Lĩnh vự : Tài chính
Một thương vụ khá thú vị liên quan đến đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng. Đó là vào tháng 7/2009, BIDV cho biết đã hoàn tất việc thành lập Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển IDCC 100% vốn Việt Nam với vốn điều lệ 100 triệu USD, do BIDV và Công ty Phương Nam góp vốn. IDCC đã ký hợp đồng chuyển nhượng, chính thức mua lại Ngân hàng Đầu tư Thịnh vượng PIB (một ngân hàng tư nhân của Campuchia), cơ cấu và đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia (BIDC).
Theo kế hoạch, đến năm 2012, BIDC sẽ có tổng tài sản 303 triệu USD, tổng nguồn vốn huy động 216 triệu USD, cho vay đạt 210 triệu USD.
Trong năm 2009, mức tăng trưởng GDP là 5,3% so với mức 6,2 % của năm 2008. Trong 6 tháng cuối năm 2009, nền kinh tế Việt Nam không những được duy trì mà còn tăng tốc độ phát triển. GDP tăng trưởng 3,1% trong quý I, 4,5% trong quý II, 6%
xuống mức thấp nhất trong năm là 1,97% trong tháng 8 năm 2009, trong khi đó tỷ lệ lạm phát cao nhất tính được là 28,3% cùng kỳ năm 2008. Tính chung mức lạm phát bình quân trong năm 2009 là 6,88%, là mức thấp nhất trong giai đoạn 2004-2009. Lạm phát đã bắt đầu tăng trở lại ở thời điểm gần cuối năm nhưng vẫn ở mức độ vừa phải.
Năm 2010:
Tăng trưởng GDP năm 2010 đạt 6,8% so với mức 5,3% năm 2009 do ảnh hưởng của chính sách tiền tệ nới lỏng của chính phủ và đà phục hồi của nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, GDP tăng trưởng nhanh cũng kéo theo mức độ lạm phát tăng cao, đạt mức gần 12% vào cuối năm 2010. Điều này bắt nguồn từ mối lo ngại về sự bất ổn của kinh tế vĩ mô vào giai đoạn cuối năm 2010, khi đồng nội tệ tiếp tục suy yếu, mất giá 5,3%, tỷ giá hối đoái giữ ở mức 19.495 VND/USD vào ngày 31/12/2010 so với mức 18.479 VND/USD cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó là việc cán cân thương mại tiếp tục thâm hụt gây sức ép lớn đến nguồn cung ngoại tệ trên thị trường. Xuất khẩu và nhập khẩu năm 2010 tăng tương ứng 25,5% và 20,1% so với năm 2009. Việc thâm hụt cán cân thương mại góp phần làm suy yếu hơn nữa giá trị của VND so với USD, làm giảm dự trữ 16 tỷ USD trong năm 2010.
Sau hai năm chịu tác động của khủng hoảng, quá trình tái cấu trúc tại nhiều DN niêm yết đang diễn ra mạnh mẽ, nhằm tìm kiếm mô hình hoạt động tối ưu. Và hoạt động M&A là một phần quan trọng của quá trình tái cấu trúc này.
Năm 2010, hoạt động M&A (mua bán-sáp nhập) trên thị trường chứng khoán đã nở rộ cả về số lượng lẫn hình thức, đạt 1,75 tỷ USD với 345 hợp đồng so với mức 1,1 tỷ USD và 295 hợp đồng của năm 2009.
Một số thương vụ nổi bật năm 2010