Công nhân kỹ thuật

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư đến tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội đà nẵng (Trang 33 - 38)

II. tác động của đầu tư đến tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hộ

4. Công nhân kỹ thuật

02,0002,00 02,00 02,00 02,00 01,00 01,00 01,00 01,00 01,00 01,00 01,00

Số liệu về số trường đại học, cao đẳng, trung học và công nhân kỹ thuật trên địa bàn thành phố. Số trường không tăng nhiều nhưng ở đây đã có sự đầu tư theo chiều sâu về chất lượng đào tạo. số giáo viên có trình độ cao được ưu tiên tuyển dụng. đầu tư phát triển làm cho các trường mở rộng được quy mô đào tạo, không những thế, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy cũng ngày một hiện đại hơn.

Theo kết quả tổng điều tra dân số (01/04/1999), trên địa bàn Đà Nẵng có 24.334 người có trình độ đại học và trên đại học (chiếm 2,9% tổng số cán bộ đại học và trên đại học của cả nước, bình quân 34 người/1000 dân), trong đó có 723 người (3,1%) có trình độ trên đại học. Trong số cán bộ có trình độ từ đại học trở lên: 37,1% - thuộc Thành phố quản lý, 62,9% - Trung ương quản lý; số ở độ tuổi 33

dưới 30 chiếm 26%, từ 31 - 40 tuổi: 34%, 41 - 55 tuổi: 30%, từ 56 - 60 tuổi: 3% và trên 60 tuổi: 7%.

5. đầu tư tác động đến tiến bộ khoa học công nghệ

Đảng bộ và Ủy Ban nhân dân tỉnh đã có những chính sách cụ thể để thúc đẩy sự tiến bộ của khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh. Sự đầu tư về chất lượng đội ngũ cán bộ và khuyến khích các đơn vị nghiên cứu triển khai công nghệ mới để đưa vào sản xuất. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 49 tổ chức khoa học và công nghệ của Trung ương và địa phương - tăng hơn 3 lần so với năm 1997. Trong đó, riêng Đại học Đà Nẵng có 10 Trung tâm; 30 tổ chức thuộc thành phố hoạt động trong các lĩnh vực đào tạo, dịch vụ công nghệ thông tin và hoạt động sự nghiệp phục vụ quản lý nhà nước. Cơ sở vật chất kỹ thuật của một số đơn vị khoa học và công nghệ từng bước được đầu tư hiện đại hoá, như Trung tâm công nghệ phần mềm, Trạm quan trắc môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường. Đại học Đà Nẵng đã xây dựng được một số phòng thí nghiệm có trình độ hiện đại ngang tầm khu vực và thế giới, như phòng thí nghiệm Động cơ - ô tô, phòng thí nghiệm Điện - Điện tử, phòng thí nghiệm Cơ điện tử.

Việc đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm thực sự được chú trọng từ năm 1997. Thiết bị công nghệ được đầu tư trong giai đoạn này khá lớn. Hệ số đổi mới thiết bị tăng đột biến, từ khoảng 3% giai đoạn 1987 - 1996, tăng lên trên 16%/năm giai đoạn 1997 - 2002. Tỷ trọng thiết bị hiện đại tăng từ 4% năm 1997, lên 38,7% năm 1997 - 1999 và 61,83% năm 2000 - 2002. Đa số thiết bị được đầu tư nhằm làm tăng năng lực công nghệ ở một số công đoạn quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm.

Thành phố đã hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia Chương trình sản phẩm chủ lực nhằm động viên đẩy mạnh sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động; hỗ trợ doanh nghiệp cải thiện năng lực quản lý và đổi mới công nghệ trong sản xuất. Nhiều dự án mới đi vào hoạt động hiệu quả như: Dự án dây chuyền tôn mạ kẽm,

tôn mạ màu, sản xuất lắp ráp động cơ siêu nhỏ Mabuchi, Nhà máy Điện tử Foster Đà Nẵng, Nhà máy Lắp ráp động cơ Diesel... Một số doanh nghiệp hình thành thương hiệu như: Công ty cao su Đà Nẵng (DRC), Cosevco, Hachiba, Danapha...

6. đầu tư tác động đến tiến bộ xã hội

Cùng với tiến trình đô thị hóa, sự tăng trưởng kinh tế trong những năm qua đã giúp cho đời sống vật chất và tinh thần của người dân Đà Nẵng không ngừng được cải thiện.

Mạng lưới giao thông, các dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng đô thị đã và đang được xây dựng, chỉnh trang giúp cho điều kiện sống ở thành phố trở nên thuận lợi hơn. Những khu dân cư được quy hoạch, những đường phố mới, công viên, bãi tập thể dục, siêu thị, trung tâm thương mại, nơi dạo chơi hóng mát của người dân,…đã làm thay đổi cơ bản diện mạo của thành phố. Các giá trị văn hóa, các loại hình nghệ thuật truyền thống thường xuyên được gìn giữ và phát huy. Nhiều thiết chế văn hoá, cơ sở giáo dục - đào tạo, y tế và các dịch vụ vui chơi giải trí như trung tâm hội nghị - triển lãm, nhà biểu diễn đa năng, trường học, bệnh viện, sân gôn…đạt chuẩn quốc tế đang được đầu tư xây dựng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân đồng thời đáp ứng nhu cầu của những nguời nước ngoài đang và sẽ đến đầu tư, làm việc và đi du lịch tại thành phố. Ngoài ra, giá cả sinh hoạt tại Đà Nẵng hiện chỉ ở mức trung bình so với cả nước.

Đà Nẵng là một trong những thành phố sạch, đẹp và an toàn nhất cả nước. Diện tích vườn hoa, thảm cỏ ở khu vực nội thị ngày càng tăng, hàng ngàn cây xanh được trồng mới. Rác thải được thu gom, xử lý tốt. Nhiều phong trào như “Vì một thành phố xanh, sạch, đẹp", "Xây dựng nếp sống văn minh đô thị", "Phòng chống tệ nạn xã hội", các chương trình “Thành phố năm không”, “Thành phố ba có”,vv…đã và đang được thực hiện, thu hút sự tham gia đông đảo của nhân dân.

Khác với những thành phố lớn ở Việt Nam, bên cạnh sự sôi động, tấp nập của một đô thị đang trên đà phát triển, cuộc sống ở Đà Nẵng luôn đem lại cảm giác thanh bình, dễ chịu và gần gũi với thiên nhiên. Đà Nẵng là một trong số rất ít những tỉnh/thành ở Việt Nam có sự kết hợp hài hòa giữa núi cao, rừng thẳm, biển dài, sông sâu. Sau giờ làm việc bạn có thể dễ dàng tìm được không gian để thư giãn bên bờ sông Hàn lộng gió hoặc trên những bãi biển tuyệt đẹp. Nếu quỹ thời gian rộng rãi hơn, bạn còn có dịp thưởng ngoạn và khám phá sự kỳ vĩ, bí ẩn và nên thơ của đèo Hải Vân, khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà, khu du lịch Bà Nà - Suối Mơ…Đặc biệt, người dân Đà Nẵng chân chất, mộc mạc, giản dị trong lời ăn tiếng nói nhưng dám nghĩ dám làm, lao động cần cù, ham học hỏi và rất mến khách luôn để lại ấn tượng sâu sắc cho những ai đã từng đến Đà Nẵng. Họ đang từng ngày, từng giờ nỗ lực lao động, học tập để có thể cống hiến tài năng, trí tuệ và sức lực của mình cho sự nghịêp xây dựng thành phố Đà Nẵng giàu, đẹp và hiện đại.

Đà Nẵng hôm nay là một thành phố có môi trường văn hoá lành mạnh, có nếp sống văn minh đô thị, trình độ dân trí được nâng cao, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Có thể nói, Đà Nẵng là một nơi thú vị để sống, làm việc, đầu tư và đi du lịch ở Việt Nam

7. đầu tư tác động đến môi trường

Đối với việc quản lý nước thải và chất lượng môi trường nước, trong năm nay, Đà Nẵng phấn đấu xây dựng một trạm quan trắc môi trường nước tự động khu vực sông Cầu Đỏ; nâng cấp cải tạo nhà máy nước Cầu Đỏ lên công suất

170.000 m3/ngày đêm, phấn đấu đến cuối năm tăng khả năng cấp nước của cả

thành phố đạt 210.000 m3/ngày đêm.

Đồng thời, nâng cấp 4 trạm xử lý nước thải đô thị hiện có, xây dựng trạm xử lý nước thải đô thị tại Hòa Xuân và hạ tầng thoát nước thải tại các quận Sơn Trà, Liên Chiểu, Cẩm Lệ; tiếp tục hoàn thiện hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt, phấn đấu không còn điểm ngập úng nghiêm trọng.Với mục tiêu tăng tỷ lệ

thu gom rác tại khu vực nông thôn lên 70%, tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt toàn thành phố đạt 95%, thành phố Đà Nẵng sẽ tiếp tục triển khai thực hiện đề án “Thu gom rác theo giờ” giai đoạn 2 ở 32 phường thuộc các quận nội thành và triển khai đề án này tại huyện Hòa Vang. Bên cạnh đó, tăng cường ứng dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp để nâng cao nhận thức cộng đồng, góp phần bảo vệ sức khỏe người dân, chất lượng môi trường đất.Nhằm nâng cao chất lượng môi trường không khí, các dự án trồng rừng ở Đà Nẵng sẽ được đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo độ che phủ của rừng lên 50,6% vào năm 2015; đồng thời tiếp tục triển khai công tác xã hội hóa cây xanh, tăng cường diện tích cây xanh các địa phương, trồng mới, chăm sóc, bảo vệ cây xanh đường phố, công sở, trường học, bệnh viện…, khuyến khích từng hộ gia đình trồng cây xanh, bồn hoa… Tổng kinh phí thực hiện đề án hơn 7 tỷ đồng, được triển khai trong năm 2013. Thành phố không ngừng triển khai các chương trình nhằm nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường, đồng thời đầu tư nhiều vào công nghệ xử lý rác thải đặc biệt là nước và khí thải công nghiệp. ngoài ra thành phố còn sử dụng công nghệ hiện đại vào bảo vệ môi trường nhờ đó mà hoạt động này đạt hiệu quả nhanh chóng rõ rệt như: năm 2011 Đà Nẵng đạt giải thưởng thành phố bền vững về môi trường ASEAN, toàn bộ nước thải sinh hoạt được thu gom và xử lý, trên 80% nước thải tại các khu công nghiệp được xử lý, tỷ lệ cây xanh đô thị đạt 6,02m2/ người. vấn đề khai thác khoáng sản phục vụ cho các dự án và tác động của các dự án đầu tư đến môi trường được kiểm soát chặt chẽ hơn. Thành phố khuyến khích tăng trưởng kinh tế với mục tiêu đi đến phát triển bền vững, không làm mất cân bằng môi trường sinh thái.

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư đến tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội đà nẵng (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w