Thực trạng về sự ô nhiễm môi trường tại xã Châu Hạnh và Châu Tiến, huyện Quỳ Châu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của môi trường lên một số chỉ tiêu sinh lí và sức khỏe người tại khu vực mỏ đá ở huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An (Trang 47 - 60)

1. 2.Ô nhiễm môi trường do khai thác đá

3.1.Thực trạng về sự ô nhiễm môi trường tại xã Châu Hạnh và Châu Tiến, huyện Quỳ Châu

Quỳ Châu.

Tiếng ồn tại xã Châu Hạnh và Châu Tiến chủ yếu là tiếng ồn do khai thác đá như nổ mìn, khoan cắt đá, nghiền đá, xe vận tải vận chuyển đá và tiếng ồn do sinh hoạt. Khai thác đá, chế biến đá và xe vận chuyển đá chỉ diễn ra vào ban ngày, do vậy chúng tôi chỉ đo tiếng ồn từ 5h – 18h.

Bảng 3.1. Tiếng ồn (dBA) tại nơi khai thác đá, đường giao thông, xưởng nghiền đá ở xã Châu Hạnh và Châu Tiến.

Thời điểm Châu Hạnh Châu Tiến Châu Hạnh Châu Tiến Châu Hạnh Châu Tiến 5h-7h 84.33 80.67 79.33 76.33 102.33 102.00 7h-9h 125.33 125.00 84.00 81.00 103.00 103.00 9h-11h 124.67 122.33 83.67 84.33 103.50 104.50 11h-13 89.67 89.67 78.33 75.00 80.17 78.00 13h-15h 115.33 112.67 89.33 89.00 106.67 108.33 15h-17h 118.33 119.00 90.33 89.00 110.00 111.00 17h-19h 125.67 125.00 85.00 81.33 102.00 101.83 Trung bình 111.90 110.62 84.29 82.29 101.10 101.24

Từ kết quả bảng 3.1 cho thấy :

Giá trị tiếng ồn thu được ở xã Châu Hạnh tại nơi khai thác đá là 111,90 dBA; đường giao thông là 84,29 dBA; xưởng nghiền đá là 101,10 dBA và tiếng ồn thu được ở xã Châu Tiến tại nơi khai thác đá 110,62 dBA; đường giao thông 82,29 dBA; xưởng

nghiền đá 101,24 dBA. Tại khu vực này đều cao hơn TVCN 5949 – 1995 về tiếng ồn (75dBA).

Các động cơ, các thiết bị nghiền sàng đá, ô tô, máy xúc hoạt động trong khu vực trạm nghiền sàng đá, tại nơi khai thác đá đã gây ra mức ồn ào cao và thường xuyên trong các khu vực. Độ ồn tại từng khu vực của hai mỏ khai thác đá xã Châu Hạnh và Châu Tiến có sự sai khác nhau nhưng không đáng kể.

Giá trị tiếng ồn đo được ở mỏ khai thác đá xã Châu Hạnh thường dao động từ 78,33-125,67 dBA , ở mỏ đá xã Châu Tiến thường xuyên dao động trong khoảng 75- 125 dBA (Bảng 3.1)

Biểu đồ 3.1. So sánh độ ồn tại hai khu vực khai thác đá ở xã Châu Hạnh và xã Châu Tiến

Bàn luận:

Dựa vào biểu đồ 3.1. ta nhận thấy rằng: theo từng khoảng thời gian trong ngày, cường độ âm tại đường giao thông là thấp nhất sau đến xưởng nghiền và tại nơi khai thác đá là có cường độ âm lớn nhất, duy chỉ có khoảng thời từ 5h-7h là cường độ âm tại xưởng nghiền là cao hơn các khu vực khác. Sở dĩ có sự khác biệt đó là do khi đổ đá và máy nghiền hoạt động phát ra cường độ âm rất lớn còn ở khu vực khai thác thì máy

móc đang trong thời gian chuẩn bị để làm việc nên âm thanh phát ra thấp còn trên đường vận chuyển thì lượng xe vào vận chuyển còn ít nên cường độ âm cũng thấp hơn tại xưởng nghiền.

Cường độ âm tại các khu vực khác nhau của xã Châu Hạnh có xu hướng cao hơn các khu vực tương ứng của xã Châu Tiến, nhưng sự sai khác đó không đáng kể.

Cường độ âm theo từng khoảng thời gian trong ngày tại các khu vực khai thác đá, xưởng nghiền đá, đường giao thông thay đổi phụ thuộc vào cường độ hoạt động khai thác, vận chuyển và chế biến đá.

Bảng 3.2. Tiếng ồn (dBA) tại các thời điểm trong ngày ở khu vực dân cư xã Châu Hội,

xã Châu Hạnh và xã Châu Tiến.

Nhận xét: 5h-6h 50.67 54.00 51.00 6h-7h 59.67 75.33 68.33 7h-8h 63.00 81.33 81.00 8h-9h 66.33 84.67 86.67 9h-10h 67.00 84.33 87.33 10h-11h 72.33 90.33 85.33 11h-12h 59.33 80.33 85.67 12h-13h 51.00 59.67 58.33 13h-14h 63.67 73.00 70.00 14h-15h 65.00 83.00 80.33 15h-16h 64.00 84.33 85.67 16h-17h 65.00 83.67 86.67 17h-18h 66.67 86.67 86.67 18h-19h 62.67 92.00 91.33 Trung bình 62.60 79.48 78.88 TCVN 5949-1995 75

Qua bảng 3.2 cho thấy tiếng ồn tại khu vực dân cư của xã Châu Hạnh là 79.48 dBA, xã Châu Tiến 78.88 dBA đều cao hơn xã Châu Hội 62.60 dBA và cao hơn TCVN 5949 – 1995 (75dBA).

Bàn luận:

Nghiên cứu cho thấy rằng ô nhiễm tiếng ồn trong khu vực nghiên cứu chủ yếu là do nổ mìn, khoan, nghiền, bốc, dỡ hàng, máy móc và vận chuyển.

Tiếng ồn do khai thác đá đang đặt ra vấn đề nghiêm trọng, như các hoạt động này dẫn ra rất gần khu dân cư. Tại các vị trí dặt máy nghiền, sàng, mức độ ồn cao và thường xuyên lên đến khoảng 85-95 dBA. Mỗi khi nổ mìn sẽ gây tiếng ồn lớn, có thể vượt quá 110 dBA và ảnh hưởng trong phạm vi rộng nhưng không thường xuyên. Đặc biệt khi nâng công suất khai thác mỏ, tần suất xe vận tải tăng sẽ làm gia tăng tiếng ồn tại xưởng xúc bốc và dọc đường vận chuyển. Tại địa điểm các vùng dân cư phụ cận, mức độ ồn trong ngày dao động từ 57-85 dBA, độ ồn cao nhất vào thời gian nổ mìn đạt tới 93 dBA.

Theo TCVN 1995, mức độ ồn cho phép tối đa 75 dBA, độ ồn tại cộng đồng dân cư trong nghiên cứu của chúng tôi tại xã Châu Hạnh trung bình là 79,48 dBA, xã Châu Tiến trung bình là 78,88 dBA (bảng 3.2)

Như vậy nếu so sánh mức độ ồn tại xã Châu Hạnh và Châu Tiến huyện Quỳ Châu vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

Theo chúng tôi nguyên nhân do một số thời điểm trong ngày lượng xe cộ đặc biệt là xe ben lớn chở đá từ các mỏ đá làm cho độ ồn tăng lên đáng kể, giá trị trung bình và thường xuyên về tiếng ồn trên đường vận tải từ khu vực khai thác đá đi đến các nơi, xã Châu Hạnh là 73,33-90,33dBA và xã Châu Tiến là 76,33-89 dBA, quá mức cho phép theo TCVN(75dBA). Chính vì vậy mà độ ồn trung bình trong khu dân cư có mỏ khai thác đá tăng lên.

Mức ồn cao thường xuyên có tác động tới sức khỏe người lao động và nhân dân trong vùng với các biểu hiện như gây mệt mỏi, căng thẳng thần kinh, khó chịu thường xuyên đối với người lao động, gây mất tập trung đối với người qua đường nên tai nạn ô tô tăng cao nguyên nhân chính là các hoạt động của các phương tiện giao thông như

là các loại xe có trọng tải lớn vận hành với cường độ lớn và các loại xe không còn đủ tiêu chuẩn vận hành.

Hiện nay đồng thời với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, vấn đề tiếng ồn ngày càng trở nên nan giải, tiếng ồn đã vượt quá mức cho phép ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống hằng ngày của con người. Mức ồn giao thông ngày càng lớn, phản ánh mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường ngày càng cao, điều đó có nghĩa là chất lượng cuộc sống ngày càng giảm sút.một công trình nghiên cứu khoa học tai Mỹ cho thấy: Năng suất lao động của các viên chức trong tình trạng yên tĩnh cao hơn khi có tiếng ồn 9% và sai sót trong việc ghi chép tài liệu ít hơn 29%, còn khi làm việc ở các văn phòng có mức độ ồn 100 dBA con người sẽ phạm sai sót nhiều gấp 2 lần so với làm việc ở mức độ ồn 70 dBA.

Biểu đồ 3.2. So sánh tiếng ồn trong ngày của xã Châu Hội, Châu Hạnh và Châu Tiến

Nhận xét:

Qua biểu đồ 3.2. ta thấy rằng cường độ âm ở khu dân cư của xã Châu Hạnh và Châu Tiến cao hơn hẳn so với ở xã Châu Hội tất cả các thời điểm trong ngày, nguyên nhân là do cư dân của xã Châu Hạnh và Châu Tiến chịu ảnh hưởng của tiếng ồn của các mỏ khai thác đá và xe vận chuyển đá. Trong ngày, cường độ âm thấp nhất vào khoảng thời gian 5h-6h và 12h-13h và cao nhất vào khoảng thời gian 10h-11h và 18h- 19h. Khoảng 10h-11h có cường độ âm cao do các máy nghiền, máy khoan hoạt động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mạnh nhất, còn khoảng 18h-19h có cường độ âm cao do đây là khoảng thời gian nổ mìn phá đá.

Bảng 3.3. Hàm lượng bụi lơ lửng trong ngày tại khu dân cư xã Châu Hạnh, Châu Tiến, Châu Hội và tại mỏ khai thác đá xã Châu Hạnh và xã Châu Tiến

5h-6h 58.33 64.33 61.33 123.67 116.33 6h-7h 119.67 180.00 175.33 406.33 432.00 7h-8h 121.00 288.67 281.33 591.00 605.00 8h-9h 107.33 384.67 381.67 786.67 788.67 9h-10h 114.83 415.00 408.33 867.33 891.33 10h-11h 148.67 419.00 416.67 876.33 868.33 11h-12h 81.00 320.00 316.67 667.67 685.33 12h-13h 179.33 177.00 169.67 546.67 504.33 13h-14h 118.00 330.33 348.33 825.67 799.33 14h-15h 116.00 363.33 358.00 848.67 852.00 15h-16h 109.33 375.00 375.33 906.00 905.33 16h-17h 107.67 390.00 394.33 889.00 893.33 17h-18h 107.00 384.33 383.00 867.00 884.33 18h-19h 108.33 406.33 403.33 691.00 641.67 Trung bình 114.04 321.29 319.52 706.64 704.81 QCVN 05:2009/ BTNMT (TB1h) 300 Nhận xét:

Từ kết quả bảng 3.3 cho thấy hàm lượng bụi ở mỏ Châu Hạnh 706,64 (µg/m3), ở mỏ Châu Tiến 704,81 (µg/m3), cao hơn hàm lượng bụi ở xã Châu Hạnh 321,29 (µg/m3),

cao hơn hàm lượng bụi ở xã Châu Tiến 319,52 (µg/m3), cao hơn ở xã Châu Hội 114,04 (µg/m3) và cao hơn QCVN 05:2009BTNMT (300µg/m3).

Biểu đồ 3.3. Hàm lượng bụi lơ lửng tại khu vực mỏ và vùng dân cư các xã Châu Hội, Châu Hạnh, Châu Tiến

Nhận xét:

Dưa vào bảng 3.3 và biểu đồ 3.3 thấy rằng hàm lượng bụi thấp vào khoảng thời gian 5h-6h và 12h-13h, tăng cao vào khoảng 9h-11h và 15h-16h. Hàm lượng bụi tại mỏ khai thác đá xã Châu Hạnh và Châu Tiến cao hơn hẳn so với khu dân cư xã Châu Hạnh và Châu Tiến và đều cao hơn tại khu dân cư xã Châu Hội. Tại mỏ khai thác đá do hoạt động của các loại máy móc, phương tiện phục vụ cho hoạt động khai thác, chế biến và vận chuyển đá sinh ra bụi rất lớn nên hàm lượng bụi ở khu vực mỏ rất cao. Bụi sinh ra từ mỏ khai thác đá phát tán đến các khu dân cư xung quanh và hoạt động của xe vận tải làm cho hàm lượng bụi ở khu vực dân cư quanh mỏ khai thác đá cũng tăng lên. Còn xã Châu Hội không có mỏ khai thác đá nên hàm lượng bụi trong không khí tại khu dân cư thấp hơn nhiều so với khu dân cư quanh các mỏ khai thác đá và tại mỏ khai thác đá ở xã Châu Hạnh và Châu Tiến.

Bảng 3.4. Hàm lượng các khí ở khu dân cư xã Châu Hạnh,Châu Tiến, Châu Hội và mỏ đá xã Châu Hạnh, Châu Tiến

Địa điểm Đơn vị SO2 CO NO2

Xã Châu Hội mg/m3 247.66 8634.33 158.13 Xã Châu Hạnh mg/m3 363.63 9676.66 218.2 Xã Châu Tiến mg/m3 348.36 9586.33 208.26 Mỏ Châu Hạnh mg/m3 396.73 9780 245.76 Mỏ Châu Tiến mg/m3 372.5 9656 229.56 QCVN 05:2009/BTNMT mg/m3 350 30000 200 Nhận xét:

Theo kết quả đo đạc các thông số môi trường không khí thể hiện ở bảng cho thấy chỉ tiêu CO có giá trị thấp hơn các Quy chuẩn hiện hành QCVN 05:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí. Thông số SO2 có mỏ xã Châu Hạnh, Châu Tiến và vùng dân cư xã Châu Hạnh cao hơn QCVN 05:2009/BTNMT còn vùng dân cư xã Châu Hội và xã Châu Tiến thấp hơn QCVN 05:2009/BTNMT. Thông số NO2 chỉ có vùng dân cư xã Châu Hội thấp hơn QCVN 05:2009/BTNMT còn lại đều vượt Quy chuẩn hiện hành.

Biểu đồ 3.4. Hàm lượng các khí ở khu dân cư xã Châu Hạnh, Châu Tiến, Châu Hội và mỏ đá xã Châu Hạnh, Châu Tiến

Dựa vào biểu đồ 3.4 ta thấy rằng hàm lượng các khí tại mỏ đá xã Châu Hạnh là cao nhất, còn khu dân cư xã Châu Hội là thấp nhất và đều nằm trong giới hạn của quy chuẩn hiện hành. Nồng độ các khí ở khu vực mỏ là cao nhất sau đó tới khu dân cư gần khu mỏ khai thác và thấp nhất là ở xã Châu Hội là khu vực không có mỏ khai thác đá. Bàn luận:

Hàm lượng các khí tại các khu vực có sự khác nhau đó là do nguồn phát thải ra nó, các khí CO, SO2, NO2 trong khu vực khai thác đá và khu dân cư quanh vùng mỏ khai thác đá có hàm lượng cao chủ yếu là do quá trình đốt cháy nhiên liệu của động cơ trong của các máy móc và xe trong khu vực khai thác đá, ngoài ra còn do quá trình đốt cháy các loại rác thải do sinh hoạt thải ra môi trường.

Bảng 3.5. Hàm lượng một số kim loại trong đất ở xã Châu Hạnh, Châu Tiến, Châu Hội As mg/kg 1.77 1.80 2.20 12 Cd mg/kg 0.08 0.09 0.09 2 Pb mg/kg 25.67 47.33 26.33 70 Zn mg/kg 106.67 103.33 96.67 200 Cu mg/kg 16.50 17.67 18.17 50

Dưa vào bảng 3.5 ta nhận thấy rằng hàm lượng các kim loại nặng trong đất tại ba xã là khác nhau nhưng đều nằm trong giới hạn của QCVN 02:2008/BTNMT.

Bàn luận:

Các kim loại nặng này được tích lũy trong đất do nhiều nguồn khác nhau, trong đó có nguồn từ các loại đá mà thành phần của nó có chứa các kim loại nặng. Trong quá trình khai thác, chế biến, vận chuyển đá thì đá được nghiền nhỏ nó giải phóng ra môi trường đất các kim loại đó. Ở Quỳ Châu, các mỏ khai thác đá chủ yếu là đá vôi, hàm lượng các kim loại nặng trong đá vôi như sau: Cr 10-11 mg/kg, Mn 620-1200 mg/kg, Co 0.1-4 mg/kg, Ni 7-12 mg/kg, Cu 5.5-15 mg/kg, Zn 20-25 mg/kg, Cd 0.028- 0.1 mg/kg, Sn 0.5-4 mg/kg, Hg 0.05-0.16 mg/kg, Pb 5.7-7 mg/kg ( Nguồn: Nguồn: Alter Mitchell – 1964). Ngoài ra các kim loại nặng này còn tích lũy dần từ hoạt động của các loại phương tiện giao thông vận tải, máy móc….

Bảng 3.6. Các chỉ tiêu hóa sinh nước và hàm lượng một số kim loại trong nước ở xã Châu Hạnh, Châu Tiến, Châu Hội

COD mg/l 30.67 59.33 55.00 ≥4 BOD5 mg/l 18.00 33.00 31.67 - DO mg/l 8.63 8.53 8.50 - PH - 7.00 6.57 6.60 6.0 -8.5 Nhiệt độ 0C 30.40 30.77 30.93 - Màu Co-pt 16.00 17.67 18.00 15 Độ đục NTU 2.50 2.90 3.00 2 Độ cứng mg/l 314.00 308.33 276.67 300 TDS mg/l 1350.00 1216.67 1200.00 1000 TSS mg/l 25.00 34.33 35.00 100 VS mg/l 1325.00 1182.33 1165.00 - Colifom MPN/100ml 1700.00 2300.00 2000.00 150 AS mg/l 0.01 0.01 0.01 0.01

Pd mg/l 0.01 0.01 0.01 0.01

Zn mg/l 0.60 0.77 0.70 3

Theo bảng kết quả phân tích các chỉ tiêu hóa sinh nước tại ba khu vực trên thì hầu hết các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn của quy chuẩn hiện hành, riêng độ màu, độ đục, độ cứng, tổng lượng chất rắng hòa tan ,chất rắn lơ lửng, Colifom là vượt quá quy chuẩn nước sinh hoạt của Bộ Y Tế. Trong đó hàm lượng Colifom vượt quá tới 11.3 đến 15.3 lần, tổng lượng chất rắn hòa tan vượt quá 1.2 đến 1.35 lần, độ đục vượt quá 1.25 đến 1.5 lần.

Bàn luận:

Các chỉ số hóa sinh của nước mặt của nước ở các khu vực có sự khác nhau ở các khu vực dân cư là do rửa trôi các chất từ khu vực khai thác đá xuống các khe suối, ao hồ xung quanh khu vực đó, sau đó theo dòng chảy nó làm cho tổng lượng chất rắn tăng, tăng độ cứng, các vi sinh vật phát triển, tăng độ màu, độ đục của nước, làm thay đổi pH, COD, BOD. Các kim loại nặng cũng dần tích lũy trong nước và lắng đọng, tích tụ lại trong đất.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của môi trường lên một số chỉ tiêu sinh lí và sức khỏe người tại khu vực mỏ đá ở huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An (Trang 47 - 60)