tích cực của nền kinh tế thị trường thì mặt trái của nó cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển xã hội. Cụ thể, một bộ phận nhân dân ở nhiều nơi tham gia kiện tụng, khiếu nại, tố cáo, tranh chấp, tranh giành đất đai, tài sản của nhau làm ảnh hưởng tình cảm làng xóm, láng giềng, thậm chí là tình cảm anh, chị, em ruột hoặc cha mẹ, con cái; cộng với đó là lối sống ích kỷ, hẹp hòi đề cao giá trị vật chất đã và đang diễn ra, có xu hướng nhiều hơn. Ngoài ra, sự thoái hóa, biến chất về đạo đức của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có cán bộ ngành đã ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành thanh tra, làm ảnh hưởng đến sự tin tưởng mà Đảng và nhân dân ta đã dành cho ngành trong suốt thời gian qua, cũng như sự kỳ vọng và huấn thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Thanh tra là tai mắt của trên, là người bạn của dưới.

Chương 2

THỰC TRẠNG CỦA VIỆC VẬN DỤNG (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA Ở HUYỆN NGHỊ LỘC, TỈNH NGHỆ AN

2.1. Khái quát về điều kiện kinh tế - xã hội ở huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An

2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

Huyện Nghi Lộc phía Đông tiếp giáp Thị xã Cửa Lò và trông ra biển Đông, phía Đông Nam giáp huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), phía Nam giáp Thành phố Vinh và huyện Hưng Nguyên, phía Tây Nam giáp huyện Nam Đàn, phía Tây giáp huyện Đô Lương, phía Tây Bắc giáp huyện Yên Thành và phía Bắc giáp huyện Diễn Châu. Huyện cách thủ đô Hà Nội 294 km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 1.425 km và cách trung tâm kinh tế miền Trung là thành phố Đà Nẵng 474 km về phía Nam.

Huyện Nghi Lộc nằm ở phía Đông tỉnh Nghệ An. Có tọa độ địa lý: 18040’-18055’ vĩ độ Bắc; 105028’-105045’ kinh độ Đông.

Nghi Lộc là huyện đồng bằng ven biển, địa hình đa dạng, có hướng thấp dần từ Tây sang Đông và chia thành 2 vùng lớn:

* Vùng bán sơn địa

Phía Tây và Tây Bắc của huyện có nhiều đồi núi cao, địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn do chia cắt bởi những khe suối; tại những khu vực này có

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về hoạt động thanh tra nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra ở huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay (Trang 44 - 55)