1. 2.Ô nhiễm môi trường do khai thác đá
3.2. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường do khai thác đá lên một số chỉ tiêu sinh lí ở người dân
ở người dân quanh mỏ khai thác đá và công nhân mỏ khai thác đá tại xã Châu Hạnh và Châu Tiến, huyện Quỳ Châu.
Bảng 3.7. Một số chỉ tiêu tim mạch ở nam tuổi 10-50 ở xã Châu Hạnh, Châu Tiến và xã Châu Hội Chỉ Tiêu Tuổi P N N Tần số tim (nhịp/phút) 10-15 (1) 36 88.51 ± 6.53 35 77.62 ± 6.10 16-30 (2) 35 76.49 ± 5.82 40 72.72 ± 4.46 31-40 (3) 39 77.82 ± 6.44 45 73.18 ± 3.65 41-50 (4) 43 77.25 ± 6.25 38 72 ± 6.15 P1-2, 1-3,1-4, 2-3, 2-4, 3-4 <0.001,<0.001, <0.001,<0.05, >0.05,>0.05 <0.05,<0.05,<0.05, >0.05, >0.05,>0.05 HATT (mmHg) 10-15 (5) 36 108.52 ± 9.43 35 106.94± 5.32 16-30 (6) 35 121.46 ± 7.64 40 118.88± 6.89 31-40 (7) 39 122.84 ± 8.22 45 118.53± 7.90 41-50 (8) 43 123.65 ± 6.81 38 120.29± 7.12 P5-6, 5-7, 5-8, 6-7, 6-8, 7-8 <0.001,<0.001, <0.001, <0.05, <0.05,>0.05 <0.001,<0.001, <0.001,>0.05, <0.05, <0.05 HATTr (mmHg) 10-15 (9) 36 68.33 ± 6.12 35 65.08 ± 4.04 16-30 (10) 35 73.25 ± 6.55 40 72.2 ± 5.26 31-40(11) 39 74.81 ± 7.48 45 71.87 ± 6.22 41-50 (12) 43 75.23 ±6.94 38 72.37 ± 6.06 P9-10, 9-11, 9-12, 10-11, 10-12, 11-12 <0.05,<0.001, <0.001,<0.05, <0.05, >0.05 <0.001,<0.001, <0.001,>0.05, >0.05,>0.05 Nhận xét:
Qua bảng 3.7 nghiên cứu một số chỉ tiêu tim mạch ở nam Xã Châu Hạnh, Châu Tiến và nam xã Châu Hội chúng tôi nhận thấy:
- Tần số tim của nam xã Châu Hạnh và Châu Tiến khoảng tuổi 10-15 cao hơn khoảng tuổi 16-30, khoảng tuổi 31-40 và khoảng tuổi 41-50 với mức có ý nghĩa thống kê p<0.001. Tần số tim trong khoảng tuổi 16-30 thấp hơn trong khoảng tuổi 31-40 với mức ý nghĩa p<0.05 và thấp hơn khoảng tuổi 41-50 nhưng không có ý nghĩa thống kê p>0.05. Tần số tim trong khoảng tuổi 31-40 cao hơn so với khoảng tuổi 41-50 nhưng không có ý nghĩa thống kê p> 0.05.
- Ở nam xã Châu Hội tần số tim ở khoảng tuổi 10-15 cao hơn so với tần số tim ở các khoảng tuổi 16-30, 31-40, 41-50 có ý nghĩa thống kê với p<0.05. Tần số tim các khoảng tuồi từ 21-50 có sự khác nhau nhưng không đáng kể với p> 0.05.
- So sánh tần số tim của nam xã Châu Hạnh, Châu Tiến và nam xã Châu Hội chúng tôi nhận thấy tần số tim của nam xã Châu Hạnh, Châu Tiến ở các khoảng tuổi khác nhau đều cao hơn tần số tim của nam xã Châu Hội với mức khác biệt đặc biệt có ý nghĩa thống kê p<0.001.
- HATT của nam xã Châu Hạnh, Châu Tiến ở các khoảng tuổi khác nhau có sự khác nhau nhất ở khoảng tuổi 10-15 với các khoảng tuổi từ 16-50 với mức ý nghĩa cao p<0.001. Khoảng tuổi 16-30 có HATT thấp hơn ở khoảng tuổi 31-50 có ý nghĩa thống kê p<0.05. Khoảng tuổi 31-40 và 41-50 có HATT khác nhau nhưng không có ý nghĩa thống kê p>0.05.
HATT của nam xã Châu Hội ở các khoảng tuổi khác nhau có sự khác nhau nhất ở khoảng tuổi 10-15 với các khoảng tuổi từ 16-50 với mức ý nghĩa cao p<0.001. Khoảng tuổi 16-30 có HATT cao hơn ở khoảng tuồi 31-40 nhưng không có ý nghĩa thống kê p>0.05, thấp hơn khoảng tuổi 41-50 có ý nghĩa thống kê p<0.05. Khoảng tuổi 31-40 và 41-50 có HATT khác nhau có ý nghĩa thống kê p>0.05.
- So sánh HATT của nam xã Châu Hạnh và Châu Tiến cao hơn nam xã Châu Hội ở các tất cả các khoảng tuổi từ 10-50. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0.05.
- Chỉ số HATTr của nam xã Châu Hạnh và Châu Tiến ở khoảng tuổi 10-15 thấp hơn ở khoảng tuổi 21-30, khoảng tuổi 31-40 và khoảng tuổi 41-51. Cao nhất ở khoảng tuổi 41-50. Tất cả sự khác biệt đó đều có ý nghĩa thống kê với p<0.05; p<0.05; p<0.001. Chỉ số HATTr ở khoảng tuổi 16-30 thấp hơn các khoảng tuổi 31-50 có ý nghĩa thống kê p<0.05. Con HATTr ở khoảng tuổi 31-40 và 41-50 có sự khác nhau nhưng không có ý nghĩa thống kê p>0.05.
- Chỉ số HATTr của nam xã Châu Hội cũng khác nhau ở các khoảng tuổi khác nhau, cao nhất ở khoảng tuổi 41-50, và thấp nhất ở khoảng tuổi 10-15, HATTr ở khoảng tuổi 10-15 thấp hơn các khoảng tuổi 16-50 có ý nghĩa thống kê cao p<0.001. Các khoảng tuổi từ 16-50 sự khác nhau đó không có ý nghĩa thống kê p>0.05.
- HATTR của nam xã Châu Hạnh và Châu Tiến cao hơn xã Châu Hội ở tất cả các khoảng tuổi khác nhau , và sự khác biệt đó có ý nghĩa với p<0.05.
Bàn luận:
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi tần số tim của các nhóm tuổi của xã Châu Hạnh và Châu Tiến có sự thay đổi, nhóm 10-15 là 88,51mmHg cao nhất trong các nhóm tuổi, các nhóm tuổi từ 16-50 cũng có sự thay đổi khác nhau. Theo từng nhóm tuổi, tần số tim của cư dân xã Châu Hội ( khu vực không chịu ảnh hưởng của môi trường ô nhiễm do khai thác đá) thấp hơn so với tần số tim của cư dân xã Châu Hạnh và Châu Tiến (khu vực chịu ảnh hưởng của môi trường ô nhiễm do khai thác đá). Tất cả đều nằm trong giới hạn bình thường của người Việt Nam.
HATT của cư dân xã Châu Hạnh và Châu Tiến sống quanh khu vực khai thác đá tăng dần theo chiều tăng dần của khoảng tuổi, ở xã Châu Hội không chịu ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường khai thác đá, chiều hướng thay đổi của HATT cũng như vậy nhưng theo từng khoảng tuổi cũng vẫn thấp hơn so với xã Châu Hạnh và Châu Tiến. HATT của cư dân cả hai khu vực đều nằm trong giới hạn bình thường của người Việt Nam.
HATTr của cư dân xã Châu Hạnh và Châu Tiến sống quanh khu vực khai thác đá tăng dần theo chiều tăng dần của khoảng tuổi, ở xã Châu Hội không chịu ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường khai thác đá, chiều hướng thay đổi của HATTr không như
vậy nhưng theo từng khoảng tuổi cũng vẫn thấp hơn so với xã Châu Hạnh và Châu Tiến, mức sai khác đó thấp nhưng vẫn có ý nghĩa thống kê. HATTr của cư dân cả hai khu vực đều nằm trong giới hạn bình thường của người Việt Nam.
Bảng 3.8. Một số chỉ tiêu tim mạch ở nữ tuổi 10-50 ở xã Châu Hạnh, Châu Tiến và xã Châu Hội Chỉ Tiêu Tuổi P n n Tần số tim (nhịp/phút) 10 - 15 (1)16- 30 (2) 3235 81.49 ± 7.2293.25 ± 8.53 3535 89.32 ± 7.6677.63 ± 6.92 31 - 40 (3) 30 83.12 ± 8.14 32 78.47 ± 9.15 41 - 50 (4) 38 80.45 ± 7.63 40 78.42 ± 7.75 P1-2, 1-3, 1-4, 2-3, 2-4, 3-4 <0.001,<0.001,<0.001, <0.05, <0.05, <0.05 <0.001,<0.001,<0.001, >0.05, >0.05, >0.05 HATT (mmHg) 10 - 15 (5) 32 112.34 ± 10.14 35 111.44 ± 9.83 16 - 30 (6) 35 120.33 ± 8.87 35 118.68 ± 8.19 31 - 40 (7) 30 124.53 ± 8.62 32 121.53 ± 7.94 41 - 50 (8) 38 126.93 ± 7.82 40 120.29 ± 7.85 P5-6, 5-7, 58, 6-7, 6-8, 7-8 <0.001 <0.001,<0.001,<0.001, <0.01, <0.01, <0.05 HATTr (mmHg) 16 - 30 (10)10 - 15 (9) 3235 72.47 ± 8.7969.62 ± 9.13 3535 65.33 ± 8.4472.7 ± 10.21 31 - 40 (11) 30 73.15 ± 10.45 32 72.98 ± 9.57 41 - 50 (12) 38 73.51 ± 9.24 40 71.35 ± 8.21 P9-10, 9-11, 9-12, 10-11, 10-12, 11-12 <0.001,<0.001,<0.001, <0.05, <0.05, >0.05 <0.001 <0.001,<0.001, >0.05, <0.05, <0.05
Nhận xét:
Qua bảng 3.8 nghiên cứu một số chỉ tiêu tim mạch ở nữ Xã Châu Hạnh, Châu Tiến và nữ xã Châu Hội chúng tôi nhận thấy:
- Tần số tim của nữ xã Châu Hạnh và Châu Tiến khoảng tuổi 10-15 cao hơn khoảng tuổi 16-30, khoảng tuổi 31-40 và khoảng tuổi 41-50 với mức có ý nghĩa thống kê p<0.001. Tần số tim trong khoảng tuổi 16-30 thấp hơn trong khoảng tuổi 31-40,cao hơn khoảng tuổi 41-50 có ý nghĩa thống kê p<0.05. Tần số tim trong khoảng tuổi 31- 40cao hơn so với khoảng tuổi 41-50 có ý nghĩa thống kê p< 0.05.
- Ở nữ xã Châu Hội tần số tim ở khoảng tuổi 10-15 cao hơn so với tần số tim ở các khoảng tuổi 16-30, 31-40, 41-50 có ý nghĩa thống kê với p<0.001. Tần số tim các khoảng tuồi từ 21-50 có sự khác nhau nhưng không đáng kể với p> 0.05.
- So sánh tần số tim của nữ xã Châu Hạnh, Châu Tiến và nữ xã Châu Hội chúng tôi nhận thấy tần số tim của nam xã Châu Hạnh, Châu Tiến ở các khoảng tuổi khác nhau đều cao hơn tần số tim của nữ xã Châu Hội với mức khác biệt đặc biệt có ý nghĩa thống kê p<0.001.
- HATT của nữ xã Châu Hạnh, Châu Tiến ở các khoảng tuổi khác nhau có sự khác nhau ở các khoảng tuổi 10-15,16-30, 31-40, 41-50. Sự khác nhau đó có ý nghĩa thống kê cao p<0.001.
-HATT của nữ xã Châu Hội ở các khoảng tuổi khác nhau có sự khác nhau nhất ở khoảng tuổi 10-15 với các khoảng tuổi từ 16-50 với mức ý nghĩa cao p<0.001. Khoảng tuổi 16-30 có HATT thấp hơn ở khoảng tuồi 31-40 và khoảng tuổi 41-50, sự sai khác đó có ý nghĩa thống kê p<0.01. Khoảng tuổi 31-40 và 41-50 có HATT khác nhau có ý nghĩa thống kê p<0.05.
- So sánh HATT của nữ xã Châu Hạnh và Châu Tiến cao hơn nữ xã Châu Hội ở các tất cả các khoảng tuổi từ 10-50. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0.01.
- Chỉ số HATTr của nữ xã Châu Hạnh và Châu Tiến ở khoảng tuổi 10-15 thấp hơn ở khoảng tuổi 21-30, khoảng tuổi 31-40 và khoảng tuổi 41-50. Cao nhất ở khoảng tuổi 41-50. Tất cả sự khác biệt đó đều có ý nghĩa thống kê với p<0.001. Chỉ số HATTr ở khoảng tuổi 16-30 thấp hơn các khoảng tuổi 31-40 và khoảng tuổi 41-50, sự sai
khác đó có ỳ nghĩa thống kê p<0.05. Còn HATTr ở khoảng tuổi 31-40 khác với khoảng tuổi 41-50, sự sai khác đó có có ý nghĩa thống kê p<0.05.
- Chỉ số HATTr của nữ xã Châu Hội cũng khác nhau ở các khoảng tuổi khác nhau, cao nhất ở khoảng tuổi 41-50, và thấp nhất ở khoảng tuổi 10-15, HATTr ở khoảng tuổi 10-15 thấp hơn các khoảng tuổi 16-50 có ý nghĩa thống kê cao p<0.001. HATTr ở khoảng tuổi 16-30 thấp hơn khoảng tuổi 31-40 nhưng sự khác nhau đó không có ý nghĩa thống kê p>0.05. HATTr ở khoảng tuổi 41-50 thấp hơn khoảng tuổi 16-30 và 31-40, sự khác nhau đó có ý nghĩa thống kê p<0.05.
- HATTR của nữ xã Châu Hạnh và Châu Tiến cao hơn xã Châu Hội ở tất cả các khoảng tuổi khác nhau và sự khác biệt đó có ý nghĩa với p<0.01.
Bảng 3.9. Một số chỉ tiêu tim mạch của cư dân và công nhân mỏ tại xã Châu Hạnh, Châu Tiến và Châu Hội
Chỉ Tiêu P1-2, 1-3, 2-3 n=117 n=122 n=40 Tần số tim (nhịp/phút) 77.19 ± 6.39 72.67 ± 4.78 77.62 ± 4.06 <0.001,>0.05, <0.001 HATT (mmHg) 122.56 ± 7.56 119.19 ± 7.32 125.10 ± 7.00 <0.05,<0.05,<0.05 HATTr (mmHg) 74.43 ± 6.99 72.13 ± 5.13 76.70 ± 5.00 <0.05,<0.05,<0.01 Nhận xét:
-Tần Số Tim của cư dân xã Châu Hạnh và Châu Tiến cao hơn tần số tim của cư dân xã Châu Hội có ý nghĩa thống kê cao p<0.001, thấp hơn tần số tim của công nhân mỏ nhưng sự sai khác đó không có ý nghĩa thống kê p>0.05. Tần số tim của cư dân xã Châu Hội là thấp nhất, còn của công nhân mỏ là cao nhất, sự sai khác đó có ý nghĩa thống kê cao p<0.001.
-HATT của cư dân xã Châu Hạnh, Châu Tiến, Châu Hội và công nhân mỏ có sự khác nhau và đều có ý nghĩa thống kê p<0.05.
-HATTr của cư dân xã Châu Hạnh, Châu Tiến, Châu Hội và công nhân mỏ có sự khác nhau và đều có ý nghĩa thống kê p<0.05; p<0.05; p<0.01.
Biểu đồ 3.5. So sánh một số chỉ tiêu tim mạch của cư dân và công nhân mỏ xã Châu Hạnh, Châu Tiến và xã Châu Hội
-Tần số tim, HATT, HATTr đều tăng dần từ cư dân xã Châu Hội đến cư dân xã Châu Hạnh và Châu Tiến đến công nhân mỏ khai thác đá. Sự thay đổi đó theo hướng chịu tác động tăng dần của môi trường khai thác đá.
Bàn luận:
-Nhiều nghiên cứu cho thấy, tiếp xúc lâu ngày với tiếng ồn dẫn đến sự thay đổi chức năng của hệ thần kinh thực vật. Hệ giao cảm bị kích thích làm tăng nhịp tim, huyết áp, sức cản mạch máu ngoại vi. Nhận định này thấy rõ trong nghiên cứu của chúng tôi, khi tổ chức nghiên cứu ảnh hưởng của ô nhiễm tiếng ồn do khai thác đá lên một số chỉ tiêu tim mạch của người dân sống trên địa bàn nơi có độ ồn trung bình ngày của xã Châu Hạnh là 79,48 dBA, xã Châu Tiến là 78,88 dBA, đã gây nên một số thay đổi sinh lý tim mạch. Cụ thể, ở nam và nữ 16-50 hiện đang sinh sống tại xã Châu Hạnh (độ ồn 79,48 dBA) và xã Châu Tiến ( độ ồn 78,88 dBA) có TS tim, HATT và HATTr cao hơn nam và nữ cùng độ tuổi sống trên địa bàn có tiếng ồn thấp ( khoảng 62,6 dBA), sự khác biệt có ý nghĩa với p<0.001; HATT và HATTr cũng cao hơn với p<0.05.Công nhân là những người trực tiếp chịu ảnh hưởng của ô nhiễm tiếng ồn ở khu vực mỏ (trung bình từ 82,29 đến 111,90 dBA), TS tim, HATT, HATTr cũng tăng cao, cao hơn cư dân xã Châu Hạnh, Châu Tiến và xã Châu Hội, TS tim có sự sai khác so với xã Châu Hạnh và Châu Tiến không có ý nghĩa thống kê còn huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương thì có ý nghĩa thống kê. Theo nghiên cứu của Ying Ming Zhao [80] và ĐH Bắc Kinh đã nghiên cứu hậu quả của tiếng ồn đối với hơn 1000 công nhân dệt vải và thấy rằng sau 5 năm làm việc trong tiếng ồn, huyết áp của họ tăng lên đáng kể.
Nghiên cứu của Zhao Y, Zhang S, Selin S, Spear RCA (1991) [80], Lang T, Fouriaud C, Jacquinet MC (1992) [56] cho thấy, người thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn từ 85 dBA trở lên có huyết áp cao hơn so với những người có cùng yếu tố nguy cơ như chế độ dinh dưỡng nhưng không tiếp xúc với tiếng ồn. Các nghiên cứu của Melamed S, Krista-Boneh E, Froom P (1999), Barreto SM, Swerdlow AJ, smith PG , Higgins CD (1997), Lercher P Hortnagl J, Kofler WW (1993) cho thấy, tiếp xúc với tiếng ồn ảnh hưởng đến cả sức khỏe thể chất, tinh thần và xã hội. Các nghiên cứu này cũng chỉ ra tiếng ồn làm tăng huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương, và dự báo
nguy cơ tử vong tăng lên. Làm việc trong môi trường ồn ào có tỉ lệ tai nạn nghề nghiệp cũng cao hơn.
Green MS, Schwarzt K, Harari G, Najenson MD (1991) theo dõi huyết áp 24, giờ ở nhân viên nam tuổi 45-60 nhà máy công nghiệp đã cho thấy, ở nhóm nghiên cứu, huyết áp tâm thu cao hơn 3,2 mmHg và huyết áp tâm trương cao hơn 2,3 mmHg, tần số tim cao hơn tư 2-3 nhịp/phút so với nhóm công nhân làm việc trong môi trường yên tĩnh. Sự khác nhau có ý nghĩa với p<0.001, với sự khác nhau về độ ồn với p<0.001.Tỉ lệ công nhân bị các bệnh tim mạch điều trị và cấp cứu cũng cao hơn.
Các nghiên cứu cũng cho thấy, bằng chứng ảnh hưởng của tiếng ồn trên các yếu tố nguy cơ mạch vành chỉ ở HATT và TS tim, không ảnh hưởng đến HATTr, nhưng lại cho rằng tiếng ồn gây rối loạn trao đổi lipid máu, làm cholesterol toàn phần, triglycerides tổng số tăng lên [9], [14], [27].
Trong một nghiên cứu mô tả cắt ngang của Herbold M, Hense H-W, Keil U (1989) [47] trên 2.315 công nhân ở Luebeck, tuổi từ 30-69 có sự liên quan giữa huyết áp và tiếng ồn do xe cộ.huyết áp tâm thu trung bình tới 160mmHg và huyết áp tâm trương lên đến 95 mmHg, những người này thường xuyên phải dùng thuốc hạ huyết áp.
Cavatorta A., at al [41] khi nghiên cứu phản ứng của tuyến thượng thận trong sinh bệnh học của tăng huyết áp động mạch ở các công nhân tiếp xúc với tiếng ồn cao cho thấy, tiếp xúc với tiếng ồn có cường độ cao trong ngành công nghiệp có liên quan đến mức tăng noradrenaline và adrenaline trong máu. Khi tiếp xúc với tiếng ồn,