GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC THỰC TRẠNG THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG
3.2.2.1 Hoàn Thiện Nâng Cao Hệ Thống Thông Tin Tín Dụng CIC (Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng)
Tin Tín Dụng)
Trung tâm CIC - chỗ dựa đáng tin cậy:
Công tác thông tin tín dụng là một công việc dịch vụ về thông tin cho các ngân hàng và doanh nghiệp. Vì vậy công tác thông tin tín dụng phải có chức năng kinh doanh về tin, mọi việc thu thập cung ứng thông tin phải được dựa trên quan hệ mua bán. Công tác thông tin tín dụng phải có bộ máy lao động riêng, hoạt động của nó không nhằm mục tiêu sinh lời, chịu sự chỉ đạo và quản lý của Ngân hàng Nhà nước trung ương. Từ những suy nghĩ như trên, qua tham khảo kinh nghiệm của một số nước, gắn với đặc thù riêng có của nền kinh tế và hệ thống ngân hàng Việt Nam, để khắc phục những thiếu sót và tồn tại hiện nay, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, chúng ta có thể thay đổi mô hình hoạt động của trung tâm CIC như sau:
CIC Việt Nam là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc ngân hàng Nhà nước Việt Nam để cung cấp các sản phẩm thông tin chuyên dung phục vụ hoạt động ngân hàng. Hoạt động của trung tâm không nhằm mục tiêu sinh lời, trung tâm được bố trí gọn nhẹ không rải đều ra các tỉnh, thành phố hiện nay. Các chi nhánh CIC ở các thành phố trung tâm là nơi trực tiếp thu nhận, xử lí, và cung cấp thông tin cho các tổ chức tín dụng trong nước. Các chi nhánh này trực tiếp nhận sự chỉ đạo của CIC trung ương.
Hoàn thiện hệ thống thông tin của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:
Hệ thống thông tin tín dụng của ngân hàng Nhà nước Việt Nam bao gồm hệ thống thông tin tín dụng của Nhà nước và phòng thông tin tín dụng của các ngân hàng thương mại, hình thành và đi vào hoạt động được 10 năm, bước đầu thu được những kết quả đáng phấn khởi.
Hệ thống này đã bổ sung thêm một kênh giúp các ngân hàng thương mại đối phó vớivấn đề thông tin không cân xứng, từ đó góp phần ngăn ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng.
Tuy nhiên thông tin tín dụng mà trung tâm thông tin tín dụng của ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại cung cấp vẫn chưa đáp ứng được cả về số lượng và
GVHD: Trương Minh Tuấn Page 44 chất lượng, thiếu tin cậy. Đó là một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.
Vì vậy, giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thông tin tín dụng của hệ thống ngân hàng đang là một đòi hỏi cấp thiết trên cả phương diện lí luận và thực tiễn.
Sau đây là một số giải pháp nâng cao hoạt động của hệ thống thông tin tín dụng ngân hành Việt Nam:
Nâng cao chức năng của hệ thống thông tin tín dụng.
Cung cấp thông tin tín dụng cho ngân hàng Nhà nước phục vụ cho việc thực hiện tốt
chức năng hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, góp phần ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam và chức năng quản lý của ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động ngân hàng trên lãnh thổ Việt Nam.
Cung cấp thông tin tín dụng cho các ngân hàng nhằm làm lành mạnh hóa các quan hệ
tiền tệ tín dụng giữa các doanh nghiệp và các ngân hàng góp phần đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng trong hệ thống nền kinh tế.
Nhiệm vụ của hệ thống thông tin tín dụng:
Thứ nhất là thu thập thông tin, tổ chức và tiến hành thu thập thông tin về các doanh
nghiệp, các thông tin khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ từ các ngân hàng, các cơ quan hữu quan, các doanh nghiệp, các cơ quan thông tin trong nước theo các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước và của ngành. Hợp tác với các cơ quan thông tin nước ngoài để thu thập, trao đổi thông tin để phục vụ cho hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng Việt Nam.
Thứ hai là phải lưu trữ, xử lý và phân tích thông tin: Trên cơ sở thông tin đã thu thập được tiến hành xử lý, phân tích thông tin, đưa ra bản báo cáo thông tin doanh nghiệp, danh sách xếp loại doanh nghiệp có quan hệ tại các ngân hàng, các báo cáo, dự bảo có liên quan đến hoạt động tín dụng từng thời kì. Tổ chức lưu trữ, xây dựng kho dữ liệu thông tin về doanh nghiệp và các thông tin khác có liên quan đến hoạt động tín dụng.
Thứ ba là phục vụ thông tin: Cung cấp thông tin phục vụ ngân hàng Nhà nước, các cơ
GVHD: Trương Minh Tuấn Page 45 hàng trong và ngoài nước. Thứ tư là phải nên phục vụ các nhiệm vụ khác cho khách hàng như đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ thông tin tín dụng, lập trình phần mềm thông tín tín dụng, phân tích tình hình hoạt động doanh nghiệp….
Giải pháp về mô hình tổ chức:
Trung tâm thông tin tín dụng được thành lập năm 1999 dưới sự chỉ đạo của thống đốc
ngân hàng Nhà nước, trên cơ sở tổ chức lại trung tâm thông tin tín dụng thuộc Vụ tín dụng. Trung tâm thông tin tín dụng có chức năng làm đầu mối và chỉ đạo hoạt động nghiệp vụ thông tin tín dụng trong toàn bộ hệ thống ngân hàng. Đồng thời phải củng cố lại các trung tâm, bộ phận CIC hiện có tại các ngân hàng Nhà nước để thực hiện việc thu thập và cung cấp thông tin cho các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng trên địa bàn.
Về phía các ngân hàng, tại trung tâm điều hành phải thành lập phòng thông tin tín dụng, hoặc phòng thông tin phòng ngừa rủi ro. Để triển khai hoạt động thông tin tín dụng trong từng hệ thống ngân hàng thương mại, tại các chi nhánh tổ chức tín dụng cũng phải có cán bộ chuyên trách để phối hợp thu thập và cung cấp thông tin.
Nâng cao chất lượng cán bộ và đào tạo cán bộ:
Yêu cầu đối với cán bộ chuyên trách là về công tác thông tin tín dụng, kể cả tại ngân
hàng Nhà nước và tại các chi nhánh trung tâm các ngân hàng là: cần phải có trình độ đại học về ngân hàng, tài chính hoặc kinh tế, phải sử dụng thành thạo máy vi tính và ít nhất một ngoại ngữ. Các cán bộ đó phải được tập huấn để sử dụng thành thạo chương trình phần mềm CIC, biết cách thu thập, khai thác thông tin, biết phân tích, đánh giá về doanh nghiệp.
Ngoài ra, các cán bộ CIC cần phải có thu nhập trung bình so với mặt bằng chung của
ngành, có chế độ thích hợp khi đi thu thập thông tin. Cần phải có chế độ quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cán bộ CIC, được phép kiểm tra, đối chiếu số liệu để thu thập thông tin tại các ngân hàng. Nếu để chế độ quá thấp sẽ có tác dụng xấu đến chất lượng hoạt động thông tin tín dụng do cán bộ chán nản, không tận tình với công việc,
GVHD: Trương Minh Tuấn Page 46 thậm chí còn có thể sinh ra tiêu cực, lợi dụng cho cá nhân, không đảm bảo an toàn, an ninh cho thông tin.
Về xây dựng hành lang pháp lý cho hoạt động thông tin tín dụng:
Cần xây dựng đồng bộ, đầy đủ các văn bản pháp quy, về hoạt động thông tin tín dụng
trong hệ thống ngân hàng, như quy chế về tổ chức và hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng Nhà nước, quy chế về tổ chức và hoạt động nghiệp vụ thông tin tín dụng của ngân hàng, hướng dẫn về tổ chức và hoạt động thông tin tín dụng tại các ngân hàng…
Người sử dụng tin và mối quan hệ với CIC:
Người sử dụng tin chủ yếu là các ngân hàng: Các ngân hàng vừa là nguồn cũng cấp
thông tin quan trọng, vừa là người sử dụng thông tin của CIC nên cần thiết lập mối quan hệ thành viên bắt buộc. Ngân hàng nhà nước cần quy định tất cả các ngân hàng thương mại phải là thành viên CIC, coi đây là yếu tố trách nhiệm, bắt buộc khi đăng kí hoạt động dưới tư cách một tổ chức tín dụng.
Người sử dụng thông tin là doanh nghiệp Việt Nam: Không nên để doanh nghiệp thành viên CIC như trước, mà chỉ là khách hàng mua tin, quan hệ bạn hàng, chỉ được tra cứu những thông tin nhất định và phải trả phí sử dụng thông tin.
Các cơ quan nhà nước quản lý doanh nghiệp: là đối tượng phục vụ đặc biệt quan hệ
thông tin theo quy định của pháp luật. Các cơ quan này vừa là nguồn cung cấp, vừa là người sử dụng thông tin, nên quan hệ trên cơ sở trao đổi thông tin giữa các cơ quan chính phủ.
Các cơ quan thông tin trong và ngoài nước: là khách hàng mua tin, quan hệ bạn hàng,
có thể mối quan hệ hai chiều trên cơ sở thỏa thuận hoặc kí hợp đồng (cam kết) trao đổi thông tin hai chiều với trung tâm CIC.
Thu thập thông tin:
Nguồn thu thập thông tin: Trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm về việc thu thập thông tin
GVHD: Trương Minh Tuấn Page 47 tin tới các cơ quan có thể khai thác được thông tin theo quy định của pháp luật trên cơ sở quan hệ hai chiều, chú trọng nguồn thông tin từ thông tin đại chúng.
Đồng thời mở rộng nguồn thu thập thông tin nước ngoài, cần tiếp cận được với một
số cơ quan thông tin tín dụng lớn, đặc biệt cần tham gia thành viên và trao đổi thông tin với diễn đàn thông tin tín dụng ASEAN, Hiệp hội thông tin tín dụng châu Á, các cơ quan xếp hạn tín dụng trong khu vực.
Phương pháp thu thập thông tin: Trước đây, định hướng chủ yếu của trung tâm CIC là
thu thập thông tin thông qua tổ chức tín dụng. Để đáp ứng yêu cầu của việc đổi mới phương pháp thu thập thông tin, từ một số phương pháp thu thập thông tin của nước ngoài, đồng thời từ kinh nghiệm thực tiễn, có thêm đề xuất từ một số phương pháp thu thập thông tin đối với hệ thống thông tin tín dụng:
Phương pháp thu tin qua mạng máy tính nối với các ngân hàng.
Phương pháp thu tin từ các biểu báo cáo.
Thu tin qua đường công văn từ các cơ quan nhà nước quản lý doanh nghiệp trên
cơ sở quan hệ giữa các ngân hàng và các bộ, ban ngành hữu quan.
Phương pháp thu thập thông tin trực tiếp từ doanh nghiệp: CIC trực tiếp gặp gỡ để
phỏng vấn lãnh đạo doanh nghiệp hoặc có thể liên lạc qua điện thoại, fax để chuyển đến doanh nghiệp một mẫu thu thập thông tin và đề nghị doanh nghiệp gửi về CIC các thông tin dưới dạng văn bản.
Phương pháp thu thập thông tin từ các cơ quan thông tin báo chí: đây là phương
pháp đơn giản nhưng rất hữu hiệu, thông tin có nguồn gốc xác thực, đa dạng phong phú.
Nội dung thu thập thông tin: Theo đề xuất mới về việc mở rộng nguồn thu thập thông
tin thì nội dung thu thập thông tin phải phong phú đa dạng hơn. Một số điểm cần chú trọng trong nội dung thu thập thông tin về doanh nghiệp như sau: Về loại hình sở hữu của doanh nghiệp, tình hình tài chính của doanh nghiệp, người điều hành doanh nghiệp, cách thức quản lý của doanh nghiệp, ngành hoạt động của doanh nghiệp, vị
GVHD: Trương Minh Tuấn Page 48 trí doanh nghiệp trên thị trường, sản phẩm của doanh nghiệp, tình hình tài sản thế chấp của doanh nghiệp, mối quan hệ của doanh nghiệp với doanh nghiệp khác.
Phạm vi thu thập thông tin: Đối với doanh nghiệp, phạm vi thu thập thông tin là toàn
bộ doanh nghiệp của Việt Nam, hợp tác xã…
Về cá nhân kinh doanh, phạm vi thu thập thông tin là về các cá nhân kinh doanh mức
dư nợ hơn 100 triệu đồng tại một ngân hàng.
Giải pháp đối với khâu xử lý thông tin:
Phân tích chất lượng tín dụng: Tại trung tâm CIC, việc phân tích chất lượng hoạt động tín dụng nên tiến hành theo các tiêu thức khác nhau:
Một là phân loại nợ theo tổng dư nợ tiền Việt Nam và ngoại tệ của toàn hệ thống
ngân hàng đối với nền kinh tế, trong đó phân loại dư nợ thành 4 nhóm theo chế độ hiện hành .
Hai là phân loại dư nợ theo các tiêu thức trên đối với từng tổ chức tín dụng.
Ba là phân loại dư nợ theo các tiêu thức trên đối với từng tỉnh, thành phố.
Bốn là phân loại dư nợ theo các tiêu thức trên đối với các ngành kinh tế, thành phần kinh tế.
Năm là phân loại dư nợ theo từng thời hạn nợ: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và nợ
khác trong toàn hệ thống, từng ngân hàng và theo lãnh thổ, ngành kinh tế, thành phần kinh tế.
Phân tích, xếp loại doanh nghiệp: Đối với thông tin tín dụng Việt Nam thì việc phân
tích, xếp loại doanh nghiệp trước hết phải vì mục đích phục vụ cho hoạt động tín dụng. Vì vậy đối với trung tâm CIC, phương án xếp loại doanh nghiệp có quan hệ tại các tổ chức tín dụng như sau: Việc đánh giá, xếp loại một doanh nghiệp, sẽ được dựa vào bốn nhóm tiêu thức: Quy mô doanh nghiệp, khả năng thanh toán, quan hệ tín dụng, hiệu quả sản xuất kinh doanh.
GVHD: Trương Minh Tuấn Page 49
Cung cấp thông tin ra:
Về thông tin doanh nghiệp trong nước:
Thứ nhất hiện nay đang có 8 biểu thông tin về doanh nghiệp, như vậy tương đối
rườm rà, có thể ghép thành 4 biểu như sau: Thông tin về hồ sơ pháp lý doanh nghiệp, thông tin về tình hình phi tài chính và thông tin về quan hệ tín dụng.
Thứ hai là thông tin về cá nhân kinh doanh có quan hệ tín dụng.
Thứ ba nên phát hành định kì hàng tháng bản tin CIC để đảm bảo thông tin cập
nhật và nội dung cải tiến.
Về phạm vi cung cấp thông tin ra: Được phép cung cấp công khai các thông tin về doanh nghiệp, đối với các thông tin mật chỉ được cung cấp số tương đối.
Áp dụng kỹ thuật tin học:
Chương trình phần mềm CIC phải được xây dựng để đảm bảo một số yêu cầu: thích
hợp công nghệ mới tiên tiến, thuận tiện trong việc truyền tin và phù hợp với các thiết bị hiện có tại Việt Nam, có khả năng bảo mật cao…
Phí thông tin:
Các thành viên trong hệ thống phải đóng phí thông tin. Còn đối với các khách hàng
phải trả phí từng lần theo giá thị trường.
Kiểm tra, giám sát vốn vay của các ngân hàng:
Kiểm tra, giám sát vốn vay của khách hàng phải đảm bảo được mức độ tín nhiệm của khách hàng vay vốn. Có nhiều cách đánh giá, nhưng cách đánh giá chung nhất là cán bộ tín dụng phải thu thập thông tin về khách hàng và đánh giá xem khách hàng là người vay tốt đến mức nào và dự báo khách hàng đó có thể có khó khăn khi thanh toán món tiền vay hay không bằng cách giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng để biết họ có tuân theo những quy định trong hợp đồng tín dụng hay không nhằm ngăn ngừa rủi ro có thể xảy đến với các ngân hàng cho vay.
Nếu khách hàng vay tiền đã có tài khoản tiền gửi hoặc tiền vay qua một thời gian dài, cán bộ tín dụng có thể nhìn vào hoạt động quá khứ đối với các tài khoản đó sẽ biết được nhiều thông tin về khách hàng đó. Số dư tài khoản tiền gửi tại ngân hàng cho biết hoạt động
GVHD: Trương Minh Tuấn Page 50 của khách hàng tiềm tàng đến mức nào và vào lúc nào trong năm, người đó rất cần tiền mặt. Việc xem lại những tấm sec mà khách hàng vay viết cho biết những người nào đã cung cấp cho khách hàng này.
Quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng như vậy sẽ làm lợi cho cả 2 bên. Ngân hàng