DOANH NGHIỆP CHIẾU CÓI HOÀNG LONG.
1. Xây dựng bộ phận Marketing cho doanh nghiệp .
Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế như hiện nay, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm đến công tác Marketing . Với doanh nghiệp chiếu cói Hoàng Long thì công tác này có ý nghĩa quan trọng vì thị trường chính của doanh nghiệp chủ yếu là thị trường nước ngoài .
Từ ngày hoạt động kinh doanh cho đến nay doanh nghiệp đã có được những khác hàng quen thuộc. Nhưng khách hàng đến với doanh nghiệp do họ nắm được tại vùng Nga Sơn có nguồn nguyên liệu cói chứ không phải do doanh nghiệp tìm đến với khách hàng . Do nguồn nguyên liệu cói rồi rào, ngoài việc xuất đi với sản lượng khá lớn hàng năm . Vẫn còn dư thừa rất nhiều nguyên liệu lên doanh nghiệp phải tìm khách hàng để phần dư thừa
này được xuất đi, đây cũng là mong muốn của nhân dân trong vùng những người cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp. Để tìm được khách hàng mới doanh nghiệp phải tổ chức quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần phải tham gia các hội chợ triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ tại các trung tâm kinh tế lớn trong nước, mở văn phòng giao dịch ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số thị trường nước ngoài , hiện nay với sự phát triển của công nghệ thông tin doanh nghiệp có thể mở trang Web riêng để khách hàng dễ dàng tìm hiểu về doanh nghiệp …Nếu những công tác này được thực hiện tốt thì trong tương lai gần doanh nghiệp sẽ có thêm nhiều khách hàng mới ở nhiều thị trường khác. 1.1. Tìm hiểu ngiên cứu phát triển thị trường mới.
Trong thời gian qua doanh nghiệp chỉ khai thác tích cực được những thị trường và khách hàng truyền thống: Đặc biệt chỉ chú trọng đến thị trường trong nước đây là một thiếu sót cần được bù đắp.
Doanh Nghiệp phải tiến hành nghiên cứu thị trường , cần nắm đựơc các đặc tính của thị trường nên doanh nghiệp phải tập chung vào các vấn đề sau .
- Tìm kiếm những thị trường mới có nhu cầu.
- Hoạch định các chiến lược thâm nhập vào thị trường đó . 1.2. Đẩy mạnh thâm nhập thị trường:
Chiến lược thâm nhập vào thị trường nước ngoài phải xem như một kế hoạch toàn diện. Nó đặt ra cho doanh nghiệp những mục tiêu, biện pháp, chính sách để doanh nghiệp hoạt động kinh doanh. Hiện nay doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường, muốn thâm nhập vào thị trường nước ngoài thì phải nghiên cứu thị trường và đặt mối quan hệ với khách hàng ở thị trường đó .
1.3. .Xây dựng chính sách giá cả hợp lý.
- Việc xây dựng chính sách giá cả hợp lý nhằm tăng cường khả năng tiêu thụ sản phẩm tuy nhiên phải chú ý đến việc tăng lợi nhuận và chiếm lĩnh thị trường .
1.4. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh. 2. Nâng cao năng lực cạnh tranh.
2.1Chú trọng vào chất lượng sản phẩm.
Chất lượng sản phẩm là một yếu tố quan trọng góp phần xây dựng uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, doanh nghiệp cần phải chú ý đến chất lượng của sản phẩm.
- Kiểm tra kỹ các công đoạn của quy trình sả xuất. - Bỏ hàng lỗi, hỏng ,sai sót .
- Xử lý nguyên liệu trước và sau khi sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng .
2.2. Đa dạng hoá sản phẩm.chiến lược mặt hàng được coi là hiệu quả nhất đối với hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh đó là da dạng hoá mặt hàng tren cơ sở tập trung vào một số mặt mũi nhọn nhằm phát huy mọi lợi thế như giá cả, chất lượng, mẫu mã.
3. Đầu tư trang thiết bị công nghệ.
Đầu tư trang thiết bị công nghệ để xuất ra những sản phẩm cụ thể nhằm giảm bớt việc xuất khẩu sản phẩm thô và sơ chế. Tăng xuất khẩu các sản phẩm tinh chế, đây là một giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp vì hiện nay doanh nghiệp chưa có một sản phẩm nào mang thương hiệu của mình.Hiện nay trong vùng đã có hai doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh giống với hoạt động của doanh nghiệp nhưng quy mô nhỏ hơn và dự báo trong vài năm tới sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp mới ở trong vùng và các vùng khác nên doanh nghiệp phải có chiến lược đi trước một bước.
4. Các vấn đề còn tồn tại trong doanh nghiệp. 4.1. Hoàn thiện công tác quản lý.
Hiện nay công tác quản lý trong doanh nghiệp vẫn còn là một vấn đề lớn đối với doanh nghiệp. Trong tương lai gần doanh nghiệp phải cố gắng hoàn thiện hơn bộ máy quản lý để thích ứng với quy mô sản xuất lớn hơn.
Con người là yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp, vì vậy để phát huy hiệu quả hoạt động của nguồn nhân lực doanh nghiệp cần chú ý hơn tới việc khuyến khích người lao động.
5. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
5.1. Khai thác nguồn vốn trong và ngoài doanh nghiệp.
Với đặc điểm hoạt động kinh doanh xuất khẩu, doanh nghiệp luôn cần một lượng vốn rất lớn. Công tác huy động vốn hiện tại đang được áp dụng vay ngắn hạn ngân hàng, sử dụng nguồn vốn nội bộ và các khoản vốn có thể chiếm dụng tạm thời. Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất khẩu doanh nghiệp cần có các biện pháp huy động vốn từ các nguồn liên doanh, liên kết nhằm giảm thiểu lãi xuất vay ngân hàng.
5.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
Doanh nghiệp cần giải quyết tốt công tác thu hồi nợ đọng, hạn chế thấp nhất hàng tồn kho. Tập chung vào hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tiết kiệm các khoản chi tiêu không hợp lý tạo vốn kinh doanh. Trong công tác kế toán cần củng cố tăng cường nâng cao trách nhiệm của phòng kế toán, cần tổ chức theo dõi tình hình hướng biến động về tỷ giá hối đoái trên thị trường taị từng thời điểm đưa ra các giả pháp thực hịên có hiệu quả các nguồn vốn trong các phương án sản xuất và kinh doanh, đề xuất kịp thời các cơ chế quản lý tài chính phù hợp với điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp .
6. Đẩy mạnh công tác tiếp thị .
Cần đẩy mạnh công tác tiếp thị quảng cáo thông qua các phương tiện hiện đại, đặc biệt trong thời buổi hiện nay hệ thống thương mại điện tử đang rất phát triển và là một hình thức được nhiều nước trên thế giới áp dụng.
7. Một số biện pháp cụ thể khác.
-Tìm lại thị trường Nga: trong thời kỳ bao cấp sản phẩm cói được xuất chủ yếu sang thị trường Liên Xô cũ, từ khi chế độ XHCN ở Liên Xô sụp đổ thì các sản phẩm cói không xuất
được sang thị trường này nữa. Nếu doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường thì có thể tìm lại thị trường này, doanh nghiệp phải chủ động tìm lại khách hàng cũ.
- Thay thế hình thức xuất khẩu trực tiếp: Hiện nay đối với khách hàng ở thị trường Đông Âu doanh nghiệp chủ yếu xuất khẩu qua trung gian (Công ty xuất nhập khẩu Nam Hà Nội- HAPNOXIMEX), được xuất qua trung gian doanh nghiệp phải chi hoa hồng cho phía trung gian nên sẽ giảm hiệu quả xuất khẩu nên doanh nghiệp phải thay thế hình thức xuất khẩu gián tiếp bằng hình thức xuất khẩu trực tiếp.
- Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp trong vùng để không bị khách hàng ép giá. III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC.
1. Môi trường kinh tế, chính trị, pháp luật.
Nhà nước cần tạo sự ổn định trong môi trường này nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp . Nền kinh tế chính trị ổn định đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc khuyến khích đầu tư nước ngoài .
2. Có chính sách ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các sản phẩm truyền thống :
Việc đầu tư vào các sản phẩm truyền thống ở các làng nghề truyền thống sẽ tạo điều kiện duy trì và phát triển, các sản phẩm này, tạo công ăn việc làm cho phần lớn lao động ở nông thôn.
MỤC LỤC
http://luanvanpro.com/ và http://tailieupro.vn/ là website chia sẻ miễn phí luận văn, đồ án, báo cáo tốt nghiệp, đề thi, giáo án…..nhằm phục vụ học tập và nghiên cứu cho tất cả mọi người. Nhưng số lượng tài liệu còn rất nhiều hạn chế, rất mong có sự đóng góp của quý khách để kho tài liệu chia sẻ thêm phong phú, mọi sự đóng góp tài liệu xin quý khách gửi về luanvanpro.com@gmail.com...1 LỜI NÓI ĐẦU...2 CHƯƠNG I 3
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG3 XUẤT KHẨU TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG3 I. HIỂU BIẾT CHUNG VỀ KINH DOANH XUẤT KHẨU...4 II. NỘI DUNG CỦA KINH DOANH XUẤT KHẨU...8 Doanh lợi = Lợi nhuận / ςốn...11 III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
XUẤT KHẨU...12IV. VẤN ĐỀ KINH DOANH VÀ XUẤT KHẨU HÀNG CÓI Ở VIỆT NAM IV. VẤN ĐỀ KINH DOANH VÀ XUẤT KHẨU HÀNG CÓI Ở VIỆT NAM
14CHƯƠNG II16 CHƯƠNG II16
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH...16XUẤT KHẨUCỦA DOANH NGHIỆP CHIẾU CÓI HOÀNG LONG16 XUẤT KHẨUCỦA DOANH NGHIỆP CHIẾU CÓI HOÀNG LONG16