Chương III: đánh giá tác động của đầu tư đến tăng trưởng và phát triển

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư đến tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội đà nẵng (Trang 38 - 40)

II. tác động của đầu tư đến tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hộ

Chương III: đánh giá tác động của đầu tư đến tăng trưởng và phát triển

và phát triển

1. thành tựu

• đầu tư tạo nguồn vốn để đào tạo nhân lực

• đầu tư cải thiện điều kiện làm việc

• đầu tư phát triển giúp cho người lao động có cơ hội nâng cao trình độ

• đầu tư vào du lịch sinh thái có thể cải thiện cảnh quan và chất lượng môi trường

• đầu tư khai thác và sử dụng tài nguyên hợp lý giúp giữ cân bằng sinh thái

• tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp

• góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của

người dân

• góp phần nâng cao trình độ công nghệ

• thúc đẩy quá trình nghiên cứu chế tạo công nghệ mới

• quá trình chuyển giao công nghệ diễn ra mạnh mẽ

2. hạn chế

• trình độ quản lý công nghệ còn hạn chế

• nguy cơ trở thành bãi rác công nghiệp của các nước phát triển

• rác thải công nghiệp gây ô nhiễm môi trường

• các vấn đề giải quyết công ăn việc làm cho công nhân trong thời

lỳ hậu dự án

• các tệ nạn xã hội nảy sinh..

• nguồn nhân lực bị phân hóa theo từng ngành, lĩnh vực

3. Giải pháp

Một là, nâng cao quy mô, chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế, tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại

Phát triển kinh tế bền vững, vừa mở rộng quy mô, vừa đảm bảo chất lượng, hiệu quả; vừa nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng “dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp”. Đặc biệt, phải phấn đấu sớm trở thành một trong bốn trung tâm thương mại - dịch vụ lớn, vừa là trung tâm giao thương trong nước, vừa là cửa ngõ giao thương với nước ngoài như dự thảo Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã nêu. Ưu tiên phát triển và hiện đại hóa các ngành dịch vụ, nhất là dịch vụ du lịch, thương mại, tài chính, ngân hàng và các dịch vụ có giá trị gia tăng cao như: viễn thông, vận tải, cảng biển, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, đào tạo, khoa học, công

nghệ. Phấn đấu để khu vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng 17 - 18%/năm, cao hơn tốc độ tăng GDP và tốc độ tăng trưởng của các ngành sản xuất sản phẩm vật chất; kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 16 - 17%/năm.

Tăng hàm lượng khoa học công nghệ trong sản phẩm công nghiệp; tập trung phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp công nghệ thông tin; chú trọng phát triển công nghiệp phụ trợ. Phấn đấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 12 - 13%/năm, trong đó công nghiệp tăng 11,5 - 12,5%/năm. Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững. Xây dựng nông thôn mới theo hướng vừa văn minh, giàu đẹp vừa gìn giữ được giá trị truyền thống. Phấn đấu giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 3 - 4%/năm. Phát triển kinh tế biển, nhất là đẩy mạnh khai thác hải sản xa bờ gắn với bảo vệ tài nguyên biển và giữ vững chủ quyền vùng biển quốc gia.

Hai là, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và quản lý đô thị, tạo bước đột phá về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ và hiện đại, quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên

Triển khai thực hiện và quản lý chặt chẽ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2020. Tiếp tục mở rộng không gian đô thị theo tinh thần Nghị quyết 33-NQ/TW của Bộ Chính trị. Rà soát, bổ sung quy hoạch định hướng phát triển không gian thành phố đến 2025, đặc biệt là quy hoạch phát triển giao thông vận tải. Chú trọng tổ chức không gian đô thị phù hợp, hài hòa với thiên nhiên và đảm bảo phát triển bền vững.

Đầu tư tập trung, hoàn thành đúng tiến độ những công trình kết cấu hạ tầng then chốt như: cầu Rồng, cầu Nguyễn Văn Trỗi mới, Nhà ga sân bay quốc tế, Cảng Tiên Sa (giai đoạn 2), Cảng Liên Chiểu (giai đoạn 1), Nhà ga xe lửa mới, đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, đường Hồ Chí Minh (đoạn Nam Đông - Túy Loan), tuyến Hành lang Kinh tế Đông-Tây từ Cảng Đà Nẵng đến cửa khẩu Nam Giang, các tỉnh lộ ĐT 601, ĐT 604 và các đường vành đai khác; các khu đô thị mới Tây Bắc, Đa Phước, Nam Cẩm Lệ; khu đô thị sinh thái Hòa Xuân gắn với khu liên hợp thể thao; quần thể du lịch sinh thái Sơn Trà, Bà Nà - Suối Mơ, Trung tâm hành chính thành phố, dự án khu phức hợp thương mại - dịch vụ cao tầng tại địa điểm sân vận động Chi Lăng hiện nay.

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống giao thông đô thị theo hướng hiện đại, kiên quyết không để xảy ra ùn tắc giao thông, giải quyết cơ bản vấn đề ngập úng cục bộ. Hoàn thành xây dựng Nhà máy Cấp nước Hòa Liên, phấn đấu 100% dân số nội thành và 95% dân số nông thôn được cấp nước sạch. Nâng cấp hoàn chỉnh hệ thống thu gom, xử lý chất thải; phấn đấu tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn đạt 100%. Ưu tiên phát triển giao thông công cộng, giảm dần phương tiện giao thông cá nhân trong nội thành; nghiên cứu, thiết kế xây dựng hệ thống tàu điện ngầm, bãi đổ xe ngầm; đẩy nhanh hiện đại hóa hạ tầng viễn thông và ngầm hóa đường dây điện, điện thoại, cáp viễn thông, truyền hình tại khu vực trung tâm thành phố.

Phát triển vận tải hành khách công cộng, hệ thống trạm dừng nghỉ, bến xe, nhà ga, hệ thống điều khiển giao thông theo quy hoạch. Tạo bước chuyển đáng kể trong thực hiện Đề án xây dựng “thành phố môi trường”. Phấn đấu đến năm 2015, hầu hết cơ sở sản xuất, kinh doanh mới áp dụng công nghệ sạch, 85% cơ sở hiện có đạt các tiêu chuẩn cơ bản về môi trường; các khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Đẩy mạnh việc trồng cây xanh, phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 50%.

Ba là, thực hiện đồng bộ cơ chế, chính sách để thu hút đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển; đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, hợp tác và liên kết khu vực

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, phấn đấu duy trì vị trí dẫn đầu cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại. Thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; áp dụng các hình thức đầu tư đa dạng, hấp dẫn để huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực; phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực cho đầu tư phát triển. Thu hút đầu tư có chọn lọc, khuyến khích đầu tư vào các ngành dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao, thân thiện với môi trường. Đẩy mạnh hợp tác, liên kết phát triển với các địa phương trong khu vực, trong nước và quốc tế. Đặc biệt là có chính sách hợp tác, hỗ trợ thiết thực đối với tỉnh Quảng Nam anh em và các tỉnh Nam Lào. Phát triển đa dạng các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp phù hợp với quy định của pháp luật. Có chính sách hỗ trợ hợp lý đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các trang trại, hộ sản xuất kinh doanh. Phát triển đồng bộ các loại thị trường; tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế.

Bốn là, phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa và xã hội gắn liền với nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân

Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, nhất là chất lượng giáo dục toàn diện; rút ngắn khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa nội và ngoại thành. Xây dựng Trường chuyên Lê Quý Đôn trở thành trường trung học phổ thông chuyên chất lượng cao trọng điểm quốc gia. Đề nghị Trung ương đầu tư, sớm hoàn thành xây dựng Làng Đại học Đà Nẵng theo quy hoạch. Xúc tiến mạnh mẽ việc thành lập trường đại học công lập chuẩn quốc tế. Phấn đấu xây dựng Đại học Đà Nẵng xứng đáng là đại học trọng điểm vùng, cùng với Học viện Chính trị - Hành chính khu vực III và các trường đại học, cao đẳng khác trên địa bàn đưa Đà Nẵng trở thành trung tâm đào tạo quy mô lớn, chất lượng cao của khu vực. Phát triển và nâng cao hiệu quả của khoa học, công nghệ, làm động lực đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức.

Tạo sự chuyển biến rõ nét trong giữ gìn, đầu tư và phát triển văn hóa. Xây dựng các thiết chế văn hóa trọng điểm như hệ thống bảo tàng, rạp xiếc, thư viện tổng hợp, nhà hát lớn, trung tâm văn hóa; đầu tư xây dựng và sử dụng hiệu quả các thiết chế văn hóa ở cơ sở. Thúc đẩy sáng tạo văn học nghệ thuật với những tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật xứng tầm. Phát huy vai trò của đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ. Nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan truyền thông.

Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch. Tập trung đầu tư xây dựng công viên văn hóa Ngũ Hành Sơn gắn với nâng tầm tổ chức Lễ hội Quán Thế Âm, triển khai cuộc thi điêu khắc đá quốc tế và nâng cao tính chuyên nghiệp trong tổ chức cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế hàng năm, từng bước xây dựng thương hiệu “thành phố sự kiện”. Hoàn thành dứt điểm các dự án du lịch ven biển, xúc tiến đầu tư khu phức hợp du lịch quốc tế Làng Vân. Hoàn thành xây dựng nhà thi đấu phục vụ Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc lần thứ VI, tiến hành xây dựng mới sân vận động Chi Lăng.

Tiếp tục đẩy mạnh các Chương trình “thành phố 5 không”, “thành phố 3 có” gắn với thực thi các chính sách đảm bảo an sinh xã hội hiệu quả, kịp thời. Thực hiện tốt công tác “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm sóc người có công với nước, chăm lo con em gia đình chính sách; các chương trình, dự án giảm nghèo. Đẩy mạnh chương trình xây dựng nhà ở xã hội, hoàn thành 10.000 căn hộ chung cư dành cho người có thu nhập thấp. Đầu tư, phát triển mạng lưới dạy nghề theo quy hoạch. Phấn đấu đến năm 2015 thành phố có khoảng 60 cơ sở dạy nghề có quy mô vừa và lớn, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt khoảng 55%. Tiếp tục phát triển sự nghiệp y tế. Hoàn thành và đưa vào sử dụng Bệnh viện Ung thư, xây dựng mới bệnh viện chuẩn quốc tế. Thực hiện tốt chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình; kế hoạch hành động quốc gia về bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ. Nâng cao chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư đến tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội đà nẵng (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w