Đánh giá việc phát huy lợi thế so sánh của ngành Dệt may trong thời gian qua 1 Thành tựu:

Một phần của tài liệu Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của việt nam dưới góc độ lợi thế so sánh (Trang 32 - 33)

Kim ngạch xuất khẩu dệt may

3.3.Đánh giá việc phát huy lợi thế so sánh của ngành Dệt may trong thời gian qua 1 Thành tựu:

3.3.1. Thành tựu:

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), ngành Dệt may Việt Nam luôn đứng trong Top 10 quốc gia có kim ngạch xuất khẩu hàng đầu thế giới, là ngành có sản phẩm xuất khẩu thu về nguồn ngoại tệ lớn, đóng góp phần không nhỏ vào ngân sách của nhà nước. Thành công lớn nhất của Dệt may đó là duy trì được việc làm cho 2,2 triệu lao động trong cả nước với mức thu nhập trung bình gần 5 triệu đồng, cải thiện 14% mức lương, góp phần nâng cao thu nhập cho đời sống công nhân (năm 2012).

Năm 2012, Dệt may đã trở thành một trong những ngành kinh tế lớn nhất về quy mô và tầm vóc với 4.000 doanh nghiệp, doanh thu đạt 20 tỷ USD, chiếm 15% GDP và trở thành ngành dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu (đạt 15,04 tỷ USD), chiếm trên 18% tổng kim ngạch xuất khẩu, đưa Việt Nam vào top 5 nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới.

Trên thị trường quốc tế, tính đến nay hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt tại 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, chinh phục được những thị trường khó tính như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc. Trong đó thị trường nhập khẩu lớn nhất là Mỹ, châu Âu, Nhật Bản. Việc gia nhập WTO và ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã mở ra cơ hội rất lớn cho dệt may Việt Nam do các rào cản thương mại như hạn ngạch dệt may vào Mỹ và các nước đã được dỡ bỏ, bình đẳng về thuế quan giữa các nước thành viên, cơ hội tiếp cận công nghệ, thông tin, các dịch vụ, cũng như kinh nghiệm quản lý được tốt hơn.

Một phần của tài liệu Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của việt nam dưới góc độ lợi thế so sánh (Trang 32 - 33)