Những khó khăn còn tồn tại:

Một phần của tài liệu Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của việt nam dưới góc độ lợi thế so sánh (Trang 33 - 36)

Kim ngạch xuất khẩu dệt may

3.3.2. Những khó khăn còn tồn tại:

Mặc dù đã đạt được một số thành tựu, song thực tế giá trị gia tăng của ngành chưa cao. Thêm nữa, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vẫn đang phải đối diện với một số khó khăn, hạn chế đó là:

 Thứ nhất, thiếu nguyên phụ liệu để sản xuất. Năm 2012 các doanh nghiệp dệt may tiếp tục đối mặt với hạn chế lớn đó là thiếu nguyên liệu, phụ liệu. Đa phần nguyên phụ liệu sản xuất vẫn phải nhập khẩu. Nguyên phụ liệu trong nước mới chỉ đáp ứng được gần 50% nhu cầu sản xuất của ngành dệt may nên giá trị thặng dư của ngành khó được cải thiện. Mặc dù tỷ lệ nội địa hóa đang từng bước được cải thiện, mỗi năm tỉ lệ nội địa tăng từ 3%-5%, hiện đạt tới 49% (2012), nhưng vẫn còn thấp xa so với mức 90% của Ấn Độ và 95% của Trung Quốc.

 Thứ hai, lãi suất ngân hàng cao và khó tiếp cận vốn. Năm 2012, các doanh nghiệp Việt Nam phải gánh lãi suất ngân hàng ở mức khá cao 12%-15%, dẫn đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp yếu, hạn chế giá vốn. Trong khi giá vốn của doanh nghiệp trên thế giới chỉ vào khoảng 3%-4%. Với mức giá vốn thấp như vậy, các doanh nghiệp thế giới có dư địa rất lớn về mặt giá thành để cạnh tranh với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.Hơn nữa, việc tiếp cận nguồn vốn cũng rất khó khăn, khả năng thu xếp đầy đủ nguồn vốn phục vụ sản xuất không dễ. Có thể nói, năm 2012, hạn chế đặc thù nổi bật nhất của doanh nghiệp nội địa là chi phí giá vốn cao và khả năng tiếp cận vốn khó khăn so với các quốc gia khác.

 Thứ ba, chi phí đầu vào sản xuất tăng. Hiện giá bán của dệt may không tăng nhưng tất cả chi phí đầu vào đều tăng và đang trong xu hướng tiếp tục tăng. Các chi phí đầu vào cho sản xuất như: xăng, dầu, điện, lương công nhân tăng, trong khi chi phí đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động cũng tăng đã tác động không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Do chi phí đầu vào tăng, các đối tác đã chuyển đơn hàng sản xuất sang Campuchia,Myanmar để được hưởng ưu đãi vì Việt Nam đã không còn trong danh sách những quốc gia được hưởng tiêu chuẩn Tối huệ quốc (Most Favoured Nation – MFN). Hiện phần lớn xuất khẩu dệt may của Campuchia vào các thị trường thế giới đều được miễn thuế. Đây chính là nguyên nhân lớn nhất khiến các nhà nhập khẩu chuyển đơn hàng từ Việt Nam sang các quốc gia khác để tiết kiệm chi phí.

 Thứ tư, năng suất lao động thấp. Mặc dù công tác quản lý năng suất chất lượng tại các doanh nghiệp dệt may đã được đầu tư quan tâm và cũng đã mang lại hiệu quả hơn so với phương pháp quản lý trước đây, tuy nhiên năng suất lao động đạt được vẫn thấp so với một số quốc gia, vùng lãnh thổ trong khu vực và chỉ bằng 1/3 so với Hồng Kông, bằng 1/4 so với Trung Quốc và bằng 1/8 so với Hàn Quốc. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến giá thành, làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm. Nếu năng suất lao động được cải thiện 20% thì không cần đầu tư thêm về chiều rộng nhưng vẫn khai thác hiệu quả năng suất lao động trên nguồn vốn đã đầu tư.

3.3.3. Kiến nghị giải pháp:

Thứ nhất: Phát triển ngành Dệt may theo hướng chuyên môn hoá, hiện đại hóa, nhằm tạo ra bước nhảy vọt về chất và lượng sản phẩm, đa dạng hóa mẫu mã. Tạo điều kiện cho ngành Dệt may Việt Nam tăng trưởng nhanh, ổn định, bền vững và hiệu quả. Khắc phục những điểm yếu của ngành dệt may là thương hiệu của các doanh nghiệp còn yếu, mẫu mã thời trang chưa được quan tâm, công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, cung cấp nguyên phụ liệu vừa thiếu, vừa không kịp thời.

Công nghệ hiện đại ngày nay trở thành yếu tố quyết định cho sự phồn vinh của một quốc gia, tạo khả năng cạnh tranh cho các hàng hóa của mình. Chúng ta chỉ có thể thu hẹp khoảng cách so với

các nước phát triển và tham gia vào phân công lao động quốc tế thông qua tăng cường năng lực công nghệ quốc gia, tiếp cận và làm chủ công nghệ tiên tiến, công nghệ cao.

Trong thời gian tới, cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, nhu cầu hàng tiêu dùng trong đó có hàng Dệt may sẽ tăng lên, không những tăng về số lượng mà ngày càng đòi hỏi nâng cao chất lượng, đa dạng mẫu mã, mặt hàng chất lượng cao... Tiếp nhận sự chuyển dịch ngành Dệt may từ các nước kinh tế phát triển, ngành dệt may Việt Nam phải nhanh chóng phát triển, trang bị theo hướng hiện đại để tiếp tục thay thế họ thâm nhập vào thị trường quốc tế.

Công nghệp Dệt may Việt Nam phải phát triển theo hướng hiện đại và đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao thương hiệu sản phẩm mới đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao và đa dạng của thị trường trong và ngoài nước.

Thứ hai: Lấy xuất khẩu làm mục tiêu cho phát triển của ngành, mở rộng thị trường xuất khẩu, đồng thời phát triển tối đa thị trường nội địa. Tập trung phát triển mạnh các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu, giảm nhập siêu, nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm trong ngành.

Hướng mạnh về xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu có hiệu quả là kinh nghiệm của nhiều nước công nghiệp mới (NIC) nói chung và ở nước ta nói riêng. Đó là một chiến lược cơ bản trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên thế giới hiện nay. ở nước ta có lợi thế về lao động và tài nguyên để đẩy nhanh nhịp độ phát triển ngành, sản xuất được nhiều mặt hàng tạo điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu đồng thời sản xuất được những mặt hàng thay thế nhập khẩu.

Những năm qua ngành Dệt may đã phát triển hàng xuất khẩu tốt, lấy kết quả xuất khẩu tạo ngoại tệ nhập khẩu máy móc, thiết bị đổi mới thiết bị công nghệ cho ngành. Mặt khác đã sản xuất được nhiều mặt hàng lâu nay vẫn phải nhập khẩu: chỉ khâu chất lượng cao, bông tấm cốt áo rét, mex, vải cacbon,...

Thứ ba: Phát triển ngành Dệt may phải gắn với bảo vệ môi trường và xu thế dịch chuyển lao động nông nghiệp nông thôn. Di chuyển các cơ sở gây ô nhiễm môi trường vào các Khu, Cụm Công nghiệp tập trung để tạo điều kiện xử lý môi trường. Chuyển các doanh nghiệp Dệt may sử dụng nhiều lao động về các vùng nông thôn, đồng thời phát triển thị trường thời trang Dệt may Việt Nam tại các đô thị và thành phố lớn.

Thứ tư: Đa dạng hóa sở hữu và loại hình doanh nghiệp trong ngành Dệt may, huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước để đầu tư phát triển Dệt may Việt Nam. Trong đó chú trọng kêu gọi những nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào những lĩnh vực mà các nhà đầu tư trong nước còn yếu và thiếu kinh nghiệm.

Xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, vẫn hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa là chiến lược phát triển kinh tế của Đảng ta. Thực tế cho thấy, có nhiều thành phần kinh tế tham gia sẽ tạo được môi trường cạnh tranh mà cạnh tranh chính là động lực thúc đẩy sự phát triển. Qua nhiều lần đổi mới tổ chức quản lý ngành Dệt may các doanh

nghiệp có quy mô vừa và nhỏ là những mô hình hoạt động khá tốt, nhất là trong lĩnh vực may mặc.

Thứ năm: Phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng cho sự phát triển bền vững của ngành Dệt may Việt Nam. Trong đó, chú trọng đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề nhằm tạo ra đội ngũ doanh nhân giỏi, cán bộ, công nhân lành nghề, chuyên sâu.

Một phần của tài liệu Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của việt nam dưới góc độ lợi thế so sánh (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)